Cháy ngùn ngụt ở Vườn quốc gia Tràm Chim, khói bốc cao hàng trăm mét
Rừng tràm thuộc Vườn quốc gia Tràm Chim ( huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang cháy lớn, khói bốc cao hàng trăm mét.
Ngày 11/6, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp đang dập lửa trong khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông).
Theo thông tin ban đầu, khoảng 12h, đám cháy phát ra từ khu A1 rừng tràm với cột khói cao hàng trăm mét. Tại hiện trường, khói mù mịt tràn ra đường kèm theo bụi than che khuất tầm nhìn trên tỉnh lộ, nhiều ô tô phải dừng lại.
Tỉnh Đồng Tháp đã huy động nhiều lực lượng gồm: Cảnh sát chữa cháy, Quân sự và lực lượng tại chỗ tích cực bơm nước dập tắt đám cháy.
Khói mù mịt xuất phát từ đám cháy trong Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: E.X
“Vụ cháy xảy ra dưới tán rừng tràm, đồng cỏ khô và có diện tích trồng cây ăn trái của người dân. Hiện chưa thống kê diện tích xảy ra cháy, các lực lượng đang tích cực phối hợp chữa cháy”, một lãnh đạo Công an huyện Tam Nông thông tin.
Video đang HOT
Lãnh đạo xã Phú Đức, huyện Tam Nông cho biết, hàng trăm người đã được huy động để chữa cháy. Các lực lượng cứu hộ cố gắng dùng nước dập và khu biệt hỏa hoạn, ngăn chặn lửa cháy lan ra.
Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) rộng gần 7.500ha, được công nhận là Ramsar thứ 4 của Việt Nam vào năm 2012. Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm của cả nước và trên thế giới.
Tràm Chim có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ.
Bé gái 11 tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn rách 20cm trên đầu
Cháu bé nhập viện với vết thương lớn vùng sau đầu, gáy kích thước hơn 20cm chảy nhiều máu và tổn thương vùng sau đầu, tai, lưng, vai với nhiều vết thương nghiêm trọng.
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết, các bác sĩ bệnh viện này vừa cấp cứu một trường hợp bị chó dữ tấn công, gây thương tích nghiêm trọng.
Trước đó, bé gái 11 tuổi (trú tại xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) khi đang chơi cùng hai bạn nhỏ khác đã bị một con chó to (giống chó lai) của nhà hàng xóm bất ngờ lao ra cắn tới tấp vào vùng sau đầu, tai, lưng, vai gây nhiều vết thương nghiêm trọng.
Thời gian qua, cả nước xảy ra nhiều vụ chó cắn trẻ nhỏ gây thương tích nặng (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, cháu bé nhập viện với vết thương lớn vùng sau đầu, gáy kích thước hơn 20cm chảy nhiều máu và được các bác sĩ vệ sinh, khâu vết thương phần mềm vùng đầu, giảm đau và đặt dẫn lưu tránh máu tụ vùng đầu. Tại đây, bác sĩ chỉ định chụp CT-Scanner để đánh giá mức độ tổn thương vùng đầu, rất may chưa ghi nhận bất thường.
Sau đó, trẻ được đưa đến Trung tâm tiêm chủng và Miễn dịch dị ứng - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ để tiêm huyết thanh kháng dại. Tại trung tâm, các bác sĩ đã thăm khám lâm sàng và phối hợp cùng các bác sĩ khoa Ngoại Nhi tổng hợp để vệ sinh vết thương và tiêm chủng an toàn cho trẻ.
Trong thời gian qua, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị chó cắn. Trước đó, đấu tháng 4/2024, bé trai H.M.K. (3 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cấp cứu sau khi bị 2 con chó béc-giê to (khoảng 25kg/con) của nhà hàng xóm tấn công.
Thời điểm vào viện, bé K. hoảng loạn, quấy khóc, vùng đầu, mặt, bẹn, lưng, chân có nhiều vết thương kèm theo tình trạng tiểu máu toàn bãi. Sau khi cho trẻ thực hiện siêu âm, chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương các cơ quan, các bác sĩ phát hiện trẻ có tình trạng chấn thương vỡ thận phải.
Bé trai 3 tuổi bị chấn thương bụng, vỡ thận do bị chó béc-giê tấn công hồi tháng 3/2024.
Trẻ được chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang để đánh giá mức độ tổn thương thận. Kết quả cho thấy thận phải vỡ làm 2 mảnh, có thoát thuốc ra khoang quanh thận. Bác sĩ kết luận trẻ bị chấn thương thận phải độ IV theo ASST (bảng phân loại chấn thương thận của Hiệp hội Phẫu thuật Chấn thương Mỹ).
Bệnh nhi được điều trị theo phác đồ tích cực: truyền dịch, đặt sonde tiểu theo dõi màu sắc số lượng nước tiểu, sử dụng 3 loại kháng sinh phối hợp, dùng giảm đau, thay băng, vệ sinh vết thương hàng ngày, đồng thời theo dõi huyết động, theo dõi bão hòa oxy trong máu 1h/lần trong ngày đầu.
Theo các bác sĩ, phụ huynh cần cẩn trọng trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ - đối tượng chưa có khả năng tự vệ, tránh để trẻ tiếp xúc gần với chó để đề phòng các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Nếu trẻ không may bị chó cắn, phụ huynh cần bình tĩnh rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước xà phòng, nước muối sinh lý để loại bỏ tối đa vết bẩn và vi khuẩn còn bám trên bề mặt vết thương. Sau đó, dùng gạc sạch đắp che vết thương rồi đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu và tiêm chủng kịp thời.
Thông tin mới nhất vụ nữ sinh xô xát tại sân trường và bị chặn đánh trên đường Liên quan đến sự việc nữ sinh xô xát xảy ra tại sân trường, và bị chặn đánh trên đường đi học về, lãnh đạo Trường THPT Mỹ Văn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ cho biết các đơn vị liên quan đang vào cuộc xử lý. Hình ảnh ghi lại sự việc xô xát liên quan đến các nữ sinh trường THPT...