Cháy xe ở gara ô tô, chủ phương tiện có được bồi thường thiệt hại?
Sau vụ cháy gara ô tô tại Hà Nội vào chiều ngày 5/6, nhiều người thắc mắc, trường hợp đưa ô tô vào gara để sữa chữa, bảo dưỡng khi xảy ra cháy xe thì chủ xe có được bồi thường thiệt hại?
Khoảng 17h40 ngày 5/6 xảy ra vụ cháy gara ô tô tại 318 đường Nguyễn Văn Giáp, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Theo báo cáo ban đầu, đám cháy xảy ra tại Trung tâm chăm sóc xe hơi Carplus – Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Carplus Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Việt (sinh năm 1987 là giám đốc; địa chỉ số 318 đường Nguyễn Văn Giáp, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Quy mô xưởng rộng khoảng hơn 300m2, cao 1 tầng, với tường gạch lửng, phía trên quây tôn, vì kèo, mái lợp tôn diện tích cháy khoảng hơn 200m2 và lan sang nhà trọ bên cạnh khoảng 150m2.
Rất may đám cháy không gây thiệt hại về người. Về tài sản sơ bộ có 8 xe ô tô cháy hoàn toàn, 1 xe cháy 1 phần, chưa rõ nhãn hiệu và một số vật dụng tại khu vực cháy.
Vụ cháy gara ô tô tại 318 đường Nguyễn Văn Giáp, phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Khi xảy ra trường hợp này, nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu những người chủ ô tô có được bồi thường thiệt hại do vụ cháy gây ra? Ai sẽ là bên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Bùi Xuân Lai (Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc Luật sư X) cho biết, để có thể xác định trách nhiệm bồi thường cho chủ xe, việc đầu tiên cơ quan chức năng sẽ làm là xác định nguyên nhân cháy.
Việc gara ô tô để xảy ra hỏa hoạn gây thiệt hại đến tài sản của người khác (9 chiếc ô tô của khách hàng) không phát sinh từ các điều khoản trong hợp đồng giữa hai bên nên đương nhiên phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ gara đối với chủ xe theo quy định tại chương XX Bộ luật dân sự 2015.
Video đang HOT
Khoản 1 Điều 584 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: “Người nào có hành vi xâm phạm tài sản hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Theo nguyên tắc chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
Như vậy, theo luật sư Lai, trong vụ việc này, chủ gara có lỗi vô ý trong việc để xảy ra hỏa hoạn đã gây thiệt hại cho các chủ xe là khách hàng của mình nên chủ gara có nghĩa vụ bồi thường theo quy định nêu trên.
Luật sư Bùi Xuân Lai.
Ngoài ra, trong vụ hỏa hoạn này, bên chủ gara và bên bị thiệt hại có thể tự thỏa thuận về việc không phải bồi thường cho nhau hoặc có bồi thường cho nhau thì mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường như thế nào cho có tình, có lý…
Nếu không thỏa thuận được thì bên bị thiệt hại có thể gửi đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm” (Điều 588 Bộ luật dân sự 2015).
Việc gửi đơn khởi kiện tại Tòa án phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người khởi kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Chủ xe bị cháy có thể nộp kèm theo đơn khởi kiện các giấy tờ xe, hình chụp xe bị cháy, các hóa đơn, chứng từ ghi nhận chi phí cho việc khắc phục thiệt hại, biên bản ghi nhận sự việc ban đầu của cơ quan công an… Trong quá trình giải quyết, nếu việc hòa giải tại Tòa án không thành và xét thấy cần thiết, Tòa án có thể trưng cầu giám định để xác định mức độ thiệt hại của xe, xác định lỗi và các yếu tố khác để quyết định mức bồi thường hợp lý và thỏa đáng.
Cấp dưới phản đối l.ời k.hai của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Bị cho là thiếu trách nhiệm dẫn đến thiệt hại, cựu Giám đốc Sở Tài chính phản đối l.ời k.hai của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho rằng cấp trên chỉ yêu cầu kiểm tra việc giao đất chứ không phải kiểm tra về giá đất.
Ngày 11.5, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử 12 bị cáo là các cựu lãnh đạo, cán bộ tỉnh Bình Thuận trong vụ án giao đất giá rẻ gây thiệt hại 45,3 tỉ đồng.
Theo cáo buộc của Viện KSND tối cao, năm 2017, UBND tỉnh Bình Thuận giao khu đất 92.600m 2 thuộc P.Phú Hài, TP.Phan Thiết, cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát (gọi tắt là Công ty Tân Việt Phát). Khi giao đất, tỉnh không áp dụng mức giá năm 2017 mà lại áp giá năm 2013, dẫn tới chênh lệch và thiệt hại 45,3 tỉ đồng.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai (trái) và Nguyễn Văn Phong tại tòa. Ảnh TUYẾN PHAN
"Tôi là cấp dưới, cấp trên yêu cầu thì phải làm"
Trong số bị cáo hầu tòa, ông Nguyễn Ngọc Hai là người từng giữ chức vụ cao nhất. Thời điểm xảy ra vụ án, ông Hai là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Ông biết rõ các quy định về thời điểm và căn cứ tính t.iền sử dụng đất, nhưng vẫn ban hành chủ trương giao đất cho Công ty Tân Việt Phát, áp dụng giá đất không đúng pháp luật.
Đáng chú ý, cáo trạng xác định, khi có phản ánh của người dân cho rằng tỉnh giao đất cho doanh nghiệp với giá rẻ, ông Hai chỉ đạo ông Nguyễn Văn Phong - Giám đốc Sở Tài chính, sau này là Phó chủ tịch UBND tỉnh, kiểm tra, rà soát.
Thế nhưng, ông Phong không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, không chỉ đạo bộ phận chuyên môn kiểm tra, rà soát, đối chiếu quy định về việc xác định giá khu đất 92.600m2; mà chỉ làm báo cáo, khẳng định việc giao đất là phù hợp, dẫn tới UBND tỉnh không có biện pháp thu hồi khu đất kịp thời, gây thiệt hại.
Trả lời trước tòa, cựu Chủ tịch Nguyễn Ngọc Hai thừa nhận trách nhiệm để xảy ra sai phạm. Ông nói khi có phản ánh của người dân đã giao cho ông Phong rà soát, thấy cấp dưới báo cáo là phù hợp nên tin tưởng, không kiểm tra lại.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Phong lại cho rằng l.ời k.hai của ông Hai "không đúng". Theo đó, thời điểm chỉ đạo, ông Hai chỉ yêu cầu kiểm tra về tình hình giao đất chứ không yêu cầu kiểm tra về giá đất. Vì thế, ông Phong đã báo cáo rằng việc giao đất cho doanh nghiệp là phù hợp. Sau khi báo cáo, ông Hai không phản hồi hay chỉ đạo gì thêm, ông Phong hiểu rằng mình đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Vẫn theo bị cáo, lẽ ra nhiệm vụ kiểm tra, rà soát việc giao đất là trách nhiệm, thẩm quyền của Sở TN-MT chứ không phải Sở Tài chính. Nhưng vì ông Hai là Chủ tịch UBND tỉnh, "tôi là cấp dưới, cấp trên yêu cầu thì phải làm", nên bị cáo vẫn ký báo cáo nội dung chỉ đạo.
Cựu Giám đốc Sở Tài chính thừa nhận viện kiểm sát truy tố mình tội thiếu trách nhiệm là đúng, nhưng "khung hình phạt còn quá nặng", mong HĐXX xem xét, nhất là cáo buộc vì báo cáo của mình mà dẫn tới thiệt hại.
12 bị cáo hầu tòa trong vụ giao đất giá rẻ tại Bình Thuận.Ảnh TUYẾN PHAN
Đại diện Tân Việt Phát: Các bị cáo không hưởng lợi gì
Viện KSND tối cao xác định, hành vi phạm tội của các cựu quan chức tỉnh Bình Thuận dẫn đến Công ty Tân Việt Phát được hưởng lợi số t.iền chênh lệch 45,3 tỉ đồng mà đáng ra phải nộp cho Nhà nước khi giao đất. Do đó, công ty có nghĩa vụ phải hoàn trả.
Được triệu tập với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đại diện công ty nói nếu tòa xác định vụ án có thiệt hại thì chấp nhận hoàn trả theo yêu cầu của nguyên đơn - tức UBND tỉnh Bình Thuận và phán quyết của HĐXX.
Trả lời về lý do đề xuất giao khu đất 92.600m 2, đại diện Tân Việt Phát cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc, khu đất vốn có nhiều mồ mả, dù tỉnh Bình Thuận đã công khai thông báo 6 lần nhưng đều không thể tổ chức đấu giá.
Vì thế, công ty đã có văn bản gửi tỉnh, đề nghị được giao đất không thông qua đấu giá. Vị đại diện nhấn mạnh, Tân Việt Phát chỉ đề xuất tỉnh tạo điều kiện giao đất chứ không yêu cầu hay đề cập gì về giá đất.
HĐXX đặt vấn đề trước khi được giao đất, công ty có gặp gỡ, tiếp xúc riêng với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận hay không. Đại diện Tân Việt Phát khẳng định công ty không tiếp xúc riêng với lãnh đạo nào, đồng thời cho rằng "chắc chắn họ không hưởng lợi ích vật chất gì từ công ty".
Trước đó, được hỏi về mối quan hệ với Tân Việt Phát, ông Nguyễn Ngọc Hai cùng nhiều cựu lãnh đạo, cán bộ tỉnh Bình Thuận đều khai không có quan hệ cá nhân với công ty này, chỉ biết trên phương diện công việc.
Cơ quan tố tụng cho hay, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 92.600 m 2, Công ty Tân Việt Phát phân thành 500 lô, diện tích mỗi lô từ 100 - 2.000 m 2 và được cấp 500 "sổ đỏ" tương ứng. Công ty sau đó chuyển nhượng 475 lô, giá từ 6 - 7,3 triệu đồng/m2, đã thu 50% số t.iền bán đất, tổng 499 tỉ đồng.
Bắt 2 nghi can từ Hà Nội vào Tây Ninh trộm dây chống sét của trạm phát sóng Trên đường chạy ô tô từ Hà Nội vào Tây Ninh, Long phát hiện nhiều trụ ăng ten của trạm phát sóng không có người trông giữ nên cắt trộm dây cáp chống sét có lõi đồng đem bán. Ngày 10.5, Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Châu (Tây Ninh) cho biết đang tạm giữ hình sự Đào Ngọc Long (43 t.uổi) và...