Chạy tiền cho chồng đi xuất khẩu lao động, ngày về anh đưa đề nghị xót xa
Tôi không tin người chồng mình hết mực yêu thương, dành cả thanh xuân để chờ đợi lại đối xử tệ bạc như vậy.
Tôi lấy anh – người đàn ông gia cảnh bình thường, ngoại hình cũng không xuất sắc. Công việc của anh không ổn định, thu nhập không cao.
Bố mẹ nhiều lần góp ý tôi nên tìm người đàn ông có tương lai hơn để dựa dẫm. Phần vì bố mẹ lo con gái khổ, phần vì gia đình anh khá phức tạp nên bố mẹ không an lòng.
Nhưng vì yêu, tôi cố gắng thuyết phục bố mẹ. Thậm chí, tôi còn dùng những lời lẽ dọa nạt kiểu: “Con sẽ không lấy chồng nếu không phải là anh ấy”. Trước sức ép của con gái, bố mẹ đành chấp thuận.
Khi bước chân vào hôn nhân, tôi mới hiểu những khó nhọc trước giờ mình chưa từng trải qua. Kinh tế khó khăn, gia đình chồng không hỗ trợ, chúng tôi phải vất vả kiếm tiền.
Nhiều lần vợ chồng cãi vã vì có những dự tính kinh doanh nhưng không có vốn. Cưới nhau hơn một năm, chồng muốn đi xuất khẩu lao động. Anh nói tôi chạy cho anh hơn 300 triệu đồng để lo liệu mọi việc.
Khi bước chân vào hôn nhân, tôi mới hiểu những khó nhọc trước giờ mình chưa từng trải qua (Ảnh: Vecteezy).
Ban đầu, tôi không đồng ý. Nhưng nghe chồng nói đi 3 năm sẽ về, tích cóp một khoản tiền lấy vốn làm ăn, tôi lại mủi lòng.
Tôi muốn anh bản lĩnh hơn, muốn anh thực sự đàn ông và tự tin vào mình hơn khi có vốn liếng trong tay. Ngày qua ngày, không có tiền, anh sống vật vờ, tôi cũng chẳng vui. Tôi dặn chồng không phải lo lắng chuyện bố mẹ vì đã có tôi ở nhà lo chu toàn.
Suốt thời gian chồng đi, tôi sống trong nỗi nhớ mong da diết. Ở chung nhà chồng lại là dâu trưởng, tôi một mình chăm lo cho bố mẹ chồng.
Video đang HOT
Thời gian đầu, chồng hay gửi tiền về mỗi tháng. Nhưng sau này, anh ít khi gửi đều. Lúc nào tôi cần hoặc anh muốn, anh sẽ gửi về một khoản nhỏ cho tôi chi tiêu.
Gần 3 năm đó, mọi việc ở nhà chồng đều đến tay tôi. Bố mẹ chồng ốm mấy trận nằm viện, con đẻ đều kiếm cớ bận rộn. Con dâu, con rể khác không ở gần bố mẹ chồng nhiều nên ngại chăm.
Thấy được sự chu đáo, ân cần của tôi, bố mẹ chồng gạt bỏ định kiến trước kia, coi tôi như con gái trong nhà. Thấy tôi hao mòn vì thương nhớ chồng, mẹ chồng luôn động viên, an ủi. Tôi cũng quý mến nhà chồng, coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ.
Chờ đợi mòn mỏi cũng đến ngày chồng về nước. Tôi mừng rỡ vì được gặp lại người mình yêu thương sau nhiều năm xa cách. Nhưng khi đến sân bay đón chồng, tôi thực sự choáng váng. Anh bước ra cùng một người phụ nữ bụng bầu trước sự sững sờ của mọi người.
Anh không ngại ngùng khi nhìn thấy bố mẹ và tôi. Anh dắt tay người phụ nữ kia, bảo chúng tôi về nhà để nói rõ mọi chuyện. 3 năm bên đó, anh đã quên đi tình cảm cũ và yêu thương người phụ nữ làm cùng mình.
Anh nói, không phải bản thân muốn phản bội tôi mà bởi vợ chồng “xa mặt cách lòng”. Anh mong tôi hiểu vì người phụ nữ kia đã mang bầu 7 tháng. Bây giờ, anh phải có trách nhiệm với mẹ con cô ta.
Anh hứa sẽ chuyển khoản cho tôi một tỷ đồng, kèm theo số tiền vay nợ lo cho anh đi trước đó với điều kiện tôi phải ký vào đơn ly hôn. Số tiền đó sẽ là sự bù đắp cho tôi suốt 3 năm qua.
Nhìn người đàn ông mình yêu thương, từng cãi lời bố mẹ để làm đám cưới khiến tôi không nói thành lời. Nước mắt chảy ngược vào trong vì quá căm hận.
Tình yêu nhiều năm, tình nghĩa vợ chồng, 3 năm thanh xuân chờ đợi và 3 năm chăm sóc bố mẹ chồng chỉ đáng giá một tỷ đồng thôi sao? Anh dùng lý do “xa mặt cách lòng” để biện minh cho sự phản bội của mình?
Vậy tại sao anh không hỏi, người phụ nữ như tôi không thay lòng, còn coi bố mẹ anh như bố mẹ đẻ, hết lòng chăm sóc?
Nhìn con dâu, mẹ chồng ôm tôi vào lòng khóc nức nở. Bà nói sẽ không bao giờ nhận người phụ nữ kia làm dâu. Bà chỉ có một người con dâu duy nhất là tôi. Nếu như con trai quyết định ly hôn, bà sẽ từ mặt anh.
Thực sự trong hoàn cảnh này, tôi không biết nên làm thế nào. Tôi không cam tâm ra đi nhưng ở lại cũng chỉ làm tổn thương tất cả. Bởi giờ đây, anh không còn là người chồng trước kia, trái tim anh cũng thuộc về người khác.
Hơn nữa, cô ta đang mang bầu đứa con của anh, thứ mà tôi không có được. Vậy tôi còn lựa chọn nào hơn là ly hôn sao?
Tôi thực sự cần lời khuyên lúc này.
10 năm phụng dưỡng bố mẹ chồng, ông bà nói lời này khiến tôi ngã ngửa
Chồng tôi vốn tính thật thà, nghe bố mẹ nói, anh mặc định tuân theo. Nhưng tôi lại không đồng ý với quyết định này.
25 tuổi, tôi lấy chồng. Lúc ấy, em chồng tôi vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Vì không học hành đến nơi đến chốn, bằng cấp không có nên nay bốc vác, mai chạy xe ôm, công việc vô cùng bấp bênh.
Khi có phong trào xuất khẩu lao động, gia đình chồng tôi bàn bạc vay mượn để lo hồ sơ cho chú đi đổi đời. 5 năm sau chú về nước, bố mẹ đưa ra quyết định khiến tôi bất ngờ.
Mẹ bảo, chúng tôi là anh chị, ổn định kinh tế, con cái đủ cả. Em đi xuất khẩu lao động về nước lỡ làng thanh xuân, đã 30 tuổi. Vì thế, bố mẹ quyết định để lại căn nhà cho em. Người ta nhìn vào em, có chút của cải mới dễ lấy vợ.
Như lo sợ tôi thắc mắc, mẹ chồng giải thích thêm cho việc vì sao chú út đi xuất khẩu lao động nhưng không có nhiều vốn liếng để dành. Đó là vì chú phải trả nợ khoản vay mượn lo hồ sơ trước khi đi.
Thực tế, chú mang tiếng đi xuất khẩu lao động nhưng chưa một lần gửi tiền về báo hiếu bố mẹ. Hoặc nếu có, vợ chồng tôi không được biết vì bố mẹ không đánh tiếng.
Vợ chồng tôi sắp phải nhường nhà cho chú út (Ảnh: Freepik).
Bố mẹ tuổi cao lắm bệnh, hầu như tháng nào cũng thăm viện lấy thuốc. Đặc biệt, bố bị tiểu đường, chế độ ăn uống rất hà khắc, tôi luôn phải cân nhắc, cẩn thận thực đơn mỗi bữa cơm cho ông.
Mẹ cao huyết áp, trái gió trở trời lại lên viện ít hôm. Những lần như thế, từ tiền viện phí, thuốc thang bồi bổ cho bố mẹ đến việc thay phiên nhau túc trực bệnh viện, đều một mình vợ chồng tôi lo hết.
Cuộc sống nông thôn với đồng lương giáo viên mầm non ít ỏi, chồng làm văn phòng khá hơn đôi chút nhưng chi tiêu cho cả gia đình, lo cho ông bà, đầu tư cho hai con ăn học, vợ chồng tôi chẳng có của ăn của để.
Thực lòng mà nói, tôi không quan tâm đến lương hưu hay của cải bố mẹ có. Nhưng 10 năm qua, tôi chăm lo cho bố mẹ, cơm bưng nước rót vì nghĩ rằng, gia đình mình sẽ sống và phụng dưỡng ông bà đến cuối đời.
Thời gian sống với nhau còn dài, cố gắng hòa thuận với ông bà cũng là tấm gương để các con nhìn vào.
Nhưng đến giờ phút này, tôi mới vỡ lẽ. Bố mẹ xem việc vợ chồng tôi sống cùng 10 năm qua đã là tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi không lo lắng chuyện thuê nhà, tập trung làm ăn. Khi đủ lông đủ cánh nên ra ở riêng để nhường nhà cho chú út.
Chồng tôi vốn tính thật thà, không thích ganh đua. Nghe bố mẹ nói, anh mặc định đấy là quyết định và chỉ việc tuân theo.
Tôi mang nỗi lòng tâm sự với các bác bên chồng, được khuyên nên nói thẳng với bố mẹ chồng. Nếu bố mẹ để lại căn nhà cho chú út thì cũng nên xin ông bà cắt cho mảnh đất nhỏ và sang tên cho vợ chồng tôi luôn.
Chồng tôi không đồng ý. Anh cho rằng, mảnh đất nhỏ ở quê chẳng đáng giá bao nhiêu, cũng không đủ để xây một căn nhà đúng nghĩa. Anh nhất quyết muốn dọn đi, bước đầu chấp nhận kiếp đi ở thuê.
Còn tôi lại muốn nghe theo lời khuyên của các bác bên chồng nhưng cũng sợ bị mang tiếng là tham lam, tranh giành với em chồng. Với điều kiện của chúng tôi, mua đất mới là chưa thể, đừng nói đến chuyện mua đất xây nhà.
Rất mong mọi người cho tôi lời khuyên!
Người phụ nữ U50 tìm thấy hạnh phúc mới sau 1 lần ly hôn Nhìn chị Vân An rạng ngời trong chiếc váy cưới màu trắng, sánh đôi cùng chú rể bước vào lễ đường, bạn bè, người thân nổ những tràng pháo tay không ngớt. Ảnh minh họa Khách mời dự ngày vui trọng đại của vợ chồng chị Vân An chủ yếu là người nhà và bạn bè thân thiết của vợ chồng chị. Chị...