Chính phủ Mỹ truy thu 1,3 tỷ USD tiề.n thuế từ nhóm người giàu có
Bộ Tài chính Mỹ cho biết gần 80% trong số 1.600 triệu phú đã thanh toán các khoản nợ thuế, đồng nghĩa chính phủ truy thu được hơn 1,1 tỷ USD.
Đồng USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 6/9, Bộ Tài chính Mỹ cho biết kể từ cuối năm 2023, chính phủ nước này đã truy thu 1,3 tỷ USD tiề.n thuế từ nhóm dân số giàu có, một phần trong nỗ lực đảm bảo rằng những cá nhân có thu nhập cao đóng đủ phần thuế còn nợ.
Theo bộ trên, kể từ cuối năm 2023 khi các quan chức khởi động sáng kiến buộc những cá nhân có thu nhập cao chưa trả khoản nợ thuế phải thực hiện nghĩa vụ đầy đủ. Gần 80% trong số 1.600 triệu phú đã thanh toán các khoản nợ thuế, đồng nghĩa chính phủ truy thu được hơn 1,1 tỷ USD.
Trong khi đó, một sáng kiến khác được khởi động vào đầu năm 2024 để truy thu những người có thu nhập cao không nộp hồ sơ thuế kể từ năm 2017 đã mang về khoản tiề.n thuế 172 triệu USD.
Video đang HOT
Theo nội dung phát biểu mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen chuẩn bị cho sự kiện tại Texas, từ năm 2010 đến năm 2018, tỷ lệ kiểm toán đối với nhóm triệu phú đã giảm 80%.
Năm 2019, ước tính 1% nhóm người giàu nhất tại Mỹ chiếm hơn 20% tổng số tiề.n thuế chưa nộp. Điều này đồng nghĩa rằng người Mỹ bình thường phải gánh chịu gánh nặng.
Chính sách thuế đang là tâm điểm thu hút sự chú ý khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.
Cả ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris và đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump đều tìm cách thu hút sự ủng hộ của người nộp thuế bằng các đề xuất nhằm giảm bớt gánh nặng thuế.
Bà Harris, đang là Phó Tổng thống Mỹ, cũng đã thúc đẩy các giải pháp để tăng thuế đối với những người giàu có. Những đề xuất này được đưa ra để bổ sung cho những biện pháp hiện nay nhằm thu các khoản thuế còn nợ đọng./.
Ông Trump chật vật trong cuộc chiến trở thành tâm điểm truyền thông với bà Harris
Các bài phát biểu của ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump về chính sách đối ngoại, chính sách thuế tại các sự kiện vận động trong tuần này dường như không nhận được nhiều sự chú ý của giới truyền thông khi tất cả mọi sự chú ý dồn vào việc bà Kamala Harris chấp nhận đề cử của đảng Dân chủ.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, tại chiến dịch vận động tranh cử ở Wilkes Barre, Pennsylvania, Mỹ, ngày 17/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, trong tuần qua, cựu Tổng thống Donald Trump tích cực tới loạt bang chiến trường, tìm cách thu hút cử tri với những kế hoạch chính sách trong tương lai. Tại một nhà hàng Mexico ở thành phố Las Vegas, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đã nói về kế hoạch xóa bỏ thuế đối với tiề.n boa cho bồi bàn và những người làm nghề phục vụ khác, với nỗ lực nhằm thu hút cử tri gốc Tây Ban Nha.
Tại một sự kiện ở Arizona sau đó, cựu tổng thống đã nhắc lại lời cam kết về thuế của mình, đồng thời hứa sẽ thành lập một ủy ban để điều tra các vụ á.m sá.t tổng thống. Ông cũng cho biết ông sẽ thành lập một hội đồng để điều tra sự gia tăng các vấn đề sức khỏe mãn tính và các bệnh ở tr.ẻ e.m.
Cả hai đề xuất đều là những nhượng bộ rõ ràng đối với ứng cử viên tổng thống độc lập Robert F. Kennedy Jr., người đã tuyên bố ủng hộ ông Trump sau khi rút lui khỏi cuộc đua.
Bên cạnh đó, một điểm khác biệt dễ nhận thấy trong các bài phát biểu tuần này của ông Trump là thay vì có những phát ngôn côn.g kíc.h cá nhân vào ngoại hình, di sản và trí thông minh của Phó Tổng thống Harris, ông Trump chỉ tập trung vào đề xuất thuế - một ưu tiên trong chương trình nghị sự kinh tế của ông.
Các phát biểu của ông Trump được đưa ra một ngày sau khi bà Harris chấp nhận đề cử tổng thống của đảng Dân chủ và có bài phát biểu thể hiện sự quyết tâm, nhấn mạnh các nguyên tắc chính sách đối ngoại và trái ngược hoàn toàn vớichính sách của ông Trump khi chỉ còn 11 tuần nữa là đến Ngày bầu cử.
Tuy nhiên, trong không khí thể hiện một lòng đoàn kết của đại hội toàn quốc đảng Dân chủ với sự bứt phá của nữ Phó Tổng thống Harris, các bài phát biểu của ông Trump về chính sách đối ngoại, nền kinh tế và tội phạm dường như chìm nghỉm trong giới truyền thông - một sự thay đổi đáng kinh ngạc đối với một chính trị gia quen với việc thống trị các trang nhất.
Ông Trump cùng đội ngũ chiến dịch vận động hy vọng ngày cuối cùng trong khuôn khổ đại hội vào ngày 22/8 sẽ đán.h dấu sự kết thúc của "kỳ trăng mật" đối với đối thủ Harris.
Về phần mình, kể từ khi được Tổng thống Joe Biden "trao lại ngọn đuốc" trong cuộc đua vào Nhà Trắng, nữ Phó Tổng thống Harris nổi lên như một nữ chính trị sáng giá và đầy sự bứt phá.
Theo đài CNN, trong một cuộc thăm dò uy tín của FiveThirtyEigh thực hiện mới đây, khi khảo sát cử tri tại 7 bang chiến trường, bà Harris dẫn trước ông Trump tại tận 6 bang.
Trong khi đó, kết quả thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew tiến hành từ ngày 5-11/8 cho thấy, các cử tri da màu đã đăng ký tham gia bầu cử ủng hộ Phó Tổng thống Harris đã áp đảo tỷ lệ các cử tri da màu ủng hộ cựu Tổng thống Trump. Cụ thể, có tới 77% số cử tri da màu được hỏi nói rằng họ sẽ bỏ phiếu hoặc có xu hướng ủng hộ bà Harris, trong khi đó tỷ lệ này dành cho ông Trump là 13%.
Bà Harris cũng gây chú ý với việc gây quỹ nhiều hơn ông Trump. Tuần này, chiến dịch tranh cử của bà đã báo cáo với Ủy ban Bầu cử Liên bang rằng họ đã gây quỹ được 204 triệu USD vào tháng 7, gấp 4 lần so với 48 triệu USD của đội ngũ vận động của ông Trump.
Bà Harris đã trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên được chọn làm ứng viên tổng thống của một chính đảng tại Mỹ. Bà trở thành đại diện của đảng Dân chủ sau khi Tổng thống Biden tuyên bố ngừng tranh cử ngày 21/7 vừa qua.
Gánh nặng của hy vọng Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã chính thức giành được đề cử của đảng Dân chủ cho việc tranh cử tổng thống, đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 tới. Bà Kamala Harris vận động bầu cử tại Bắc Carolina (Mỹ), ngày 18/7/2024. Ảnh: AA/TTXVN Bà Harris, 59 tuổ.i, là ứng...