Check-in miền Tây hè về: Dân dã thuận tự nhiên nơi Cồn Chim cuối dòng Cổ Chiên
Sự hiếu khách của người dân cùng với cách làm du lịch độc đáo đã làm du khách xao xuyến khi ghé thăm Cồn Chim, vùng đất cuối dòng sông Cổ Chiên miền Tây quanh năm đỏ đục phù sa.
Trải nghiệm cuộc sống thuận tự nhiên
Cồn Chim với diện tích tự nhiên khoảng 62ha, nơi sinh sống của gần 64 hộ. Tuy nhiên, chỉ vỏn vẹn có 192 nhân khẩu đã cùng chung tay xây dựng cách làm du lịch trải nghiệm độc đáo. Người dân nơi đây quen gọi là cách làm du lịch tìm hiểu đời sống thuận thiên theo mùa của bà con trên cồn.
Ngoài ra mô hình nuôi trồng “con tôm ôm cây lúa” định hướng vào sản xuất sạch và bảo vệ loài đã được người dân trên Cồn Chim phát huy tối đa thế mạnh. Nhờ đó mà du lịch Cồn Chim dù có xa và cách trở mấy đi chăng nữa nhưng rất nhiều du khách háo hức tìm tới và muốn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị mà ít nơi nào có được như nơi đây.
Bữa cơm thuận thiên tại nhà cô Huyền với các món đồng quê ẢNH: QUÁCH DUY THỊNH |
Du khách ngồi lắng nghe tâm sự từ hộ gia đình chú Tư Pha ẢNH: QUÁCH DUY THỊNH |
Từ đất liền, du khách muốn đến với Cồn Chim chỉ có thể đi phà đến Cồn Nạn. Qua đến bờ Cồn Nạn, lại tiếp tục đi một chuyến đò ngang qua Cồn Chim. Vừa chạm đất phía bên kia bờ thì bất cứ du khách nào cũng sẽ cảm thấy ấm lòng với cách chào đón đầy thân thiện của người dân nơi đây.
Từ xa chúng tôi đã thấy họ cùng nhau vẫy tay chào. Cái cảm giác đó giống như bà con nơi đây đang cùng nhau đón những người thân của họ từ xa trở về. Đúng như câu mà anh hướng dẫn viên địa phương đã nói “Về Cồn Chim, người quê chỉ có tấm lòng”.
Đúng là chỉ có một tấm lòng đơn sơ và đậm tình thì bà con nơi đây mới nghĩ ra những cách làm du lịch để cho du khách không khỏi cảm thấy xuyến xao khi một lần ghé qua.
Video đang HOTNhiều trò chơi dân gian gợi nhớ nhiều kỷ niệm cho du khách ẢNH: QUÁCH DUY THỊNH |
Những vườn rau xanh mướt của cô Ba Giàu để dành cho du khách thưởng thức món bánh xèo giòn rụm trên Cồn Chim ẢNH: QUÁCH DUY THỊNH |
Bữa cơm dân dã theo mùa
Du khách mãi nhớ về những khoảnh khắc trải nghiệm tuyệt vời. Đó là bữa cơm theo mùa tại gia đình cô Huyền với các món quê dân dã nhưng đậm đà khó quên. Món tôm càng xanh hấp nước dừa thơm nức quyện vào chén muối tiêu chanh mới thấm đẫm làm sao. Lại còn món tép sông trộn gỏi bông bần. Phong vị vừa lạ vừa có vị chát bông bần lại được rưới lên chút nước mắm chua ngọt đó đằm vị bát ngát hương thơm.
Mà đã nhắc tới tiệm cơm cô Huyền thì làm sao quên được chiếc bánh xèo giòn rụm, nước mắm cay xé lưỡi và chút rau vườn được trồng trước hàng hiên xanh mướt của cô Ba Giàu. Nói tới rau vườn của cô thì lại nhớ tới mùi rau kim thất, rồi lá quế, húng cây, rau xà lách. Loài nào cũng tươi xanh mơn mởn.
Mô hình “con tôm ôm cây lúa” mọc lên khắp nơi trên cồn với những đồng lúa đang vào mùa gặt ẢNH: QUÁCH DUY THỊNH |
Đĩa mứt dừa đầy sắc màu và béo ngậy tại bếp nhà Cô Vân dành cho du khách ẢNH: QUÁCH DUY THỊNH |
Chia tay các cô vì đã no cái bụng với các món đồng quê mà quyến luyến không muốn rời. Chúng tôi đi bộ băng qua những cánh đồng ruộng đang vào mùa gặt đến nhà chú Tư Pha để câu cua.
Trên Cồn Chim, mỗi nhà chia nhau ra với các hoạt động du lịch cho khách trải nghiệm với nhiều cung bậc khác nhau. Khi đã câu cua và tâm sự cùng gia đình chú Tư về những ngày gian khó đi khai hoang lập làng mới thấy trân quý những con người vẫn bám trụ nơi đây.
Chúng tôi lại ghé quán chị Út Thảo để thưởng thức dừa tươi. Nơi vườn dừa nhìn ra cánh đồng ruộng mà hoàng hôn đang trải xuống vàng ươm. Trong cái nắng chiều nơi miền thôn dã trái dừa lại ngọt ngất và chan chứa tấm lòng của chị, cũng như bà con trên cồn muốn gửi tặng đến mọi người trong đoàn.
Du khách vừa ngắm cảnh vừa bách bộ đến nhà một hộ dân làm du lịch trên Cồn Chim ẢNH: QUÁCH DUY THỊNH |
Món bánh lá ở nhà cô Ba Sữa đậm đà khó quên với mùi hành và nước cốt dừa sóng sánh quyện vào nhau ẢNH: QUÁCH DUY THỊNH |
Còn rất nhiều hoạt động trải nghiệm mà chúng tôi không thể nào quên trong chuyến đi. Đó là b.ắn bi, tán banh, hay chơi nhảy dây. Những trò chơi dân gian tưởng chừng như đã trôi vào quên lãng, thì nay, và tại nơi chốn này lại được dựng lên trong bồi hồi xúc động làm ai cũng nhớ một thời t.uổi thơ qua đi đầy dữ dội.
Bên kia xóm giềng là cái cối xay gạo kêu kẽo kẹt ở nhà cô Ba Sữa, nơi chúng tôi được thưởng thức với món bánh lá chấm nước cốt dừa béo ngậy. Ly trà nóng lại thơm nồng nàn mà du khách vừa thưởng thức vừa nhìn qua khung cửa sổ trông ra cái ao nho nhỏ nép mình bên hiên nhà.
Người dân Cồn Chim vẫy tay chào tạm biệt đoàn người lữ khách trong giây phút lưu luyến khó quên ẢNH: QUÁCH DUY THỊNH |
Hương vị đồng quê, tiếng nói xóm làng, cùng sự bình dị của người dân tại Cồn Chim đã vô tình tạo nên nét độc đáo trong du lịch nơi đây. Để một lần người lữ khách đến thăm Cồn Chim lại bịn rịn, xốn xang nhiều ký ức tươi đẹp. Khi trở về, chúng tôi vẫn mong mỏi có một ngày quay lại thăm bà con trên Cồn Chim và mãi nhớ về những tấm lòng hết sức dung dị nơi cuối dòng Cổ Chiên.
Thác Ma Hao - Điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch cộng đồng
Trong những năm gần đây Thác Ma Hao (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Không chỉ bởi nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho dòng thác tựa như dải lụa trắng xóa,từ trời cao buông xuống mà nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết đầy cảm động.
| |
Thác Ma Hao với vẻ đẹp tự nhiên giữa núi rừng miền Tây. Ảnh: Nguyễn Ngọc Sơn Tương truyền rằng, vào thế kỷ 15, trong một lần nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi dẫn đầu bị giặc Minh bủa vây, quân giặc dẫn đàn chó săn hung dữ, ráo riết truy đuổi khắp mọi nơi. Lê Lợi cùng quân lính mang theo một con chó chạy từ đỉnh núi Pù Rinh xuống, người và vật đã kiệt sức thì gặp một dòng thác cao, nước chảy xiết. Vì quân giặc đuổi sát phía sau nên nghĩa quân Lam Sơn phải mạo hiểm đầm mình vượt thác. Còn chú chó, do sức đã kiệt không thể theo được chỉ đứng ngáp. Khi quân giặc đuổi đến, chú chó liền quay lại cắn xé đàn chó của giặc ngăn cản chúng truy đuổi nghĩa quân rồi nhảy xuống dòng nước xoáy. Khi quân giặc rút đi, Lê Lợi sai quân tìm xác con chó quý của mình và truyền lệnh chôn cất tử tế. Về sau Lê Lợi đặt tên cho thác nước là Má Háo (theo tiếng dân tộc Thái là thác chó ngáp). Sau này người dân đọc chệch âm thành thác Ma Hao cho đến ngày nay. Bởi thế, nơi đây không chỉ được biết đến là một trong những thác nước đẹp của miền Tây xứ Thanh mà còn lưu giữ một câu chuyện truyền thuyết đầy cảm động. Giữa cái nắng của những ngày tháng 5, tháng 6 được hòa mình vào dòng nước của thác Ma Hao bắt nguồn từ đỉnh Pù Rinh chảy xuống, có độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, đi qua các lũng núi rồi tạo thành dòng chảy không ngừng, thực sự chẳng còn gì thú vị hơn. Đến đây, du khách còn được thể nghỉ ngơi, thư giãn trên những tảng đá mịn trong khu vực thác nước. Người dân nơi đây cho biết, trong nước có một loại khoáng chất nên khi người ta đói, xuống tắm thác Ma Hao chừng 2 tiếng đồng hồ tự nhiên sẽ có cảm giác no nê, không hề mệt mỏi, trái ngược hẳn với khi tắm biển. Hiện nay, con đường vào đến thác đã được làm sạch sẽ, thuận tiện cho việc đi lại vào đến tận thác. Giữa rừng luồng xanh mướt, hương quế thơm nồng nàn, được đi bộ thảnh thơi và tắm mát thư giãn với nhiều người trở thành một thú vui. Không chỉ vậy, sau khi tham quan và tắm mát ở thác Ma Hao, điểm dừng của du khách sẽ là bản làng Năng Cát, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon, mang đậm nét truyền thống của người dân nơi đây như: Cá nướng chấm chẻo, gà đồi đồ, thịt nướng... cùng nhâm nhi rượu cần được ủ từ men lá - thứ rượu mà chỉ người dân bản địa mới làm nên được. Đến với thác Ma Hao, làng Năng Cát, du khách còn được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của người bản địa. Để khai thác và phát triển du lịch nơi đây, vừa qua UBND tỉnh đã có Quyết định số 459/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại xã Trí Nang, huyện Lang Chánh. Với quan điểm phát triển du lịch gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển KT - XH, xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững của huyện. Cùng với đó, phát triển du lịch đảm bảo gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo AN - QP. Đồng thời tăng cường giao lưu, liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh trong đầu tư, khai thác, phát triển du lịch. Đề án phấn đấu đến năm 2020, điểm đến du lịch cộng đồng xã Trí Nang sẽ thu hút được 1.220 lượt khách du lịch quốc tế và 5.640 lượt khách du lịch nội địa, với tổng thu đạt 3.028 triệu đồng. Cùng với đó, tạo việc làm cho hơn 200 lao động địa phương (trong đó 50% được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch). Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và tiêu chuẩn về môi trường, đến năm 2020 toàn xã sẽ có 100% số hộ tham gia dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 70% số hộ gia đình có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn và 50% số hộ có chuồng trại hợp vệ sinh. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có và đạt được những mục tiêu đã đề ra, cùng với các giải pháp về cơ chế, chính sách, quy hoạch đầu tư... Huyện Lang Chánh đã và đang chủ động trong công tác đẩy mạnh liên kết với các khu, điểm du lịch tương đồng trong địa phương và cả nước, đặc biệt là khu du lịch Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (Lào Cai) để có điều kiện phối hợp, liên kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đặc biệt chú trọng liên kết với các doanh nghiệp du lịch nhằm hình thành mạng lưới cung cấp và phục vụ khách du lịch theo quy trình khép kín, nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh du lịch. |
Check-in nơi sông và núi 'xích' lại gần nhau ở Huế Huế có nhiều đồi thông tự nhiên đẹp ngút ngàn, nhưng khi đứng trên đồi Vọng Cảnh, phóng tầm mắt nhìn bao quát, mới thấy một Huế rất khác. Đẹp cổ kính, sang trọng nhưng không kém phần quyến rũ. Ngày đầu năm xuân Quý Mão, trong khi các điểm vui chơi giải trí tại khu vực trung tâm thành phố Huế đông...