Chàng trai 9x và những ngôi nhà cổ Bắc Bộ thu nhỏ gợi ký ức tuổ.i thơ
Những ngôi nhà tí hon được thể hiện tỉ mỉ, tinh xảo theo kiến trúc truyền thống mà Nguyễn Thế Tuyền thực hiện khiến nhiều người rưng rưng hoài niệm tuổ.i thơ.
Nguyễn Thế Tuyền (sinh năm 1992, hiện sống tại huyện Xuân Trường, Nam Định) bắt đầu mê mẩn với việc làm mô hình nhà truyền thống từ năm 2022 như một cách lưu lại vẻ đẹp của kiến trúc xưa. Anh thường làm những ngôi nhà tí hon kích cỡ chỉ 40cm x 60cm, 60cm x 80cm hoặc 1m x 1m2 nhưng các chi tiết đều được thể hiện rất tỉ mỉ và tinh xảo.
Các mô hình thường được dựng theo mẫu nhà phổ biến khoảng năm 1880 trên các vùng miền ở việt Nam, đặc biệt là vùng Bắc Bộ.
“Tôi có một tình yêu mãnh liệt và lòng trân trọng đối với kiến trúc truyền thống của Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Những ngôi nhà xưa mang nét đặc trưng từ lối xây dựng cổ kính, chất liệu độc đáo và không gian sống rất hài hòa với thiên nhiên”, Thế Tuyền chia sẻ.
Nguyễn Thế Tuyền muốn lưu trữ các nét kiến trúc cổ xưa.
Điểm độc đáo của nhà ở Bắc Bộ nằm ở mái ngói đỏ truyền thống, cấu trúc gỗ cột chèo, sân vườn rộng và nhiều chi tiết thủ công tinh tế. Công trình được thiết kế để hòa hợp với đặc thù của kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng mưa gió, bão lụt thất thường. Kiểu thiết kế này tạo nên không gian sống thoáng đãng, mát mẻ.
Nguyễn Thế Tuyền nói anh tái hiện những giá trị kiến trúc cổ xưa này dưới dạng mô hình thu nhỏ không chỉ để trang trí mà còn để lưu giữ, truyền tải văn hóa truyền thống của Việt Nam đến các vị khách nước ngoài.
Những mô hình nhà xưa được Tuyền nghiên cứu tỉ mỉ và tái hiện từ những chi tiết nhỏ.
Thời gian hoàn thành một mô hình nhà truyền thống thường mất từ 1 đến 2 tháng, tùy vào độ phức tạp của thiết kế. Nguyễn Thế Tuyền thường bắt đầu bằng việc tìm hiểu kiến trúc nhà truyền thống qua tài liệu, hình ảnh cùng các chuyến đi thực tế. Anh nghiên cứu và thu thập nhiều tài liệu khác nhau để hiểu sâu về căn nhà mình định dựng.
Sau khi có đầy đủ thông tin, anh mới lên bản vẽ chi tiết, bao gồm tỷ lệ và cấu trúc của ngôi nhà. Điều này giúp đảm bảo mô hình cuối cùng chính xác và hài hòa. Anh cũng chọn sử dụng chất liệu bê tông sắt thép, nhựa fomex, gỗ và ngói đất nung để tạo ra sự bền vững, nhẹ, dễ dàng cho việc trưng bày.
Gia công các chi tiết nhỏ là một trong những bước quan trọng nhất. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ trong việc cắt, gọt và ghép các mảnh nhỏ. Các chi tiết như cửa sổ, mái nhà và sân vườn đều cần độ chính xác cao.
Các chi tiết nhỏ nhất được làm thủ công hoàn toàn với độ chính xác cao.
Sau khi gia công xong từng phần, anh sẽ lắp ráp theo bản thiết kế. Mỗi chi tiết được ghép lại với nhau một cách cẩn thận để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền. Cuối cùng, anh kiểm tra lại độ chịu lực, xem tổng quan và các chi tiết của sản phẩm đã giống như bản vẽ, hình mẫu ban đầu hay chưa.
Ngoài cái khó của việc tái hiện các chi tiết nhỏ của kiến trúc Bắc Bộ, đặc biệt là mái ngói hay các đường nét của đồ gỗ cổ, việc tìm kiếm nguyên liệu phù hợp để mô hình vừa đẹp mắt vừa bền bỉ cũng là một thách thức.
Việc tái hiện kiến trúc nhà sàn cũng được Tuyền quan tâm.
Thế Tuyền tâm sự: “Những mô hình này là cách tôi kết nối với văn hóa và lịch sử quê hương. Mỗi mô hình là một câu chuyện, một kỷ niệm về những ngôi nhà xưa cũ, nơi lưu giữ ký ức gia đình”.
Các video về quá trình làm nhà mô hình của anh khiến nhiều người trầm trồ, trong đó có không ít bạn trẻ.
“Giống y nhà ông bà ngoại mình ngày xưa, nhưng nhà ông bà giờ đậ.p đi xây lại rồi, mình thấy nhớ nó lắm mọi người ạ. Nhớ muốn khóc vì bao nhiêu kỷ niệm”, “Nhìn mà nhớ ngày xưa, mình còn nhỏ cũng ở nhà như vậy, đơn giản mà ấm áp”, “Hoài niệm ký ức tuổ.i thơ, nhiều năm trước nhà mình cũng y như này, nghĩ lại thôi đã thấy xúc động rồi, mình xuất phát từ đâu lại tìm về nơi đó”, “Giếng trước nhà, đống rơm bên cạnh, nhà vệ sinh bằng tro phía sau đều kỷ niệm ghê bạn ơi”… là những bình luận xúc động của người xem.
Hiện nay, kênh Tiktok của Thế Tuyền được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, thu hút gần 100 nghìn lượt theo dõi. Nhiều video thu hút hàng triệu lượt xem, có video lên đến 20 triệu lượt phát. Tuyền cho rằng, từ điều này có thể thấy, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến các giá trị truyền thống trong kiến trúc xưa.
Hơn 2,5 triệu người xem các cậu bé đi xe đạp điện "thăm khám" bụi tre mỗi ngày, biết lý do ai cũng mỉm cười
Nhiều người tò mò việc Trung Thu về thì liên quan gì đến bụi tre cho tới khi đọc bình luận, ký ức tuổ.i thơ cứ thế ùa về.
Mới đây, một clip với tiêu đề: " Top dấu hiệu nhận biết Trung Thu. Top 1: Bụi tre nhà tớ bị mấy anh chạy xe đạp điện thăm khám mỗi ngày", được đăng tải trên mạng xã hội TikTok thu về hơn 2,5 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận.
Clip Top 1 dấu hiệu nhận biết Trung Thu đã về ở các vùng quê.
Nội dung clip chỉ kéo dài 0,6 giây ghi lại vỏn vẹn hình ảnh một bụi tre bên đường, cùng 1 chiếc xe đạp điện và 2-3 cậu bé. Điều này khiến nhiều người tò mò. Bởi họ không biết được những người kia đang làm gì ở bụi tre bên đường, cũng như điều này có liên quan gì đến Trung Thu.
Thế nên, clip càng thu hút nhiều lượt xem, tò mò vào đọc bình luận để tìm lời giải đáp.
Theo chủ nhân clip này lý giải thì khoảnh khắc nêu trên là cảnh những em học sinh cấp 2 đang chặt tre về làm lồng đèn. Cô nói thêm: "Trường cấp 2 gần nhà tớ năm nào cũng tổ chức thi lồng đèn á bà, nhìn tụi nhỏ chuẩn bị mà vui ghê".
Những đứ.a tr.ẻ chặt tre để làm lồng đèn Trung Thu thủ công. Ảnh: H. Trang.
Nhiều người cũng chia sẻ rằng khi thấy bụi tre và Trung Thu họ đã biết ngay đây là câu chuyện chặt tre làm lồng đèn - câu chuyện gắn liền với ký ức về Tết tình thân của nhiều thế hệ 8X, 9X.
Những ký ức tuổ.i thơ cứ thế ùa về, nhiều dân mạng rôm rả kể lại chuyện cũ: "Giờ hiếm ai làm lồng đèn như xưa lắm, nhớ thời ấy", "Hồi xưa mỗi khi Trung Thu là xóm tui tự tạo 1 cuộc thi nhỏ ngyên nhà tui tụ lại làm 1 cái lồng đèn kéo quân to lắm. Cha và Ông thì ngồi vót tre ráp khung còn tui, mẹ với bà thì ngồi cắt giấy tạo hình vui lắm".
"Lại nhớ đến không khí Trung Thu ngày xưa. Thuở đó, muốn có lồng đèn mà nhà nghèo nên tôi với lũ bạn sẽ đi ra vườn chặt tre, trúc để làm đèn ông sao. Nếu đứa nào sang hơn thì vỏ lon, vỏ chai nhựa, còn lấy cơm nóng làm hồ dán", "Hồi xưa nhà có bụi tre, gần tới trung thu ba tớ ra ngồi canh từ sáng đến chiều, canh ai tới xin là ba tớ chặt cho, sợ mấy đứa nhỏ không biết chặt",....
Làm đèn Ông sao thủ công. Nguồn: khoibepvagio.
Song, ngày nay, tại nhiều vùng quê, tr.ẻ e.m vẫn rủ nhau chặt tre, trúc để làm lồng đèn Trung thu, cách này vừa đơn giản, được sáng tạo theo ý mình mà lại tiết kiệm. Người lớn trong nhà thường chặt và mang tre về cho những đứ.a tr.ẻ để đảm bảo sự an toàn, cả nhà cùng nhau quây quần làm lồng đèn, mang đến hương vị ấm áp mùa Tết tình thân.
"Nhà mình gần trường cấp 2, bụi trúc ngay đường lớn, cứ học sinh chạy ngang là vào hỏi cho con em xin vài cây làm lòng đèn và hôm sau tớ đã in nguyên cái bảng bụi trúc phục vụ cho Trung Thu, các em cứ thoải mái", một cư dân mạng bình luận dễ thương. Nhiều người cũng cho hay họ muốn tìm những chiếc lồng đèn truyền thống như vậy, song rất hiếm và phải tự làm.
Thông thường, cành cây tre, trúc được chọn làm lồng đèn Trung Thu phải thẳng, không bị cong, như vậy khi làm ra, chiếc lồng đèn mới đẹp và bắt mắt. Những đứ.a tr.ẻ thường tụm 5, tụm 7 và phân công nhau cùng làm việc, đứa lớn thường đi chặt tre, trúc, sau đó ghép nối lại với nhau thành những hình thù yêu thích như Ông áo (ngôi sao). Ai khéo tay hơn thì sẽ đảm nhận vị trí dán giấy kiếng nhiều màu sắc bên ngoài. Ngoài tre, trúc thì tụi nhỏ cũng hay nhặt những chiếc lon cũ như lon nước ngọt, lon sữa,... để làm lồng đèn Trung Thu.
Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hơn những chiếc lồng đèn thủ công như trên hầu như không còn. Thay vào đó là những chiếc lồng đèn điện tử nhiều hình dáng, kích cỡ và được chạy bằng pin. Tuy nhiên, dù là lồng đèn truyền thống hay hiện đại, thì những văn hóa đẹp về ngày Tết Trung Thu vẫn luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng mỗi con người.
'Thôn nữ' sinh năm 2003 làm người xa quê xao xuyến với loạt cơm nhà đậm chất tuổ.i thơ Nhiều người nói rằng họ đã tìm lại cảm giác bình yên và ký ức thôn quê qua những clip của cô bạn này. Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại xô bồ, đông đảo khán giả đã đổ xô đi xem nội dung về cuộc sống thôn quê để tìm lại cảm giác yên bình và phút giây được sống "chậm...