Chàng trai xếp lá dừa thành 40 con vật, nguồn thu nhập bất ngờ khi lên TP.HCM
Phan Văn Tới (36 tuổi, quê Kiên Giang) lên TP.HCM khởi nghiệp với nghề xếp lá dừa thủ công thành những con vật bán ở góc vỉa hè, thu hút ánh nhìn của nhiều người vì quá đáng yêu.
Mê bộ môn xếp lá dừa thủ công thành những con vật ngộ nghĩnh, anh Tới lập kênh YouTube hướng dẫn cách làm từ năm 2017, đến nay đã được hơn 50.000 lượt đăng ký. Thấy những sản phẩm của anh ngày càng độc đáo, nhiều người bình luận khuyến khích anh thử làm để bán cho trẻ em làm đồ chơi.
“Nghe nói người TP.HCM thích loại đồ chơi này nên tôi quyết định khăn gói lên đây từ hồi tháng 7 để khởi nghiệp. Hằng ngày vẫn duy trì làm video đăng lên mạng xã hội và làm để bán vỉa hè, không ngờ lại cho thu nhập tốt”, chàng trai đang ở trọ tại Q.12 cho biết.
Chiều 16.11, anh Tới dọn hàng ở góc nhỏ vỉa hè cạnh đường Phạm Văn Đồng (Q.Gò Vấp). Khoảng 20 – 30 con vật ngộ nghĩnh được anh làm sẵn ở nhà, đem treo lên cây sào, gió đưa lủng lẳng thu hút ánh nhìn của những người dừng đèn đỏ.
“Tôi thường bán ở các quận ngoại thành, mỗi ngày một điểm, không cố định. Tôi mong sao nhiều người dân TP.HCM biết vẫn còn người làm và bán loại đồ chơi thủ công này”, anh Tới nói.
Anh Tới biết làm loại đồ chơi tạo hình bằng lá dừa này từ lúc nhỏ. Sau khi nghỉ công việc ở xã, anh chuyên tâm học hỏi, sáng tạo thêm nhiều kiểu đăng lên mạng xã hội. Đến nay, anh có thể làm được khoảng 40 mẫu con vật khác nhau, chưa kể tạo một số mẫu hoa, đồ trang trí…
Video đang HOT
Mỗi con vật tạo hình từ 15 – 25 phút tùy theo độ khó. Trong hình anh Tới đang xếp một con cá.
Anh Tới dùng lá dừa non, có màu vàng ươm để xếp con vật. Lá dừa chưa dùng đến được anh bảo quản bằng cách ướp lạnh để giữ độ tươi. 100% các công đoạn được anh Tới làm thủ công bằng tay. Với một số con vật phức tạp, anh bấm đinh để cố định.
Anh Tới dùng thêm hạt nhựa để làm mắt, tô mỏ, viền đuôi… bằng bút màu để tăng thêm phần nổi bật. “Sản phẩm có thể giữ được độ tươi khoảng 2 – 3 ngày, nên đặt ở nơi khô thoáng, tránh nước, nắng gắt trực tiếp. Khi khô thì sản phẩm chuyển màu, nhưng không ảnh hưởng đến hình dáng nên vẫn có thể trang trí đến vài tháng”, anh cho biết.
Những con vật khó hơn như con bướm, con công thì có thể mất đến 25 phút để hoàn thiện. Tuy vậy, anh vẫn bán đồng giá 20.000 đồng/ con.
Con châu chấu được tạo hình để có thể đứng vững trên mặt phẳng.
Chị Thanh Thảo (23 tuổi ở Q.Gò Vấp) đã mua con bướm và con cua về trang trí: “Mình thấy con bướm có cánh rất đẹp còn con cua là biểu tượng cung hoàng đạo của mình nên chọn mua. Mình sẽ đem về trang trí trong nhà, sản phẩm thủ công này tuy nhìn đơn giản nhưng lại được làm rất công phu, thẩm mỹ”.
Một đứa trẻ thích thú với con chuồn chuồn nên người mẹ dừng lại mua vào chiều 16.11. Sau 4 tháng ở TP.HCM anh Tới không chỉ có thu nhập từ việc bán lẻ sản phẩm từ lá dừa mà một số chương trình sinh nhật, trang trí tiệc cũng thuê anh làm con vật để trang trí với số lượng lớn. Anh cũng sẵn sàng dạy nghề cho bất kỳ ai muốn theo học.
Tôi rất bất ngờ khi công việc xếp lá dừa thủ công này ở TP.HCM lại có thể mang lại cho tôi thu nhập tốt. Niềm vui của tôi là khi ai đó yêu cầu một con vật mới lạ, tôi tìm tòi và tạo được cách làm”, anh Tới nói.
Thưởng thức bánh ống lá dứa Hà Tiên ngon nức tiếng
Bánh ống lá dứa là một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang). Với cách chế biến độc đáo cũng như hương vị đặc biệt, món bánh đã ghi điểm tuyệt đối với thực khách gần xa.
Thưởng thức bánh ống lá dứa Hà Tiên ngon nức tiếng
Bánh ống lá dứa khiến người ta liên tưởng đến món bánh cốm của người Hà Nội nhưng hương vị thơm ngon hơn rất nhiều. Mặc dù chỉ được làm từ những nguyên liệu quen thuộc với người dân miền Tây là gạo nếp, lá dứa, dừa bào, vừng nhưng những ai đã từng ăn bánh ống lá dứa này đều nhớ mãi cái hương vị ngon lành mà món ăn này đem lại.
Bánh ống lá dứa là một món ăn vặt có hình trụ, dài khoảng 10 đến 15cm. Bởi vì khuôn bánh không có sẵn ngoài thị trường nên các hàng quán chuyên bán thường nhờ thợ đúc riêng khuôn theo ý mình. Một khuôn như vậy sẽ có từ 3 - 8 ống đựng bánh. Ống được làm bằng nhôm, dài khoảng 15cm, bên trong có 1 cây dài như que để lấy bánh ống ra khi bánh chín. Mặt trên của ống được đậy lại bằng 1 miếng nhôm tròn giống đồng xu bằng kích thước ống, còn mặt dưới được bịt bằng 1 miếng nhôm tròn.
Ảnh: @popolulu.vietnam.
Bánh này có công thức chế biến tương đối đơn giản. Đầu bếp chỉ cần xay nhỏ gạo, vắt lá dứa lấy nước, nạo cùi dừa rồi trộn cả 3 lại với nhau và bỏ vào khuôn là đã xong xuôi công đoạn chế biến. Bánh sau khi mang đi hấp chỉ từ 2 đến 3 phút là đã có thể lấy ra, thêm chút vừng và thưởng thức.
Ảnh: @popolulu.vietnam.
Khi bánh chín sẽ tỏa mùi thơm lừng, mùi gạo xay hòa quyện cùng cùi dừa và hương vị lá dứa tạo nên trải nghiệm cực kì đặc sắc và thú vị. Thường sẽ ăn bánh ống cùng dừa nạo, đậu phộng để tăng thêm hương vị thơm ngon cho bánh.
Bánh ống lá dứa được bày bán ở khắp các con đường tại thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) nhưng ngon nhất là bánh ống lá dứa ở gần khu du lịch Thạch Động - Hà Tiên. Bánh ống lá dứa ở đây rất ngon, gạo nếp mềm và ngọt lịm. Ngoài Thạch Động, những địa điểm du lịch ở Hà Tiên khác như bãi biển Mũi Nai, núi Đá Dựng, chợ đêm Hà Tiên... cũng đều có những cửa tiệm bán món bánh ống lá dứa nổi tiếng độc đáo này.
Cách làm mứt dừa lá dứa thơm lừng đón tết Để có đĩa mứt dừa màu sắc chào năm mới không quá khó đâu nhé. Chỉ cần bỏ chút thời gian là bạn đã có một món đãi khách tuyệt vời trong những ngày đầu năm mới rồi. Nếu bạn chưa từng làm mứt dừa hãy tham khảo bài "Mứt dừa không thể dễ hơn". Hôm nay, mình sẽ giới thiệu thêm tới...