Chết hơn 7 năm, vẫn được chi trả lương hưu và quà tết
Liên quan vụ việc chi trả nhầm gần 400 triệu đồng tiền lương hưu, tiền quà tết cho một phụ nữ ở phường 1, TP Tuy Hòa đã chết hơn 7 năm, thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên ngày 18/8 cho biết, đã phối hợp với Bưu điện tỉnh Phú Yên thực hiện quyết định thu hồi toàn bộ số tiền chi sai đối với trường hợp bà Nguyễn Thị T.H.
ảnh minh họa
Theo hồ sơ vụ việc, bà Nguyễn Thị T.H là đối tượng được hưởng lương hưu. Mỗi tháng người phụ nữ này nhận tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên chi trả thông qua hợp đồng dịch vụ với Bưu điện tỉnh Phú Yên.
Ngày 19/1/2016, bà H qua đời, thân nhân trong gia đình đã làm thủ tục khai tử tại UBND phường 1, TP Tuy Hòa, nhưng không làm thủ tục mai táng phí và tiền tuất một lần tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên. Vì thế từ tháng 2/2016 đến tháng 6/2023, Bưu điện tỉnh Phú Yên vẫn thực hiện việc chuyển trả tiền lương hưu từ nguồn chi của Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên vào tài khoản ATM của bà H.
Video đang HOT
Đến cuối tháng 6/2023, thông qua việc cập nhật bổ sung mã định danh cá nhân của người hưởng lương hưu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên phát hiện bà H đã chết từ lâu nhưng vẫn được trả lương hưu nên ra quyết định thu hồi tiền lương hưu đã chi trả 89 tháng cho bà Nguyễn Thị T.H và tiền quà 7 Tết Nguyên đán với tổng số tiền hơn 395 triệu đồng.
Tại biên bản làm việc với Bảo hiểm xã hội và Bưu điện tỉnh Phú Yên, con trai bà H đồng ý làm thủ tục chuyển trả số tiền 245 triệu đồng còn lại trong tài khoản của bà H, đồng thời làm thủ tục chế độ mai táng phí và tiền tuất 1 lần cho bà H để bù trừ số tiền một phần trong số tiền đã rút gần 151 triệu đồng, phần còn lại sẽ tiếp tục giải quyết cho Bưu điện tỉnh Phú Yên chuyển trả lại cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên.
Lương tối thiểu vùng tăng, lương hưu có tăng theo?
Từ ngày 1-7-2022, người lao động được tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% so với mức hiện hành, đồng nghĩa với việc mức đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng. Vậy lương hưu có tăng theo?
Ngoài quyền lợi về lương hưu, người lao động đóng BHXH còn nhận được hỗ trợ bảo hiểm y tế, tử tuất, mai táng phí... - Ảnh: HÀ QUÂN
Nhiều bạn đọc thắc mắc mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 6% so với mức lương hiện hành từ ngày 1-7-2022. Lương tối thiểu tháng sau khi tăng lần lượt là vùng I: 4,68 triệu đồng, vùng II: 4,16 triệu, vùng III: 3,64 triệu và vùng IV: 3,25 triệu đồng.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và lương hưu có ảnh hưởng gì không?
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Vũ Minh Tiến - viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng thì mức tiền đóng BHXH tối thiểu của người lao động thường tăng lên, từ đó tăng quyền lợi của người lao động, chẳng hạn lương hưu.
"Ngoài được tăng lương tối thiểu vùng, trên thực tế người lao động sẽ được điều chỉnh mức đóng BHXH cao hơn, đồng nghĩa với việc tăng mức hưởng một số chế độ bảo hiểm và cả lương hưu sau này", TS Tiến nêu rõ.
Trong khi đó, bà Lý Hoàng Minh - phó trưởng phòng hưu trí, Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam - giải thích mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, mức hưởng lương hưu tỉ lệ thuận với mức đóng BHXH và thời gian đóng BHXH.
"Mức đóng BHXH càng cao, thời gian đóng BHXH càng dài thì mức hưởng lương hưu sẽ càng cao", bà Minh nói.
Còn bà Nguyễn Thị Thúy - phó trưởng phòng hưu trí, Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam - cho hay lương hưu của người lao động liên tục được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tăng trưởng kinh tế (GDP) phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.
Bà Thúy dẫn chứng năm 2022, dù tình hình kinh tế của nước ta có khó khăn nhưng lương hưu đã được điều chỉnh với mức chung 7,4% từ ngày 1-1-2022. Những người nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995, nếu có mức lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng dưới 2,5 triệu đồng cũng được điều chỉnh thêm.
"Điều này cho thấy chính sách của Nhà nước rất quan tâm đến thu nhập của người hưởng lương hưu, nhất là với người hưởng lương hưu với mức thấp", bà Thúy nói.
Vị này nói thêm, có một số trường hợp hưởng lương hưu thấp do người lao động đóng BHXH với mức đóng thấp, thời gian đóng BHXH chỉ đạt thời gian tối thiểu (20 năm). Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định dẫn đến bị giảm trừ tỉ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi (2%/năm).
16 triệu người cao tuổi Việt Nam nguy cơ không có lương hưu vào năm 2030 Nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ ngân sách nhà nước thì đến năm 2030, sẽ có khoảng 16 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu. Đến năm 2030, dự báo có khoảng 16 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu Bộ LĐ-TB&XH vừa cập nhật báo cáo đánh giá tác động của...