“Chợ thuốc” tây Ngọc Khánh sẽ bị xóa sổ?
Nhiều doanh nghiệp vừa lên tiếng “tố” những chuyện lùm xùm xảy ra tại Trung tâm Dược phẩm Ngọc Khánh nằm trong Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội).
Trong văn bản vừa gửi Bộ Y tế, gần 20 đơn vị kinh doanh cho biết họ bị đẩy khỏi chợ thuốc sau gần 20 năm buôn bán mà không hề được thông báo trước. Lý do được đơn vị quản lý Công ty TNHH một thành viên Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ – đưa ra là nhằm nâng cấp hệ thống các quầy thuốc đủ tiêu chuẩn GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc) theo quy định của Bộ Y tế.
Nhà thuốc nằm cạnh… nhà vệ sinh
Theo ghi nhận của phóng viên, “chợ thuốc” Ngọc Khánh – trung tâm bán buôn, bán lẻ dược phẩm lớn nhất của Hà Nội – với khoảng 300 quầy hàng buôn bán đang xuống cấp khá nghiêm trọng. Nhiều khu vực xập xệ, dột nát và trở thành nỗi sợ hãi của không ít doanh nghiệp mỗi khi trời mưa.
Tình trạng dột nát, ẩm mốc trong khu vực “chợ thuốc” Ngọc Khánh.
Video đang HOT
Sau trận mưa lớn hôm 14-6, nhân viên một số nhà thuốc đã phải vất vả ngăn nước để “cứu” thuốc khỏi ướt. Nhiều nhân viên bán thuốc cho biết việc phải mang thuốc đi hong khô, phơi nắng là “chuyện thường ngày ở chợ thuốc” mỗi khi mùa mưa tới. Khốn khổ nhất là tại nhà C9 khi có hàng chục quầy thuốc bám lưng vào mặt tường, cứ mưa là nước xối xả vào quầy hàng. Hầu hết phần tường giáp với hệ thống cột, tường ở góc nhà đều bị ẩm mốc do nước thấm vào.
Chủ một quầy hàng bức xúc: “Chúng tôi phải thuê cả chục triệu đồng mỗi tháng nhưng phải bán thuốc trong điều kiện như vậy thì làm sao tránh khỏi việc thuốc mất tác dụng vì không đủ điều kiện về độ ẩm, chế độ bảo quản”. Theo các chủ quầy, không chỉ nhà C9 mà các nhà C1, C2, C8 cũng ở trong tình cảnh ẩm thấp, bẩn thỉu.
Thậm chí một số quầy thuốc còn bày bán ngay cạnh nhà vệ sinh của dãy nhà. “Thuốc được đóng gói kỹ lưỡng đến mấy cũng khó gây được thiện cảm với khách hàng nhưng “buôn có bạn, bán có phường”, người ở Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận vẫn cứ ùn ùn tới đây mua thuốc” – nhân viên một quầy thuốc cho biết.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết đã có kế hoạch làm việc với Công ty TNHH một thành viên Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ. Nếu chợ thuốc không có những điều chỉnh phù hợp, đạt chuẩn sẽ bị ngừng cấp phép kinh doanh quầy thuốc.
Tận thu
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi tiến hành nâng cấp, sửa chữa chợ thuốc đạt chuẩn GDP, đơn vị quản lý Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ đã lờ đi quyết định của Chính phủ và UBND TP Hà Nội. Trước đó, UBND TP Hà Nội giao khu đất cho Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ quản lý để chuẩn bị lựa chọn đối tác tham gia thực hiện dự án Trung tâm Thương mại, Dịch vụ Giảng Võ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Hơn 3 năm nữa, thời hạn giao đất theo hợp đồng mà UBND TP Hà Nội “áp” cho khu đất tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ sẽ hết hạn. Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 79/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có thời hạn là 5 năm từ ngày cấp.
Tiếp đó, tại Thông tư 48/2011 của Bộ Y tế cũng quy định thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” có hiệu lực là 3 năm. Như vậy lẽ ra nếu không đạt chuẩn, “chợ thuốc” phải xóa sổ thay vì cố gắng nâng cấp đạt chuẩn GDP để tận thu.
Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Huy Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cho rằng thời hạn thuê đất của chợ thuốc không đủ để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho các quầy thuốc thuê mặt bằng kinh doanh tại đây.
Cũng theo ông Quang, khu đất đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ nên chủ đầu tư có thể lấy lại bất cứ lúc nào. Việc các doanh nghiệp kinh doanh thuốc phải chuyển đi nơi khác chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi!
Yêu cầu cao về chuyên môn, chất lượng
Theo quy định của Bộ Y tế, kể từ ngày 1-1-2011, tất cả cơ sở tham gia vào việc phân phối thuốc phải đạt các nguyên tắc GDP. Đó là các điều kiện về con người, hạ tầng cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị, trong đó diện tích kho chứa thuốc tối thiểu đạt 30 m2, thể tích tối thiểu 100 m3 (nhằm bảo quản có trật tự các loại sản phẩm khác nhau, như sản phẩm chờ đóng gói, sản phẩm biệt trữ, sản phẩm xuất xưởng sản phẩm loại bỏ, trả lại hoặc thu hồi).
Ngoài ra, cần có đội ngũ, bảo đảm chuyên môn và quản lý đạt chất lượng phương tiện vận chuyển và các thiết bị bảo quản, phân phối khu vực tiếp nhận, cấp phát phải có đủ khả năng bảo vệ thuốc khỏi các điều kiện thời tiết bất lợi…
Theo vietbao
Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh: Xóa sổ chợ ma túy
Từ đầu năm 2012, giữa lúc lực lượng CA đang ra sức "dẹp loạn" ma túy tại các khu vực, địa bàn giáp ranh, thì vấn nạn mua bán trái phép chất ma túy đã có dịp bộc phát rầm rộ, khuấy động sự bình yên của KP8, thị trấn Hóc Môn, khiến nhân dân địa phương phập phồng lo sợ. Trong đó, nổi lên khoảng 6 - 7 đối tượng đầu nậu mua bán ma túy như: Chín quỷ, Chó lớn, Vũ ma, Hùng sói... Đây là những đối tượng không nghề nghiệp nhất định, làm chân rết cho các tay trùm buôn ma túy, thường hoạt động độc lập theo kiểu "mối của ai, người đó bán", không cạnh tranh lùm xùm... Với chiêu thức đối phó tinh vi như: không dùng điện thoại để liên lạc, bán hàng trực tiếp tại nhà, chỉ bán cho khách quen, cất giấu hàng ở bên ngoài nhà, đặc biệt là thường xuyên bố trí đồng bọn canh me, giám sát mọi hành động của CA huyện, bọn tội phạm đã gây rối ren cho tình hình ANTT tại địa phương trong suốt nhiều tháng qua...
Khám xét, thu giữ ma túy tại chỗ
Ngày 13-3-2012, Ban chỉ huy CA huyện Hóc Môn đã chỉ đạo Đội CSĐTTP về ma túy xây dựng kế hoạch đấu tranh chuyển hóa địa bàn tại khu vực này. Theo đó, lực lượng trinh sát trẻ mới vào nghề được huy động. Song song, mạng lưới cơ sở được củng cố xây dựng, thường xuyên tổ chức chốt chặn thu gom con nghiện từ các nơi khác đến mua hàng, nhằm cắt nguồn "cầu". Tiếp theo, sẽ đấu tranh, xử lý những đối tượng đầu nậu đang giấu mặt ở phía sau...
Thành tích đầu tiên của Đội CSĐTTP về ma túy CA H.Hóc Môn là bắt giữ Lê Văn Hùng (SN 1966, biệt danh Hùng sói) - một đầu nậu ma túy xảo quyệt, giữa lúc trời mưa to, khi gã vừa ra sân moi gạch để lấy "hàng" và chuẩn bị mang vào nhà cất giấu. Tại đây, CA đã thu giữ hơn 11 gram heroin, 12 ĐTDĐ, 4 xe máy, một số dụng cụ phân lẻ ma túy và 13 triệu đồng. Cùng thời điểm giữa tháng 3-2012, CA huyện Hóc Môn cũng đã bắt giữ Nguyễn Minh Trung (SN 1987, ngụ ấp Mới, xã Tân Xuân, một con nghiện bị biến thành chân rết bán lẻ ma túy cho Hùng) cùng 12 con nghiện khác.
Mới đây, ngày 29-5-2012, trinh sát phòng chống ma túy đã giăng mẻ lưới bắt gọn Nguyễn Văn Tín (SN 1986, biệt danh Chó lớn) - một đầu nậu ma túy khác hoạt động ngay tại KP8, thị trấn Hóc Môn. Mỗi ngày, Tín thường đến Q8 để mua ma túy về phân lẻ thành hàng chục tép bán cho con nghiện kiếm lời. Trước đó, CA Hóc Môn đã bắt giữ anh ruột và anh rể của Tín về hành vi "mua bán trái phép chất ma túy".
Cùng thời điểm, CA huyện Hóc Môn đã lần lượt bắt giữ vợ chồng Nguyễn Hồng Dũ - Lê Nguyễn Hoàng Tiền (cùng SN 1988) khi chúng vừa tủa ra hoạt động ở các xã vùng ven. Khi có khách điện thoại "réo" hàng, Dũ chở vợ mang ma túy đi giao cho con nghiện. Khi khách đông, vợ chồng Dũ tách ra hoạt động riêng lẻ. Ngoài ra, CA Hóc Môn đã xóa sổ các đầu nậu còn lại như: Phạm Tuấn Tài (SN 1987, biệt danh Chín quỷ, là đối tượng có tiền án về hành vi "hiếp dâm), Thạch Kim Thúy (SN SN 1984, ngụ ấp Tây Lân, xã Bà Điểm), Nguyễn Hoàng Vũ (SN 1974, ngụ KP8, thị trấn Hóc Môn)... về hành vi mua bán ma túy.
Từ đầu năm đến nay, Đội CSĐTTP về ma túy CA Hóc Môn đã khám phá 8 vụ, xử lý hình sự 10 đối tượng mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy, thu gom 115 con nghiện giao cho các trung tâm cai nghiện chăm sóc, quản lý...
Theo CATP
Xóa nhanh những điểm "nóng" Trung tá Nguyễn Hữu Nguyên - Phó Trưởng CAP Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội cho hay: CAP Thành Công đấu tranh với đối tượng trộm cắp, móc túi Địa bàn dù có 2 chợ lớn là Thành Công A - B, nhưng nhiều năm nay cả 2 chợ đều quá tải. Quá tải không phải vì cư dân sở tại đông,...