Chính quyền Macau phong tỏa một khách sạn do phát hiện ổ dịch COVID-19
Ngày 21/6, nhà chức trách Đặc khu hành chính Macau ( Trung Quốc) đã phong tỏa tổ hợp khách sạn và sòng bài Fortuna sau khi bùng phát một ổ dịch COVID-19 tại địa điểm này.
Nhà chức trách Đặc khu hành chính Macau (Trung Quốc) đã phong tỏa tổ hợp khách sạn và sòng bài Fortuna sau khi bùng phát một ổ dịch COVID-19. Ảnh: abc.net
Hình ảnh trên truyền thông cho thấy cảnh sát mặc bảo hộ phong tỏa khách sạn Fortuna để ngăn mọi người ra vào. Nhà chức trách cũng chuẩn bị tiến hành xét nghiệm cho 700 người bên trong khu nghỉ dưỡng Fortuna 9 một sòng bài vệ tinh thuộc sở hữu của tập đoàn SJM Holdings.
Hiện cả khách sạn và chính quyền Macau đều chưa có bình luận về sự việc.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh chính quyền Macau quyết định tiến hành xét nghiệm bắt buộc đối với toàn bộ người dân tại khu hành chính đặc biệt này sau khi phát hiện ít nhất 12 ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng vào ngày 18/6.
Đợt bùng phát COVID-19 gần đây nhất tại Macau là vào tháng 10/2021, song khu vực này trước đó đã không áp đặt lệnh phong tỏa hay cách ly trên diện rộng nào. Mặc dù Macau đã ghi nhận một số trường hợp mắc COVID-19 vào cuối tuần qua, song con số này vẫn thấp hơn nhiều số ca nhiễm mới hằng ngày tại đặc khu hành chính Hong Kong, với số ca nhiễm mới theo ngày vượt trên 1.000 ca trong những ngày gần đây.
Macau đang tuân thủ nghiêm ngặt chính sách “Zero COVID” của Chính phủ Trung Quốc nhằm khống chế dịch bệnh. Phần lớn người dân được yêu cầu ở nhà, trong khi các nhà hàng phải đóng cửa và các biện pháp kiểm soát biên giới được siết chặt. Đặc khu này hiện chỉ có một bệnh viện công để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe hằng ngày của người dân. Nhà chức trách quyết định xét nghiệm trên diện rộng trong bối cảnh đặc khu này duy trì việc mở cửa biên giới với Trung Quốc đại lục, với nhiều cư dân sinh sống và làm việc tại thành phố Chu Hải lân cận.
Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) nỗ lực khống chế ổ dịch mới COVID-19
Ngày 13/6, chính quyền thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đang chạy đua để dập ổ dịch mới COVID-19 bùng phát tại một quán bar, theo đó tiến hành xét nghiệm bắt buộc đối với hàng triệu người và cách ly hàng nghìn người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 11/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Dịch vụ ăn uống trong nhà tại các cửa hàng, quán ăn ở Bắc Kinh đã được mở lại từ ngày 6/6 vừa qua sau hơn 1 tháng thành phố 22 triệu dân thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong tuần qua, một cư dân không xét nghiệm trong 14 ngày đã đến một số quán bar và địa điểm giải trí ban đêm ở quận Triều Dương vài ngày trước và sau khi có triệu chứng sốt. Đến nay, nhà chức trách ghi nhận ít nhất 183 người tại 15 quận trong thành phố Bắc Kinh mắc COVID-19 liên quan đến ổ dịch tại quán bar trên. Giới chức Bắc Kinh nhận định ổ dịch này rất phức tạp cũng như khó để ngăn ngừa và kiểm soát.
Nhằm khống chế dịch bệnh lây lan, quận Triều Dương đã bắt đầu tiến hành chiến dịch xét nghiệm diện rộng trong 3 ngày từ ngày 13/6 cho toàn bộ 3,5 triệu dân sinh sống trên địa bàn quận. Trong khi đó, khoảng 10.000 người được xác định tiếp xúc gần với các khách hàng của quán bar được yêu cầu ở nhà. Một số trường học trong quận dự kiến sắp mở lại, song cũng phải hoãn kế hoạch này. Tất cả các sự kiện thể thao cũng bị hủy trong khi nhiều quán bar vẫn mở cửa, nhưng áp đặt hạn chế số lượng khách.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cùng ngày 13/6 thông báo Trung Quốc đại lục ghi nhận 143 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Trong đó, 51 ca được báo cáo tại thủ đô Bắc Kinh, giảm so với 65 ca một ngày trước.
Trung Quốc vẫn thực hiện chiến lược "Không COVID", áp dụng phong tỏa và xét nghiệm hàng loạt cộng với cách ly kéo dài. Cuối tuần qua, thành phố Thượng Hải với 25 triệu dân cũng áp dụng phong tỏa để xét nghiệm, chỉ 10 ngày sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 2 tháng.
Ngày càng nhiều người khuyết tật tham gia thị trường việc làm ở Bỉ Số lượng người khuyết tật trên thị trường việc làm thông thường ở Bỉ đã tăng 10% trong 5 năm qua. Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Công ty dịch vụ nguồn nhân lực (Acerta). Ảnh minh họa: Brussels Times Hiện nay, cứ 409 người lao động thì có 1 người khuyết tật, với tỷ lệ hiện diện nhiều...