Chiến thuật quân sự “độc” của các nhà cầm quân trên Thế giới
Một số nhà cầm quân có những chiến thuật quân sự “độc”, khác người giúp cho lực lượng của họ giành chiến thắng một cách ngoạn mục.
“Đội quân” mèo
Trong lịch sử, động vật đóng vai trò không nhỏ trong các cuộc chiến tranh. Chúng thường được giao những nhiệm vụ khá đơn giản. Tuy nhiên, vua Cambyses II của Ba Tư đã sử dụng loài mèo một cách đặc biệt trong trận chiến Pelusium với Ai Cập năm 529 TCN. Đây là một trong những chiến thuật quân sự “độc” của các nhà cầm quân.
Trong xã hội Ai Cập, mèo là loài vật linh thiêng và có vị trí cao trong xã hội. Chính vì vậy, đế chế Achaemenid đã sử dụng loài vật linh thiêng trên để chiếm lấy ưu thế trong cuộc xâm lược Ai Cập.
Cụ thể, vua Cambyses II ra lệnh cho người của mình vẽ hình mèo lên các lá chắn của binh sĩ. Thậm chí, vị vua này còn lấy hàng trăm chú mèo làm “quân tiên phong”. Chiến thuật trên của vua Cambyses II đã phát huy tác dụng khi các cung thủ Ai Cập khôngdám bắn cung tên vào những con mèo đó vì sợ làm tổn hại đến loài vật này dẫn đến sợ bị thần kinh trừng phạt. Chính vì vậy, quân đội Ai Cập đã rút lui và bị quân đội Ba Tư truy đuổi, tiêu diệt. Kết quả là pharaoh Ai Cập bị Ba Tư bắt giữ.
Vây hãm trong vây hãm
Video đang HOT
Trong cuộc nổi dậy Gallic ở Alesia năm 52 TCN, Julius Caesar đã dẫn theo 60.000 lính lê dương tiến đến một thị trấn và bao vây lực lượng Gallic gồm 80.000 quân hùng mạnh. Khi nhận được tin một lực lượng viện binh của Gallic gồm 120.000 binh sĩ đang tiến về phía quân đội Caesar thì nhà cầm quân này đã đưa ra quyết định kỳ lạ đó là không lui quân. Thay vào đó, Caesar ra lệnh cho quân đội xây dựng tuyến chiến đấu thứ hai xung quanh tuyến thứ nhất.
Vài tuần sau đó, khi tương quan lực lượng của Caesar yếu hơn so với đối phương theo tỷ lệ 1 chọi 4, Caesar đã chỉ đạo binh sĩ thực hiện đồng thời cuộc vây hãm Alesia và bảo vệ các công sự của phía mình. Ngày 2/10 năm đó, Caesar đích thân dẫn đầu lực lượng gồm 6.000 binh sĩ chống lại cuộc tấn công của 60.000 binh lính. Chiến thuật của Caesar đã thành công mỹ mãn khi đẩy lui được hai lực lượng viện binh của kẻ thù, khiến Alessia phải đầu hàng.
Búa với tàu ngầm U-boat
Tàu ngầm U-boat của Đức đóng vai trò quan trọng trọng việc phá hủy những tàu chở hàng hóa, vũ khí của Anh, Mỹ và Pháp trong Chiến tranh thế giới 1. Mỗi tàu ngầm U-boat của Đức có khả năng đánh chìm tàu có trọng tải 200.000 tấn. Điều này khiến cho các tàu chờ hàng hóa, tàu thương mại của nhiều nước bị thiệt hại nặng nề.
Để đối phó với tàu ngầm U-boat của Đức, Anh đã tìm ra giải pháp khá kỳ lạ đó là sử dụng búa và túi. Cụ thể, những chiếc tàu chở hàng hóa sẽ có lực lượng hỗ trợ gồm một thợ rèn và một số pháo thủ di chuyển trên một chiếc bè nhỏ vào đêm khuya.
Một khi phát hiện ra kính tiềm vọng được trang bị trên tàu ngầm U-boat của Đức, thợ rèn và các pháo thủ sẽ tìm cách tiếp cận phương tiện của kẻ thù một cách lặng lẽ, không để bị phát hiện. Sau đó, họ dùng búa phá hủy kính tiềm vọng hoặc dùng túi buộc chặt thiết bị đó khiến thủy thủ đoàn của Đức không nhìn thấy gì đang diễn ra trên mặt nước. Điều này khiến cho tàu ngầm U-boat của Đức buộc phải nổi lên trên mặt nước, khiến lực lượng Anh dễ dàng phát hiện tàu của kẻ địch để có kế hoạch đối phó. Chiến thuật này của Anh đạt hiệu quả khá tốt khi tiêu diệt được 16 tàu ngầm của Đức.
Theo Kiến Thức
Lầu Năm Góc lập chiến lược mới chống Trung Quốc trên biển Đông
Financial Times ngày 10-7 có bài phân tích nêu rõ Mỹ đang phát triển các chiến thuật quân sự mới để ngăn chặn những bước bành trướng của Trung Quốc ởbiển Đông, trong đó có việc tích cực sử dụng máy bay do thám và các hoạt động hải quân gần khu vực tranh chấp.
Sự thay đổi này trong chính sách của Lầu Năm Góc diễn ra sau hàng loạt hoạt động xâm nhập trái phép mà Trung Quốc cố tình vi phạm hòng thực hiện âm mưu thay đổi hiện trạng ở biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch hàng đầu của nền kinh tế toàn cầu với lượng hàng hóa trị giá 5.300 tỉ USD qua đây hằng năm. Thách thức đối với quân đội Mỹ là tìm ra những chiến thuật ngăn chặn những hành động bành trướng này của Trung Quốc mà không làm leo thang thành một cuộc xung đột quân sự lớn hơn.
3 tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis cùng tuần tra tại khu vực Hạm đội 7 trên Biển Đông hôm 7-7. Ảnh: Sina
Những căng thẳng ngày càng tăng trên biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines đang phủ bóng đen lên Đối thoại Chiến lược - kinh tế thường niên Trung - Mỹ lần thứ 6 tại Bắc Kinh đang bước vào ngày cuối cùng (10-7). Ngay trong bài phát biểu khai mạc cuộc đối thoại trong ngày 9-7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khẳng định không thể chấp nhận hành động cố tình tạo ra hiện trạng mới ở biển Đông và Hoa Đông - nơi Bắc Kinh có tranh chấp với các nước láng giềng.
Theo Financial Times, một yếu tố nổi lên trong chiến lược của Mỹ thể hiện rõ hồi tháng 3 khi Mỹ huy động máy bay giám sát P-8A ra bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) giữa lúc Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn 1 tàu Philippines chi viện cho lực lượng đồn trú trên một con tàu mắc cạn trên Bãi Cỏ Mây năm 1999. Máy bay Mỹ đã bay ở tầm thấp để đảm bảo có thể giám sát các động thái của Trung Quốc.
Một cựu quan chức Lầu Năm Góc nhận định: "Đây là một động lực mới với thông điệp rằng chúng tôi biết việc họ đang làm và hành động của họ sẽ tự chuốc lấy hậu quả; Chúng tôi có khả năng và ý chí, chúng tôi đang hiện diện ở đây"
Việc tăng cường giám sát bằng các máy bay do thám ở biển Đông có thể kết hợp với việc công bố hình ảnh, video ghi lại các hoạt động hàng hải của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể sẽ ngừng hoạt động bành trướng nếu những hình ảnh, video cho thấy hành động hung hăng quấy rối của họ đối với Việt Nam và Philippines được công bố.
Sở chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii cũng đã được yêu cầu cùng phối hợp phát triển một hệ thống thông tin hàng hải khu vực cho phép các chính phủ trong khu vực biết thông tin chi tiết về vị trí của các tàu Trung Quốc trong khu vực. Một số chính phủ phản ánh rằng họ không ít lần bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột của tàu Trung Quốc.
Mỹ đã cung cấp cho Philippines, Nhật Bản và một số nước khác trong khu vực các thiết bị radar tiên tiến và các hệ thống giám sát khác. Đồng thời Washington cũng đang tìm kiếm các phương thức mới để xây dựng hệ thống thông tin liên lạc tích hợp với các mạng lưới khu vực rộng lớn hơn để chia sẻ dữ liệu. Thêm vào đó, Lầu Năm Góc cũng đang lên kế hoạch tăng cường sự hiện diện trên biển Đông như như điều tàu hải quân đến gần khu vực tranh chấp. Trang web của Hải quân Mỹ mới đăng hình ảnh 3 tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis cùng tuần tra tại khu vực Hạm đội 7 trên Biển Đông hôm 7-7. Ba tàu nói trên gồm các tàu USS John S. McCain (DDG 56), USS Kidd (DDG 100) và USS Stethem (DDG 6). Các tàu khu trục đa nhiệm lớp Arleigh Burke này có vận tốc tối đa 56 km/h, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, hơn 90 tên lửa các loại.
Theo bà Bonie Glaser, chuyên gia châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, hoạt động do thám của các chuyến bay của Mỹ cho thấy Mỹ có lợi ích trong các giải pháp hòa bình xử lý tranh chấp và phản đối sự ngang ngược của Trung Quốc. Tuy nhiên, nữ chuyên gia nhận tỏ ra hoài nghi về hả năng các chuyến bay do thám có thể ngăn chặn được hành vi của Trung Quốc.
Theo Người Lao động
Mỹ áp dụng chiến thuật mới chặn Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ đang phát triển một chiến thuật quân sự mới nhằm ngăn chặn những bước tiến từ từ của Trung Quốc vào Biển Đông. Chiến thuật này bao gồm việc tích cực sử dụng máy bay do thám và các chiến dịch hải quân ở gần những khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai...