Chỉ trồng một nơi duy nhất mận ‘cherry Việt Nam’ siêu đắt khách
Mận Pu Nhi quả nhỏ, khi chín có màu đỏ thẫm, róc hạt…loại mận đặc sản Sơn La này được ví như “ cherry Việt Nam”, giá cao ngất ngưởng nhưng vẫn siêu đắt khách.
Chị Cao Thị Hà – chủ một cửa hàng trái cây tại Minh Khai ( Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoe, hôm qua, sau một buổi sáng đăng bán chuyến mận Pu Nhi đầu tiên của mùa này, chị chốt được gần 130 đơn hàng, trong đó khách đặt ít thì 1kg, đặt nhiều nhất là 5 kg/đơn. Tổng lượng mận khách đặt mua lên tới hơn 4 tạ. Chị phải dừng nhận đơn vì đã vượt quá lượng mận chín trong vườn có thể hái.
Chị cho biết, loại mận đặc sản Sơn La này được ví như “cherry Việt Nam”. Quả mận nhỏ chứ không to như mận hậu, nhưng đổi lại khi chín bên ngoài vỏ tím lịm với lớp phấn trắng bao phủ, bên trong thịt đỏ thẫm, ăn róc hạt, giòn ngọt, không bị chát.
Mận này được trồng ở núi Pu Nhi (Sông Mã, Sơn La), nguồn hàng không nhiều nên giá vô cùng đắt đỏ và cũng chỉ có trong một thời gian rất ngắn. Giá mận Pu Nhi loại ngon tại cửa hàng chị là 140.000 đồng/kg, loại xấu mã hơn 100.000 đồng/kg.
Mận Pu Nhi – đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sơn La đang vào mùa thu hoạch rộ.
” Năm nào vào mùa tôi cũng ưu tiên nhập hàng về bán vì so với mận hậu, mận Pu Nhi đắt khách hơn“, chị nói. Mùa này, chị bao tiêu hẳn 2 vườn, sản lượng khoảng hơn chục tấn. Mận đang vào độ chín ngon nên hàng ngày nào cũng về.
Đến hôm nay, lượng khách đặt mận Pu Nhi còn nhiều hơn chuyến đầu tiên. Cũng may mận tại vườn đang vào đợt chín rộ nên ngọt đậm và hàng về đều đặn hơn, chị Hà chia sẻ.
Chỉ bán loại mận Pu Nhi là hàng tuyển chọn từng quả, chị Phương Oanh ở Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, loại mận này không những đắt khách mà giá còn cao ngất ngưởng.
Video đang HOT
Cách đây một tuần, mận Pu Nhi chị bán giá tới 200.000 đồng/kg vẫn liên tục “cháy hàng”. Còn hiện tại mận chín rộ, giá hạ nhiệt còn 150.000 đồng/kg.
Loại mận đặc sản này được ví là “cherry Việt Nam”.
Theo chị Oanh, mận này chỉ có ở núi Pu Nhi nên khá hiếm, không nhiều như mận hậu Mộc Châu hay mận tam hoa. Chưa kể, loại mận được tuyển chọn kỹ lại càng hiếm hơn. Đây cũng là lý do mận Pu Nhi vào mùa thường được giới sành ăn săn mua.
” Giá mận Pu Nhi mua tại vườn rất cao. Dịp này phí vận chuyển tăng gần như gấp đôi nên mận về đến cửa hàng giá lại càng đắt đỏ“, chị nói. Cũng may, khách hàng đang rất chuộng ăn loại mận đặc sản Sơn La này nên mận về bao nhiêu cũng bán hết.
Chị Oanh cho biết, có những ngày chỉ về được khoảng 50kg. Những hôm như vậy chị ưu tiên khách nào đặt trước sẽ được trả đơn trước, còn lại nợ đến ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng có những ngày về được cả tạ mận. Thời điểm này mận chín rộ thì mận về lượng hàng gấp đôi, cửa hàng luôn có sẵn.
Trên thị trường giá mận Pu Nhi tương đối đắt đỏ nhưng vẫn đắt khách.
Dịp này mận Pu Nhi bắt đầu chín rộ, quả ngọt, song đã có khá nhiều khách quen đặt đơn 5-10kg rồi cuối vụ mới nhận hàng. Phần lớn những vị khách này có thói quen cuối vụ mua nhiều để ăn dần vì khi hết mùa có tiền cũng không mua được, chị cho hay.
Những ngày gần đây, “mận Pu Nhi” hay “cherry Việt Nam” trở thành từ khóa hot trên mạng xã hội. Giá mận dao động từ 100.000-150.000 đồng/kg. Theo đó, khách muốn mua thường phải đặt trước, rất ít nơi có sẵn hàng để ship cho khách trong ngày.
Chị Lê Hải Trà ở Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thừa nhận, để được thưởng thức những trái mận Pu Nhi chín đỏ, giòn ngọt, chị không những phải mua với cái giá cao chót vót mà còn phải đặt trước.
” Những ngày đầu, tôi phải đặt trước 2-3 ngày mới có mận. Bây giờ, chỉ cần đặt hôm trước, hôm sau sẽ nhận được“. Chị nói và cho biết, chị thường đặt 2-3kg một lần vì đang chính vụ, khi sắp hết mua thì đặt cả yến về bảo quản ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Để việc giảm thuế VAT không 'rối như canh hẹ'
Việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị định 15/2022 nhận được sự đồng tình rất cao từ cộng đồng doanh nghiệp, nhưng trong quá trình thực thi có nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Không ít vướng mắc
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, việc giảm thuế VAT giúp cho doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi. Tuy nhiên, quá trình thực thi ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn. Ở góc độ người tiêu dùng, chị Nguyễn Huệ (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, đi mua hàng giờ chị cũng không biết được số hàng mình mua cái gì được giảm, cái gì không được giảm. Bởi dù mua hàng hóa ở nơi có hóa đơn chứng từ nhưng giá chỉ ghi chung chung "đã bao gồm thuế VAT". Khi chị hỏi thì nhân viên siêu thị trả lời rằng đó là tính tự động trên hệ thống, mặt hàng quá nhiều nên cũng không biết thuế mỗi mặt hàng là bao nhiêu.
Đối với một số đơn vị bán lẻ có hàng ngàn sản phẩm với nhiều mức thuế suất khác nhau khiến cho việc thực hiện ban đầu gặp nhiều khó khăn, kế toán mất nhiều thời gian ở khâu tách hóa đơn. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Nhung, trưởng bộ phận thu ngân siêu thị VinMart (khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội), khi Nghị định 15 về giảm thuế VAT có hiệu lực, ban đầu cũng gặp khó khăn do việc giảm thuế chỉ áp dụng với một số mặt hàng chứ không đồng loạt, sau một thời gian triển khai, đến nay 100% sản phẩm trong danh mục đươc giảm thuế suất đã được doanh nghiệp cập nhật và thực hiện.
Còn nhân viên tại một cơ sở sửa chữa xe máy tại Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, việc thực hiện giảm thuế VAT cũng gặp khó trong thực hiện. Có khi khách làm 2 dịch vụ, 1 dịch vụ được giảm thuế, một dịch vụ không được giảm thuế VAT thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn VAT riêng, rất phức tạp và mất thêm thời gian.
Mới đây, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết nhiều doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện việc khai và nộp thuế VAT cho các loại sợi sau khi Nghị định 15/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/ QH15 của Quốc hội.
Ngoài ra, việc thực hiện chính sách giảm thuế không đồng nhất khiến doanh nghiệp mua sợi tại một số địa phương chỉ chịu thuế suất 8%, trong khi tại một số địa phương khác lại chịu thuế suất 10%.
"Những vướng mắc, lúng túng trong quá trình thực thi khiến doanh nghiệp không dễ áp dụng, người tiêu dùng khó được thụ hưởng, dẫn đến chính sách phục hồi khó đạt như kỳ vọng", đại diện Vitas nhận định.
Người tiêu dùng làm thủ tục tại quầy thanh toán của siêu thị Vinmart (Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Đề xuất gỡ vướng
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty TNHH dịch vụ và tư vấn thuế Trọng Tín, việc giảm thuế VAT cho cán cân cung - cầu của nền kinh tế được gần nhau hơn, từ đó thị trường sẽ xác lập mức giá mới thấp hơn mức giá khi không giảm thuế. Điều này cũng góp phần vào giảm tỷ lệ lạm phát trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bước đầu việc xác định ngành nghề được hưởng ưu đãi cũng là vấn đề với các doanh nghiệp. Cùng với đó, theo quy định hiện nay của Bộ Tài chính, mẫu hóa đơn chỉ có một mức thuế suất nên nếu doanh nghiệp bán 2 mặt hàng có 2 mức thuế suất khác nhau thì phát sinh thêm hóa đơn, như vậy phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do sự hiểu biết của doanh nghiệp không đồng đều nên cùng một mặt hàng thì có doanh nghiệp áp dụng mức thuế 8%, có doanh nghiệp áp dụng 10% gây lúng túng trong quá trình thực hiện. Do đó, cần có thay đổi linh hoạt trong quy định để quá trình giảm thuế VAT dễ thực thi hơn.
Còn ông Mạc Quốc Anh, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp cho biết, trong quá trình thực hiện giảm thuế VAT từ 10% về 8% theo Nghị định 15/2022, nhiều doanh nghiệp cho biết phát sinh vướng mắc. Trước đây thủ tục chứng từ rất nhanh gọn vì đều có VAT 10%, nhưng bây giờ doanh nghiệp phải tìm hiểu sản phẩm đó thuộc nhóm hàng gì, mã ngành đó có được giảm thuế hay không. Chưa kể, có những nguyên liệu đầu vào được doanh nghiệp nhập khẩu không nằm trong đối tượng giảm thuế VAT 10%, nhưng sản phẩm chế biến ra lại được giảm thuế còn 8%. Hay như cùng ngành nghề, nhưng lại thuộc đối tượng khác nhau dẫn đến việc giảm thuế cũng khác nhau khiến doanh nghiệp không biết áp dụng sao cho đúng
Trước những phản ánh của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang soạn thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 15/2022. Quy định mới tại dự thảo lần này cho phép doanh nghiệp xuất một hóa đơn áp dụng các mức thuế khác nhau, nhưng cần ghi rõ thuế suất hoặc mức tỷ lệ % thuế VAT được giảm của từng hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn, thay vì phải tách riêng hàng hóa, dịch vụ giảm VAT.
Trường hợp hoá đơn được xuất từ ngày 1/2/2022 đến khi nghị định có hiệu lực, Bộ Tài chính đề xuất cho doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại và không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hoá đơn.
Theo ông Mạc Quốc Anh, chính sách giảm thuế VAT chỉ trong năm 2022, tức là còn vài tháng nữa, nên Bộ Tài chính cần khẩn trương ban hành hướng dẫn cũng như nghị định sửa đổi. Nguyên tắc hướng dẫn phải rõ ràng, cụ thể, thống nhất và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực thi.
Để thực hiện chính sách đảm bảo thông suốt cần tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện thông qua các đại lý thuế, các chi cục thuế địa phương, đặc biệt đối với các bộ phận kế toán công nợ, kế toán hành chính, kế toán tổng hợp để doanh nghiệp nắm rõ.
Cận cảnh xe đạp công cộng sắp triển khai tại Hà Nội Hiện Hà Nội đã lên kế hoạch thí điểm mô hình xe đạp công cộng với giá cho thuê chỉ 5.000 đồng/30 phút. Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, ông Nguyễn Văn Toàn- đại diện đơn vị thực hiện dự án, cho biết: "Giai đoạn 1, chúng tôi đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống...