Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ “trăm năm có một”
Nhiều quốc gia châu Âu đã triển khai loạt biện pháp phòng chống tại các con sông lớn, trong bối cảnh hàng chục thị trấn và thành phố trên khắp Trung Âu bị nhấn chìm bởi trận lũ lụt tàn khốc khiến ít nhất 19 người thiệ.t mạn.g.
Reuters ngày 17/9 đưa tin, các con sông vẫn tiếp tục tràn bờ ở Czech, trong khi mực nước sông Danube đang dâng cao ở Slovakia và Hungary, và một số khu vực ở Áo và Romania cũng bị ngập trong nước lũ.
Khu vực biên giới Czech – Ba Lan được nhận định là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất kể từ khi mưa lũ xuất hiện vào cuối tuần qua, với việc các con sông tràn bờ kéo theo nước lũ gây sập cầu và phá hủy nhà cửa.
Nhiều khu vực tại châu Âu chìm trong biển nước. Ảnh: Reuters
Tại Romania, lũ lụt đã khiến 7 người thiệ.t mạn.g. Lũ lụt cũng cướp đi sinh mạng của 4 người ở Ba Lan, 5 người ở Áo và 3 người ở Czech. Cho đến nay, hàng chục nghìn hộ gia đình tại Czech và Ba Lan vẫn không có điện hoặc nước ngọt.
Video đang HOT
Trong đêm 16/9, các tình nguyện viên cùng nhân viên cứu hộ đã nỗ lực đắp lại bờ kè bị vỡ xung quanh Nysa – thành phố có hơn 40.000 người sinh sống ở phía Tây Nam Ba Lan. Ba Lan đã ban bố tình trạng thảm họa ở khu vực này và dành riêng 260 triệu USD để cứu trợ nạ.n nhâ.n vùng lũ.
Đợt mưa lớn bất thường vừa qua đã gây lũ lụt tại nhiều nước châu Âu. Ảnh: Reuters
Tại nước láng giềng Czech, Thống đốc vùng Đông Bắc Moravia-Silesia Josef Belica cho biết 15.000 người đã được sơ tán. Đây là một trong hai vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ở Czech. Trực thăng cũng đang được điều động chuyển hàng cứu trợ đến các khu vực bị cô lập bởi nước lũ.
Tại Hungary, các thị trấn lịch sử Visegrad và Szentendre ở phía Bắc Budapest đã xây dựng các đậ.p di động để chuẩn bị ứng phó với nguy cơ lũ lụt trên sông Danube. Hungary cho biết sẽ triển khai nhiều binh sĩ nhất có thể để hỗ trợ nỗ lực phòng chống lũ lụt, trong đó có 1.400 binh sĩ đã hỗ trợ trên bộ.
Trong khi đó, cơ quan xếp hạng tín dụng Morningstar DBRS ước tính, thiệt hại do lũ lụt trên khắp Trung Âu sẽ có thể lên đến hơn một tỷ euro ( tương đương 1,1 tỷ USD).
5 quốc gia EU kêu gọi duy trì kênh liên lạc mở với Nga
Các ngoại trưởng của 5 nước thành viên EU ở Trung Âu đã gặp nhau để thảo luận về hậu quả từ cuộc xung đột Nga - Ukraine trong lĩnh vực an ninh năng lượng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Các ngoại trưởng 5 nước Trung Âu đã gặp nhau để thảo luận về một số vấn đề cùng quan tâm. Ảnh: mzv.cz
Theo mạng tin EURACTIV.de (Đức), Ngoại trưởng của 5 quốc gia Trung Âu mới đây đã gặp nhau và kêu gọi duy trì các đường dây liên lạc với Nga thông qua Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) để tạo điều kiện thuận lợi cho con đường dẫn đến hòa bình ở Ukraine.
Cụ thể, các Ngoại trưởng của Áo, Slovakia, Slovenia, CH Séc và Hungary đã gặp nhau tại Vienna theo hình thức được gọi là "Trung tâm 5" ("Central 5") để thảo luận về một số vấn đề cùng quan tâm. Trong số đó có lời kêu gọi đảm bảo sự liên lạc liên tục của OSCE, một trong số ít tổ chức toàn châu Âu mà Nga vẫn là thành viên.
Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg, người chủ trì sự kiện, phát biểu trong một cuộc họp báo: "Tôi tin rằng chúng ta phải tiếp tục mở các đường dây liên lạc và nền tảng cần thiết mà chúng ta có thể cần khi thời điểm đến".
Trong khi nhấn mạnh sự ủng hộ vô điều kiện của mình đối với Ukraine, Ngoại trưởng Schallenberg nói rằng OSCE là "nền tảng đối thoại duy nhất của toàn châu Âu và tôi tin rằng tổ chức này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai".
Những người đồng cấp của ông Schallenberg cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của OSCE, trong đó Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó đặc biệt lưu ý rằng "các kênh liên lạc phải được mở".
Tuy nhiên, Hungary đã nhiều lần bị các nước EU khác chỉ trích vì cách tiếp cận hòa giải hơn với Nga. Vào tháng 4 năm nay, quốc gia nhận khoảng 80% khí đốt từ Nga này đã ký một thỏa thuận năng lượng mới với Moskva để đảm bảo tiếp tục cung cấp dầu và khí đốt bất chấp cam kết của châu Âu về việc giảm dần nhập khẩu năng lượng của Nga.
Ngoại trưởng Szijjártó sẽ trở lại Nga vào giữa tháng 10 này để tham gia "Tuần lễ Năng lượng Nga".
Áo cũng bị chỉ trích tương tự vì có quan điểm nhẹ nhàng hơn với Nga. Tính đến tháng 7/2023, Áo nhập khẩu khoảng 66% lượng khí đốt từ Nga, giảm so với mức 79% trước xung đột ở Ukraine.
Áo còn bị chỉ trích nặng nề vì cho phép đại diện của Nga trong OSCE đến Vienna để tham gia các cuộc họp của tổ chức này. Tuy nhiên, ông Schallenberg tuyên bố rằng việc có thêm Belarus và Nga sẽ rất quan trọng đối với hoạt động của tổ chức.
Trong khi đó, Slovenia, CH Séc và Slovakia cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải "cứu OSCE khỏi tình trạng không còn phù hợp". Ngoại trưởng Slovenia Tanja Fajon cho biết OSCE là "tổ chức duy nhất có đối thoại cởi mở với Nga", khi người đồng cấp CH Séc Jan Lipavský nói thêm rằng OSCE là "một trong những trụ cột của kiến trúc an ninh châu Âu".
Thủ tướng Đức tự tin về nền kinh tế, từ chối chi thêm ngân sách hỗ trợ Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bác bỏ những lời kêu gọi nhằm tăng chi tiêu ngân sách liên bang để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AP Trả lời phỏng vấn tờ báo Mediengruppe Bayern ngày 26/8, nhà lãnh Đức cho rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sở hữu những điều kiện tiên...