Chiến dịch “tiêu diệt” IS: Tổng tư lệnh Obama chưa chịu nghe Lầu Năm Góc!
Đang có những dấu hiệu bất đồng giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với lãnh đạo quân đội Mỹ về chiến lược “tiêu diệt” quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Máy bay Mỹ chưa không kích IS ở Syria
Đây là tín hiệu bất đồng mới nhất trong mối quan hệ trục trặc giữa vị Tổng tư lệnh quân đội Mỹ với Lầu Năm Góc.
Ngày 19.9, ông Obama đã ký thông qua luật cho phép quân đội huấn luyện và cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ôn hòa Syria để họ đánh IS ở Syria, sau khi có sự thông qua luật của Thượng và Hạ viện Mỹ.
Các nghị sĩ của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều nhanh chóng ủng hộ luật cho phép chi 500 triệu USD cho công tác huấn luyện-trang bị súng này.
Chưa thiết kế xong kế hoạch tấn công
Nhà Trắng nói lính Mỹ sẽ huấn luyện phe nổi dậy Syria ở Saudi Arabia. Ông Obama cũng đã cho phép Mỹ không kích các mục tiêu IS ở Syria, nhưng ngày 19.9, Nhà Trắng chưa có dấu hiệu rằng đã tiến hành các vụ tấn công này.
Tại cuộc họp báo ở dinh tổng thống Mỹ, nữ cố vấn hội đồng an ninh quốc gia (NSC) Susan Rice không trả lời thẳng vào câu hỏi bao giờ bắt đầu không kích IS ở Syria, và liệu ông Obama sẽ duyệt bất kỳ kế hoạch tấn công cuối cùng do Lầu Năm Góc thiết kế.
Bà Rice nói lòng vòng: “Tôi không nghĩ sẽ thích hợp hoặc khôn ngoan cho tôi phát bức điện từ bục đứng này, về thông tin chính xác bao giờ điều đó sẽ xảy ra, và cần những bước nào trước khi điều đó xảy ra”.
Bà nói bất kỳ cuộc tấn công nào ở Syria sẽ “vào thời điểm và một vị trí do chính chúng tôi chọn”.
Câu trả lời của bà càng làm tăng sự thắc mắc khi nào Mỹ mở rộng các cuộc không kích IS ở Iraq qua Syria.
Ngày 17.9, ông Obama thăm trung tâm chỉ huy quân Mỹ trung ương (U.S. Central Command) và đã xem kế hoạch của các lãnh đạo quân đội, sau đó tuyên bố kế hoạch này “rất kỹ lưỡng”.
Video đang HOT
Tổng tư lệnh Obama ở trụ sở U.S.Central Command
Qua hôm sau, tại cuộc điều trần trước tiểu ban vũ khí Hạ viện, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel tạo cảm tưởng rằng tổng tư lệnh Obama vẫn chưa duyệt kế hoạch tấn công cuối cùng.
Ngày 19.9, tại một sự kiện của đảng Dân chủ, ông Obama nhắc lại quyết tâm hành động của Mỹ:
“Mỹ dẫn đầu một liên quân sẽ hạ cấp độ nguy hiểm và trên hết là tiêu diệt IS. Là người Mỹ, chúng ta chào đón các trách nhiệm này. Chúng ta không xấu hổ tránh xa các trách nhiệm này”.
Nhưng các tín hiệu khác cho thấy kế hoạch chiến tranh vẫn còn đang thiết kế. Các quan chức Mỹ nói phải mất nhiều tháng để huấn luyện quân nổi dậy Syria. Nhưng họ nói việc không kích IS ở Syria không nhất thiết rằng trước tiên phải huấn luyện quân nổi dậy.
Tổng trói tay tướng
Bất đồng lớn hơn giữa tổng tư lệnh Obama và lãnh đạo quân đội là chuyện có nên tung quân bộ binh vào chiến trường Iraq?
Ông Obama đã lệnh triển khai 1.600 quân Mỹ đến Iraq. Số quân này có thể tăng thêm nếu cần thiết, theo tướng Raymond Odierno, tham mưu trưởng quân Mỹ, nói ngày 19.9.
“Tôi nghĩ không việc gì phải vội… có nhiều quân ở đó vào lúc này”, ông nói với các nhà báo, và nêu 1.600 quân là “sự khởi đầu tốt”.
Tướng thủy quân lục chiến (TQLC) Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng liên quân Mỹ, nói ông Obama từng ngày sẽ quyết định có nên cử một nhóm nhỏ “cố vấn quân sự” Mỹ cùng chiến đấu với quân Iraq.
Nhưng Nhà Trắng nhanh chóng hồi âm: ông Obama sẽ không cho quân Mỹ đến chiến trường Iraq, nhưng một số “cố vấn” có thể giữ vai trò làm “đề -lô”, tức xác định vị trí của IS cho máy bay Mỹ tiến hành không kích tiêu diệt.
Thứ Tư tới, ông Obama sẽ có bài diễn văn tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, để một lần nữa kêu gọi thế giới chống IS. Ông cũng sẽ chủ trì một cuộc họp với lãnh đạo các nước, để phát triển một chiến lược ngăn chặn các tay súng nước ngoài (đã thề liên minh với IS) trở về nước của họ để tấn công dân thường.
Vấn đề là nhiều chỉ huy quân sự đều chỉ trích cách đánh IS của Tổng tư lệnh Obama.
Cựu tướng TQLC James Mattis (phục vụ chính phủ Obama cho đến năm ngoái) là người mới nhất nêu sự nghi ngờ hôm 18.9. Giải trình trước tiểu ban tình báo Hạ viện, ông nói việc hạn chế đưa quân bộ đến Iraq là trói tay quân đội.
“Những nỗ lực nửa chừng hoặc chỉ không kích đều có thể khiến chúng ta thất bại và làm tăng uy tín của địch. Có lẽ chúng ta chẳng ước chuyện địch tiến quân mạnh mẽ vì biết chắc sẽ không thấy ủng lính Mỹ trên nền đất Iraq”.
Tướng Dempsey hai ngày trước đó nói ông không loại trừ khả năng đưa quân bộ đến Iraq, dù chỉ là một nhóm nhỏ và trong một thời gian hạn chế.
Ông còn lưu ý rằng tướng bộ binh Lloyd Austin, chỉ huy quân Mỹ ở Trung Đông, cũng đã gợi ý nên đưa bộ binh Mỹ vào Iraq để đánh IS, nhưng cũng bị tổng tư lệnh Obama bác.
Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đều nỗ lực nhấn mạnh rằng họ không hề bất đồng với nhau. Nhưng các nghị sĩ cũng nghi ngờ. Hạ nghị sĩ Howard McKeon là chủ nhiệm tiểu ban vũ khí, gợi ý ông Obama nên nghe kỹ những ý kiến của các chỉ huy quân sự:
“Tôi nghĩ điều quan trọng là tổng thống tiếp thu những lời tư vấn chuyên nghiệp của quân đội. Tôi biết ông ấy là tổng tư lệnh, sẽ có tiếng nói cuối cùng và chịu trách nhiệm tất cả. Tôi cũng đề nghị ông ấy không nên gạt hết tất cả các lựa chọn khỏi bàn họp”.
Nhà Trắng phải thua Lầu Năm Góc?
Sự bất đồng giữa ông Obama với các tướng lĩnh đã trở thành chuyện bình thường. Năm 2009, sau khi vừa nhậm chức, lãnh đạo Lầu Năm Góc ép vị tân tổng thống muốn kết thúc cuộc chiến ở Iraq, rằng ông phải đưa quân qua Afghanistan để chống Taliban.
Quân Iraq huấn luyện
Sau cuộc bàn luận nội bộ mất nhiều thời gian, ông Obama đã cử quân đi, nhưng không nhiều như các chỉ huy muốn.
Lần này, các lãnh đạo quân sự nói bóng gió, rằng những lời hứa trấn an dân Mỹ ngán chiến tranh của ông Obama làm họ bị trói tay không thể đánh IS.
Nhưng ngày 17.9, cựu Bộ trưởng quốc phòng Robert M. Gates (vẫn còn tầm ảnh hưởng ở Lầu Năm Góc) thẳng thừng chỉ trích sếp cũ Obama của ông:
“Sẽ có giầy bốt quân Mỹ trên đất Iraq, nếu đó là nỗi hy vọng cho sự thành công của chiến lược này”, ông Gates nói với kênh CBS News, và thêm rằng “tổng thống tự bẫy mình khi cứ nhắc đi nhắc lại việc sẽ không đưa lính Mỹ vào chiến trường Iraq”.
Đã có những tín hiệu Nhà Trắng sẽ “linh động” hơn: phó cố vấn NSC Antony Blinken hôm 18.9 nói về khả năng “cố vấn” Mỹ đi cùng quân Iraq hoặc làm “đề-lô”. Tức là như ý Lầu Năm Góc muốn.
Theo Một Thế Giới
Báo Nga tố NATO lập kịch bản tấn công chớp nhoáng nước Nga
Đài RT của Nga đưa tin: Tổng tư lệnh NATO tại châu Âu, tướng Philip Breedlove cho biết chủ trương trang bị vũ khí, đạn dược và các loại quân nhu khác cho một căn cứ ở Ba Lan, đủ dùng cho hàng ngàn binh sĩ có thể tấn công Nga chớp nhoáng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Ý hồi tuần này, tướng Philip Breedlove tuyên bố NATO cần "tái bố trí nguồn cung cấp hậu cần, tái bố trí các năng lực và một căn cứ sẵn sàng tiếp nhận nhanh các lực lượng".
Một số địa điểm dành cho việc tập kết trang thiết bị quân sự trong tương lai đã được hoạch định và một căn cứ ở thành phố Szczecin, gần biên giới Ba Lan - Đức hiện đang là lựa chọn hàng đầu.
Binh sĩ thuộc Lữ đoàn Không quân 6 của Ba Lan kiểm tra vũ khí khi đang tham gia một đợt tập luyện tại một quân trường ở khu vực tây bắc Ba Lan hồi tháng 5 - Anh: Reuters.
"Nó sẽ là một trụ sở hoạt động liên tục 24/7, nơi các lực lượng có thể nhanh chóng tập kết tới để đáp trả ngay khi cần thiết", tờ The Times (Anh) dẫn thông tin tiết lộ từ một nguồn tin thân cận với kế hoạch nói trên.
Tướng Breedlove đang chủ trương tăng cường bổ sung khí tài của NATO tại châu Âu, đặc biệt là Đông Âu, sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, RT bình luận.
NATO đã tăng cường hiện diện tại biển Baltic và Hắc Hải, cũng như đã điều động thêm máy bay quân sự đến Đông Âu.
NATO cho biết động thái kể trên là nhằm củng cố niềm tin vào khả năng bảo vệ của khối này dành cho các quốc gia thành viên ở Đông Âu.
RT nhận định việc tăng cường tích trữ trang thiết bị quân sự chỉ là một bước trong kế hoạch NATO đồn trú vĩnh viễn tại Ba Lan.
NATO cũng nói thêm rằng đây là hành động cần thiết nhằm có thể đáp trả nhanh chóng sự xâm lược của Nga, trong khi các tướng chỉ huy quân đội Nga thì xem động thái nói trên của NATO tại Ba Lan như một sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công ồ ạt chớp nhoáng vào Nga.
Theo Thanh niên
Tàu ngầm thứ hệ thứ 5 của Nga được trang bị rô-bốt quân sự Những tàu ngầm thế hệ thứ 5 của Nga sẽ được trang bị rô-bốt quân sự, tổng tư lệnh hải quân Nga cho biết. "Khả năng tấn công của các tàu ngầm thông thường và hạt nhân đa dụng sẽ được cải thiện trong tương lai qua việc tích hợp rô-bốt vào hệ thống vũ khí", đô đốc hải quân Viktor Chirkov phát...