Chanel tăng giá ở xứ Hàn chỉ vì hai chữ ‘công bằng’?
Quyết định tăng giá của Chanel đã dấy lên nhiều tranh cãi.
Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn thứ 7 thế giới. Bên cạnh Trung Hoa đại lục, xứ Hàn là đất nước chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu hàng cao cấp vượt mức vào năm 2019. Bởi thế mà quốc gia này cũng đã “lọt mắt xanh” các thương hiệu thượng cấp, điển hình là Chanel.
Theo trang Korea Herald , Chanel mới có một quyết định khiến dân Hàn “đau ví”. Cụ thể, hãng tăng giá của chiếc túi Chanel’s Mini Flap Bag lên 7% (từ hơn 103 triệu đồng lên hơn 111 triệu đồng), còn mẫu Chanel’s Classic Large Flap Bag tăng 6% (từ 249 triệu đồng lên gần 265 triệu đồng). Các phụ kiện của Chanel cũng tăng giá từ 7 đến 8% tùy vào mẫu mã.
Trong năm nay, Chanel đã liên tục tăng giá ở thị trường Hàn Quốc vào tháng 1, tháng 3 và tháng 8. Đại diện thương hiệu cho hay: ” Chúng tôi đã áp dụng việc tăng giá tại các cửa hàng của mình theo chính sách giá của công ty trên toàn cầu bắt đầu vào năm 2015. Điều này để đảm bảo sự công bằng cho khách hàng và giảm chênh lệch tỷ giá giữa các khu vực”.
Tuy nhiên, truyền thông xứ củ sâm lại không nghĩ như thế. Báo giới cho rằng giá bán sản phẩm Chanel ở quốc gia này quá cao so với những nơi khác. Ví dụ: Chiếc túi Chanel’s Mini Flap Bag ở Hàn Quốc được bán ra với giá hơn 111 triệu đồng dù rằng tại Mỹ, nó có giá 104 triệu đồng. Thậm chí, thiết kế này chỉ được bán với giá chưa tới 100 triệu đồng tại Anh.
Video đang HOT
Sau những lần hãng tăng giá chóng mặt, nhiều khách hàng cam đoan sẽ không bỏ một xu mua hàng Chanel. Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn bày tỏ sự không hài lòng về dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhà tạo mốt. Một số cáo buộc cho rằng Chanel đã đầu cơ tích trữ các mặt hàng bán chạy, chờ đến khi giá tăng mới mang ra trưng bày.
Chanel đã không ít lần khiến giới tiêu dùng Hàn Quốc phật ý bởi các chính sách của mình. Hồi tháng 10/2021, Chanel đưa ra chính sách mỗi khách hàng chỉ có thể mua một túi nắp gập Timeless Classic và một túi xách Coco Handle mỗi năm.
Tới tháng 3/2022, khách hàng cần cung cấp số điện thoại và lý do vào cửa hàng để được sự cho phép mua sắm. Dẫu rằng đây là động thái nhằm ngăn chặn vấn nạn mua đi bán lại của các “cò túi”, song Chanel vẫn không được lòng một bộ phận lớn các “thượng đế” xứ kim chi.
Không riêng Chanel, Hermès cũng quyết tăng giá chóng mặt?
Nhu cầu mua hàng càng nhiều, Hermès càng tăng giá!
Mới đây, nhà mốt xa xỉ bậc nhất nước Pháp đã công bố kế hoạch tăng giá từ 5 đến 10% vào năm 2023. Trong một cuộc phỏng vấn với trang Reuters, ông Eric du Halgouet - Phó Chủ tịch điều hành của Hermès, cho biết chi phí và biến động tiền tệ, cũng như doanh số bán hàng tăng đột biến trong quý thứ ba là những lý do chính cho sự nhảy vọt về giá.
Những tín đồ của Hermès nói riêng và giới mộ điệu nói chung có thể không ngạc nhiên trước tin này, bởi lẽ, thương hiệu có thói quen tăng giá ít nhất 2%/năm trong thời gian gần đây. Năm 2022, giá niêm yết của một chiếc túi Hermès Birkin Togo 25 tăng từ khoảng 244 triệu đồng (mức giá năm 2020) lên tới hơn 251 triệu đồng. Giá thành túi xách cao hay thấp phụ thuộc chất liệu da, độ quý hiếm của thiết kế túi...
(Ảnh: Pinterest)
Ngoài ra, loại túi second-hand cũng tăng giá như các sản phẩm được bán tại cửa hàng chính hãng, thậm chí có thể chạm ngưỡng giá kỷ lục. Theo thông tin từ nhà bán đấu giá Christie's vào năm 2020, một chiếc Birkin làm từ da cá sấu đã được bán lại với giá gần 9,6 tỷ đồng. Không lâu sau, một chiếc Hermès Kelly xác lập kỷ lục khi được bán ra với giá hơn 11,1 tỷ đồng.
Nổi tiếng với những chiếc túi xách Birkin và Kelly xa xỉ, Hermès báo cáo rằng doanh thu quý 3 kết thúc vào tháng 9 đạt xấp xỉ 75000 tỷ đồng. Lợi nhuận này khiến doanh số bán hàng của Hermès tăng 24,3%, theo trích dẫn bởi công ty tài chính UBS.
Doanh thu cũng được báo cáo là đã tăng 34% ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản trong cùng quý. Đặc biệt, doanh số bán túi xách ở Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ dù cho tình hình dịch Covid-19 gây ảnh hưởng tới kinh tế trong tháng 7 và tháng 8.
(Ảnh: Pinterest)
Giá trị tích lũy gia tăng theo từng năm cũng giúp túi Hermès luôn "cháy hàng". Số lượng sản xuất có giới hạn, tính độc bản và hiếm có khó tìm... làm cho những chiếc túi trở thành khoản đầu tư lý tưởng hơn so với các tác phẩm nghệ thuật khác khi chỉ tăng 5% giá trị mỗi năm.
Không chỉ Hermès, Louis Vuitton và Chanel cũng góp tiếng nói vào cuộc chạy đua giá cả này. Đầu năm nay, Louis Vuitton đã tiến hành một đợt điều chỉnh giá mới trên toàn thế giới, trong đó giá túi xách Capucines sẽ tăng 20%. Còn về phần mình, Chanel đứng đầu bảng trong danh sách những thương hiệu tăng giá túi xách nhiều nhất, khi "đội giá" tới 6 lần từ năm 2019 tới nay. Những thiết kế túi Flap cổ điển của Chanel thậm chí có giá hơn 200 triệu đồng - gần bằng một mẫu túi Hermès Birkin xa xỉ.
(Ảnh: Reuters)
Tăng giá đã dần trở thành tiêu chuẩn trong ngành hàng xa xỉ, bởi đây là cách giúp nhãn hàng tăng giá trị thương hiệu trong mắt công chúng, biến mọi sản phẩm của họ trở thành cơn khát trong lòng giới mộ điệu. Không chỉ là món phụ kiện hay váy áo thông thường, hàng hoá càng đắt tiền sẽ càng củng cố địa vị xã hội của người sử dụng.
Kẹp tóc chính là món phụ kiện "bảo bối" để giữ visual hoàn hảo Xu hướng Y2K dường như không dễ dàng lắng xuống, dù bạn có mái tóc ngắn hay tóc dài thì những chiếc kẹp tóc vẫn là món phụ kiện hữu ích để nâng tầm visual của nàng lên một tầm cao mới. Trong các show Thu Đông năm nay của những nhà mốt đình đám như Fendi, Chanel, Bora Aksu..., ngoài trang phục...