Chàng thơ Trần Doãn Hoàng hạnh phúc vì xuống tóc, nhuộm da cho Bờm thêm bụi đời trong ‘Cám’
Kể từ khi phim điện ảnh Cám công bố poster và trailer chính thức, chi tiết gây chú ý nhất là mối quan hệ “trên tình bạn” của Bờm và Cám được hé mở.
Bên cạnh nhân vật Cám, thằng Bờm của Trần Doãn Hoàng là một vai diễn mới lạ, khác xa với hình tượng chàng thơ giản dị ở các dự án trước đây của anh. Một chàng Bờm bụi bặm và gai góc là vai diễn quan trọng trong năm 2024 của chàng trai Nam Định sinh năm 1994.
Trước khi đến với Cám, Trần Doãn Hoàng từng được biết đến qua các dự án phim Hoa Nhài, Con đường có mặt trời, Cậu Vàng cùng khả năng diễn xuất linh hoạt. Từ vai thằng Cò con Lão Hạc ngây thơ trong Cậu Vàng, Doãn Hoàng vừa có bước chuyển mình đáng nhớ khi hóa thân vào vai Bờm – một ẩn số thú vị trong phim kinh dị Cám 2024.
Bờm trong dị bản kinh dị Cám là một nhân vật có vẻ ngoài chân chất và khôn lanh có số phận mồ côi, Bờm lớn lên từ một kỹ viện. Khi vào tạo hình bụi bặm, ngông nghênh của Bờm, Doãn Hoàng rất hạnh phúc khi được cạo tóc, làm đen da, để móng tay bẩn suốt quá trình quay để giữ raccord. “Với Doãn Hoàng, tất cả những điều này đều là trải nghiệm quý giá và thú vị. Cũng như cách ai nấy thường định hình Doãn Hoàng là một nhân vật hiền lành thư sinh, thật ra Hoàng rất… nghịch! Nghịch theo chiều hướng tích cực và mong muốn được thử sức mình trong những cuộc đời nhân vật mới để khám phá bản thân”, Doãn Hoàng chia sẻ.
Trong quá trình tìm kiếm chủ nhân của vai Bờm, đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân cũng nhìn thấy được ở Doãn Hoàng có sự hiền lành cùng tham vọng tìm kiếm một dạng vai mới. Bờm là nhân vật lần đầu tiên xuất hiện trong thế giới của Tấm Cám và có nhiều tương tác với hai chị em cùng ông Hai Hoàng – cha ruột Tấm Cám. Bờm là phụ việc của ông Hai Hoàng và luôn kề cận hai chị em trong nhiều sự kiện của gia đình. Bờm luôn vận áo khoác cộc tay, người ngợm lấm lem, trên tay luôn cầm chiếc quạt mo. Điểm đặc biệt ở câu chuyện lần này là Bờm dường như có một mối quan tâm đặc biệt dành cho Cám, chi tiết vừa được NSX hé lộ qua cảnh thân thiết của cả hai tại trò chơi đán.h đu từ trailer chính thức.
Trước ngày quay cảnh đặc biệt này, khi được bước đến làm quen bối cảnh, Hoàng choáng ngợp với chiếc đu quay khổng lồ đã được tổ thiết kế kỳ công phục dựng cho thật giống với chiếc đu truyền thống thời xưa, nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn. Thế nhưng, khi Trần Doãn Hoàng và Lâm Thanh Mỹ cùng đứng lên chiếc đu, cả hai phải mất một lúc để cân bằng. Tại hậu trường cảnh quay này, Hoàng kể lại anh chàng đã phải thường xuyên tự trấn an bản thân vì sợ bạn diễn bị ngã trên chiếc đu cao.
Video đang HOT
Nói về kỷ niệm với các diễn viên còn lại, Hoàng hăm hở kể: “Có lần mình bị ốm và sốt, tất cả mọi người khi ấy đều quan tâm và chăm cho mình như người thân trong nhà. Hết người này đến người kia hỏi Bờm đã ăn gì chưa, đã uống thuố.c chưa. Điều ấm áp dễ thấy nhất là khi mình ngồi xem lại ảnh trong điện thoại, mới biết rằng túi thuố.c mà mình tự chuẩn bị mang theo khi đi phim chỉ chiếm 1/5 so với với số thuố.c mà mọi người đã dúi vào tay. Lúc nào cũng bảo Bờm uống thuố.c này đi tốt lắm, hỏi mình có cái này chưa, có cái kia chưa. Đây dù chỉ là hành động nhỏ nhưng rất chân thành!”. Chia sẻ về trải nghiệm lần đầu vào đóng phim với nhiều diễn viên miền Nam, Doãn Hoàng chia sẻ: “Phim Cám hầu hết tất cả mọi người đều có những cảnh tâm lý nặng, nhưng bên ngoài cảnh quay, tất cả đều tạo không khí thoải mái nhất cho nhau. Hoàng có những kỷ niệm rất ít khi được trải nghiệm ở một đoàn làm phim là ngày off hay những ngày được nghỉ sớm, mọi người rủ nhau đi ăn uống gặp gỡ chia sẻ cho nhau từ nhiều thế hệ, điều này thật chân tình”.
Cám là dự án điện ảnh được thực hiện bởi ê-kíp Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, từ đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân. Cám là dị bản kinh dị đẫm má.u từ câu truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám, chính thức khởi chiếu ngày 20/9/2024.
Loạt trang phục lộng lẫy trong phim Cám: Đâu là hư cấu, đâu là lịch sử?
Khán giả không thể không thán phục tạo hình phục trang của phim điện ảnh Cám, bom tấn kinh dị hot nhất màn ảnh Việt năm nay.
Thời gian qua, Cám có thể xem là bộ phim cổ trang nhận về nhiều sự chú ý bậc nhất của khán giả Việt. Một phần vì Cám được thực hiện bởi ekip đứng sau hiện tượng Tết Ở Làng Địa Ngục, một phần vì ngay từ khi mới tung các tạo hình, Cám đã làm dấy lên nhiều luồng tranh cãi trái chiều: kẻ khen - người chê.
Thậm chí gần đây đến một số khán giả cũng nhầm lẫn về việc đâu là tạo hình chính thức trong phim, đâu là hình ảnh cá nhân khi bộ phim công bố ai đóng vai Tấm, Cám, Bà Kế nhưng hoàn toàn chưa tiết lộ phục trang chính thức.
Đứng trước những luồng ý kiến này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu vào công tác nghiên cứu, thực hiện trang phục đầy tỉ mỉ mà chính ekip Cám tiết lộ.
Cám: bộ phim kinh dị được đầu tư lớn nhất màn ảnh Việt, khâu phục trang được chăm chút tỉ mỉ
Câu chuyện tranh cãi về phục trang trong phim cổ trang Việt Nam là một câu chuyện dài, nhiều vấn đề cần phải bàn cả về khách quan lẫn chủ quan. Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết: "Bộ phim là dị bản kinh dị từ truyện Tấm Cám, thế nên chúng tôi phải làm sao để phần phục trang gần với hình dung của mọi người về câu chuyện này, nhưng đồng thời cũng phải mới lạ và sáng tạo. Những bộ trang phục trong phim lấy cảm hứng từ phục trang ở giai đoạn cuối thời Lê và đầu thời Nguyễn". Phần phục trang của phim do chuyên gia phục trang Nabongchua thực hiện, với thiết kế của họa sĩ Duy Văn và tư vấn từ nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam (Ấm Chè).
"Quá trình làm phục trang gồm ba bước. Đầu tiên, tôi và họa sĩ Duy Văn tạo ra bản phác thảo từ những nghiên cứu và ảnh tham khảo cổ phục. Sau đó, hình ảnh phác thảo đó sẽ được đưa qua nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam để có những nhận xét, góp ý. Cuối cùng, trang phục sẽ được đưa qua anh Nabongchua (Giám đốc phục trang của phim) để thực hiện". Yếu tố màu sắc cũng được đạo diễn tính toán sao cho phù hợp khi lên hình với máy quay, ánh sáng, cũng như phản ánh tính cách của nhân vật.
Câu chuyện phim là dị bản kinh dị đẫm má.u lấy cảm hứng từ truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám, nội dung chính của phim xoay quanh Cám - em gái cùng cha khác mẹ của Tấm đồng thời sẽ có nhiều nhân vật và chi tiết sáng tạo, gợi cảm giác vừa lạ vừa quen cho khán giả. Cám là phim kinh dị được đầu tư lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Việt. Có thể thấy trong suốt những bộ phim điện ảnh Việt Nam với đề tài cổ trang trong những năm qua, phần phục trang không ít thì nhiều vẫn để lại vô vàn những tranh cãi. Có những tranh cãi đúng, nhưng vẫn có những tranh cãi đến từ những nhận định sai lầm và định kiến cá nhân.
Trang phục của Cám: lấy bối cảnh cuối thời Lê Trung hưng - đầu triều Nguyễn, công trình nghiên cứu dày công để tái hiện cả một xã hội thu nhỏ
Không ít khán giả đán.h giá cao tạo hình của Cám, cho rằng mang đúng hơi thở cổ trang Việt Nam. Nhiều người có chuyên môn cũng nhận ra phục trang của bộ phim Cám có sự nghiên cứu về tạo hình, dạng thức trang phục cổ của thời Nguyễn, đán.h giá về cách thể hiện màu sắc lấy cảm hứng từ các chất liệu văn hoá dân gian như tranh Đông Hồ, tranh làng Sình và phủ lớp màu trầm mặc rất phù hợp với tinh thần ma mị của bộ phim. Tuy nhiên không ít ý kiến cũng dè dặt về độ mĩ thuật cũng như tính xác thực.
Nói về điều này, nhà nghiên cứu Phan Thanh Nam cho biết: "Trước tiên là tôi cần khẳng định rằng ngay bản thân những nhà nghiên cứu cũng không biết hết được gia tài đồ sộ về thời trang của dân tộc ta. Những cái hiện đang được khai thác và quảng bá chỉ là những mẫu thông dụng và một phần rất nhỏ trong gia tài đấy. Cho nên không có gì lạ khi ta thấy lạ quá và người ta phản ứng. Lúc ấy là mình thành công bước đầu rồi, đấy là cơ hội để mình "khoe" cái gia tài của các cụ mà! Trong trách nhiệm của người cố vấn mình cung cấp lại cho các đơn vị truyền thông cũng như công chứng những cơ sở bằng hình ảnh tư liệu, dẫn chứng ghi chép trong lịch sử.v.v. Khi mình làm việc có khoa học thì mình cũng rất tự tin để hồi đáp và cảm thấy vui vì được chia sẻ những kiến thức ấy."
Ở góc độ tổ chức sản xuất, nhà sản xuất Hoàng Quân tiết lộ thách thức lớn với phim mới là số lượng diễn viên quần chúng đông đảo, có những đại cảnh đến 200-300 người. Chính vì thế, nhu cầu cho phần phục trang cũng cao hơn dự án trước là Tết Ở Làng Địa Ngục và Kẻ Ăn Hồn. "Phim Cám có nhiều nhân vật, từ người dân quê đơn sơ đến những người giàu có hơn như gia đình lý trưởng; rồi cả Thái tử, Thái tử phi, các quan, thái giám, cung nữ, cận vệ, thị vệ... Chính vì thế, độ đa dạng trong trang phục là rất lớn".
Lần thứ hai hợp tác cùng đạo diễn Trần Hữu Tấn sau Tết Ở Làng Địa Ngục - Kẻ Ăn Hồn, nhà nghiên cứu Phan Thanh Nam chia sẻ: "Nói về truyện Tấm Cám, người ta chưa xác định rõ được niên đại của nó. Khi thực hiện phim Cám, tôi cũng lưu tâm cố ý lựa chọn những chất liệu văn hóa đậm nét Việt Nam. Chúng tôi khai thác phục trang, đạo cụ, cũng như những nét văn hóa đặc sắc mang tính chất bản địa của Việt Nam".
Toàn bộ trang phục trong dự án được nhận dạng là trang phục trong dòng văn hóa dân gian Việt Nam xưa như áo Tứ thân, Ngũ thân, Giao lĩnh, Viên lĩnh, Đối khâm... Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng của cổ phục, tổ phục trang còn chú ý vào các chi tiết như cách mặc sao cho đúng; như cách đắp vạt áo theo cách của người Việt, các chất liệu, màu sắc phù hợp từng giai cấp cụ thể và tiệm cận với thời kỳ mà bộ phim lựa chọn, các phụ kiện hài, guốc hay việc các tầng lớp nào thì phải mang chân không trong phim.
Truyện Tấm Cám nằm trong kho tàng truyện cổ Việt Nam đến nay vẫn chưa có thể xác định được niên đại hoặc thời điểm mà câu chuyện đầu tiên được kể. Vì vậy đứng ở phương diện người cố vấn, anh Phan Thanh Nam đã có khuyến nghị với đạo diễn cũng như nhà sản xuất phim tập trung vào khai thác các yếu tố văn hóa dân gian Việt Nam. "Theo đó chúng tôi ứng dụng những bộ trang phục không chỉ trong lịch sử mà còn trong những sản phẩm tranh vẽ dân gian, tượng thờ, trong các hội đình còn truyền lưu.v.v. mà nhiều nhất là các trang phục thời kỳ chuyển giao cuối Lê đầu Nguyễn. Như là áo dài ngũ thân, áo tứ thân, áo giao lĩnh, khăn vấn.v.v. nhiều mẫu đã quen thuộc trên màn ảnh phim cổ trang hiện nay, một số lại khá mới mẻ với khán giả hiện đại và nhận được nhiều phản ứng trái chiều. Có cả khen và chê, nhưng cá nhân tôi thấy là tích cực khi nhận được những thắc mắc từ khán giả..." - anh Phan Thanh Nam chia sẻ thêm.
Một số cảnh trong phim cần những bộ trang phục đặc biệt, ví dụ như phân đoạn Thái tử rước Tấm về cung, là một trong những khung cảnh được đầu tư mạnh về phần hình ảnh. Nhà sản xuất chia sẻ: "Ở cảnh này, trang phục của Thái tử và Tấm phải thể hiện được không khí trang trọng của buổi lễ cũng như địa vị hoàng tộc. Đây là hai bộ trang phục khiến chúng tôi tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện nhất, vì độ công phu và chi tiết của nó từ những thứ nhỏ nhất như họa tiết thêu trên áo vừa phải mang dấu ấn nhân vật, nhưng cũng phải đáp ứng các tiêu chí về địa vị người mặc".
Trang phục Thái tử và Thái tử phi trong ngày Tấm được đón về cung.
Bộ trang phục Thái tử phi mà Rima Thanh Vy khoác lên lấy cảm hứng từ bộ trang phục của một vị Hoàng hậu thời Lê Trung Hưng, với tổng quan kín đáo cùng nhiều lớp áo, bên trong là áo Giao lĩnh, khoác ngoài Đối khâm, trên vai là Vân kiên và phần dưới là Tế tất với Thường. Ngoài ra, trang sức của nàng Tấm gồm nhiều trâm cài và kim hoa chạm khắc công phu bằng vàng, khăn Nhiễu với Ngọc bội tượng trưng cho sự uy quyền của phụ nữ quý tộc xưa. Hiện tại, các pho tượng Hoàng hậu Lê Trung hưng vẫn còn có hiện vật còn nguyên vẹn được trưng bày ở nhiều nơi mà tiêu biểu là Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia (Hà Nội) với pho tượng được xếp vào hàng Bảo vật Quốc gia của Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc - vợ Vua Lê Thần Tông, con gái Chúa Trịnh Tráng.
Tượng Hoàng hậu Trinh Thị Ngọc Trúc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).
Bên cạnh đó, bộ trang phục Lý trưởng của Hai Hoàng (Quốc Cường) được lấy cảm hứng từ hình ảnh được lưu lại trong sử liệu về một hương lão thời Nguyễn, với các chi tiết nón, chiếc gậy, đôi dép cùng thời kỳ. Hay hình ảnh Bà Kế có sự kết hợp giữa các tư liệu về ảnh chụp phụ nữ đi hội thời Nguyễn, tượng Yến Quận công Phu nhân thời Lê Trung hưng và tranh vẽ Minh Nhẫn Nhụ nhân thời Lê Trung hưng để tạo nên một tổng thể rất đẹp mắt. Cả hai đều phản ánh các dạng thức trang phục trong buổi giao thời giữa triều Lê Trung hưng với triều Nguyễn, thời kì đất nước trải qua nhiều biến động. Các hiện vật hiện vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).
Tranh bà Nhụ Nhân.
Ngoài ra, các trang phục khác trong phim còn được lấy cảm hứng từ cách phối màu đặc trưng trong một số tranh dân gian tiêu biểu như tranh Đông Hồ, tranh Làng Sình của người Việt. Đó cũng chính là những tông màu đậm chất dân gian, chất Việt Nam mà NSX dày công nghiên cứu để có thể mang đến hơi thở của thời kì xa xưa vào những thước phim của thế kỷ 21. Đây cũng là cách làm đáng học hỏi và ghi nhận khi NSX không chỉ quan tâm đến các dạng thức áo quần mà cả ở cách phối màu, hiệu ứng thị giác sao tạo được bầu không khí Việt Nam xưa gần với thực tế nhất.
Bí ẩn không ngờ đằng sau tạo hình gây ám ảnh nhất phim Việt hiện tại, nghe tới kinh phí còn sốc hơn Phim cổ trang hot nhất 2024 tung loạt ảnh hậu trường công phu, còn tiết lộ chi phí khủng khiến netizen bất ngờ. Hơn một tuần trước ngày ra mắt, phim điện ảnh Cám chính thức công bố thước phim hậu trường (BTS) về quá trình hóa trang những cảnh kinh dị và thiết kế mỹ thuật trong tác phẩm. Hậu trường Cám...