Chán khảo cổ trên Trái đất, chuyên gia biến ISS thành điểm khai quật mới: Tìm thấy hơn 5.000 hiện vật
Những phát hiện này đã mở ra một chân trời mới cho ngành khảo cổ học.
Trong bối cảnh khoa học không gian đầy thách thức, một dự án khảo cổ đặc biệt đã được thực hiện không phải trên Trái Đất mà là ngoài không gian xa xôi. Các nhà khảo cổ học đã áp dụng kỹ thuật của mình trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), nơi đã chào đón hơn 270 phi hành gia từ 23 quốc gia từ năm 1998. Môi trường nhân tạo này, với điều kiện sống biệt lập và khắc nghiệt do vi trọng lực, đã trở thành đối tượng nghiên cứu khảo cổ độc đáo. Cụ thể, các nhà khảo cổ đã biến ISS thành một địa điểm khai quật khảo cổ học đầu tiên ngoài Trái Đất.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nơi đã đón hơn 270 phi hành gia từ 23 quốc gia từ năm 1998. (Ảnh: NASA)
Dự án được tiến hành bởi Justin St. P. Walsh của Đại học Chapman và các đồng nghiệp, nhằm nghiên cứu sâu về “ xã hội vi mô” của ISS. Họ sử dụng các nguyên tắc khảo cổ học để nghiên cứu cách phi hành gia sử dụng không gian trên trạm. Đồng thời họ cũng xem xét cách các phi hành gia sử dụng không gian sống và làm việc của mình, coi mọi vật dụng được sử dụng hàng ngày như là hiện vật khảo cổ. Mục tiêu của dự án không chỉ nhằm hiểu rõ hơn về đời sống trên ISS, mà còn phát triển các kỹ thuật khảo cổ học có thể áp dụng cho các môi trường khắc nghiệt và xa xôi khác.
Khu vực Square 05. (Ảnh: NASA)
Nhiệm vụ đầu tiên được thực hiện vào năm 2022. Thay vì đào bới như trên Trái Đất, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh kỹ thuật và nhờ phi hành đoàn ghi lại hình ảnh của 6 khu vực trên ISS hàng ngày trong vòng 60 ngày. Phân tích hình ảnh đã tiết lộ cách thức sử dụng không gian và vật dụng trên trạm, cho thấy sự khác biệt giữa mục đích sử dụng thiết kế ban đầu và thực tế.
Kết quả phân tích sau đó được công bố trên tạp chí PLOS One, cho thấy 5.438 “hiện vật” được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm bút viết, giấy ghi chú, tai nghe thực tế ảo… Từ kết quả này, các chuyên gia đã thấy được sự khác nhau lớn giữa mục đích sử dụng dự kiến và thực tế của một số nơi trên ISS. Có thể kể đến như Square 05, một phần tường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả việc cất giữ máy tính xách tay và túi đựng đồ vệ sinh cá nhân. Hay khu vực vốn dự kiến để bảo trì thiết bị nhưng lại được dùng để chứa đồ.
Video đang HOT
Khu vực Square 03. (Ảnh: NASA)
Nghiên cứu này không chỉ mở ra hướng tiếp cận mới trong khảo cổ học mà còn cung cấp thông tin quý báu cho việc thiết kế và kế hoạch của các nhiệm vụ không gian trong tương lai, từ đó giúp cải thiện cuộc sống và công việc của các phi hành gia trên ISS cũng như các trạm vũ trụ tương lai.
Gần 30.000 vật thể bay bên ngoài Trái đất với tốc độ khó tin: Hiểm họa đáng lo ngại từ rác vũ trụ
Nếu không thể giải quyết hiệu quả lượng rác vũ trụ, việc phóng các vệ tinh vào vũ trụ trong tương lai sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
Ngắm bầu trời đêm có lẽ là thói quen của rất nhiều người và từ xa xưa, đây là một cách hữu hiệu để giúp chúng ta thoát khỏi những áp lực và bộn bề trong cuộc sống.
Thế nhưng, nhìn vào bầu trời có phần "yên ả" này, không nhiều người biết rằng đang có gần 30.000 vật thể với kích thước to hơn một quả bóng mềm đang bay quanh Trái Đất với tốc độ gấp 10 lần tốc độ của một viên đạn. Và chúng khá gần Trái Đất, khi chỉ nằm trong bán kính vài trăm dặm.
Gần 70 năm kể từ khi vệ tinh Sputnik được phóng lên, giờ đây có hàng nghìn vật thể bay ở ngoài không gian. Chúng nhiều đến mức khiến nhiều chuyên gia cảm thấy lo lắng. Những nghiên cứu mới đây cho thấy cuộc chạy đua vào không gian đang thay đổi bầu khí quyển một cách rõ rệt. Điều này có thể tạo ra tác động tiêu cực tới tầng ozone và khí hậu trên Trái Đất.
Troy Thornberry, nhà nghiên cứu tại Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), cho biết ông và các cộng sự của mình đã phát hiện ra vô số dấu vết không gian của con người ở tầng bình lưu (tầng thứ 2 của khí quyển). "Tầng bình lưu ngày càng trở nên chật chội. Chúng tôi đang xem xét điều đó, cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng về lượng vật chất khổng lồ chúng ta đưa vào không gian".
Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra 10% các hạt nằm tại thượng tầng khí quyển có chứa mảnh kim loại từ tên lửa hoặc vệ tinh. Giới chuyên gia cho rằng trong vài thập kỷ tới lượng rác thải vũ trụ do con người tạo ra sẽ ngang bằng với lượng rác thải vũ trụ tự nhiên.
Đồ họa về lượng rác vụ trụ quanh trái đất qua các năm, chỉ tính các vật thể có đường kính 10 cm trở lên
Lượng rác vũ trụ được dự đoán sẽ còn tăng cao những năm tới trong bối cảnh cuộc đua không gian đang ngày một quyết liệt. Bill Weir - chuyên gia về môi trường đang làm việc tại CNN - đề cập đến sự điều chỉnh của hệ thống phóng từ tên lửa của SpaceX. Ông cho rằng thay đổi trên sẽ làm tăng thêm hàng tấn nhiên liệu hóa thạch trong mỗi lần phóng. Còn với các vệ tinh sẵn có, chúng cũng có thể tạo ra những "đám mây rác" khi rời quỹ đạo.
Theo Orbiting Now, có hơn 8.300 vệ tinh đang bay ngoài không gian. Đó tất nhiên chưa phải con số cuối cùng. Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ của Mỹ dự đoán sẽ có khoảng 58.000 vệ tinh được đưa vào không gian trong vòng 6 năm tới. Một nghiên cứu khác thì đưa ra con số thấp hơn 20.000.
Nhưng ngay cả con số dự đoán thấp nhất cũng để lại những lo ngại. CNN mô tả khí quyển đang rơi vào cảnh đông đúc đến mức "không thể tưởng tượng nổi kể từ khi Neil Armstrong lần đầu đặt chân lên Mặt Trăng".
Năm 1972, tàu Apollo 17 đã chụp được bức ảnh "Blue Marble" nổi tiếng. Tác phẩm được cho đã truyền cảm hứng cho Ngày Trái đất sau này. Tuy nhiên thời điểm đó, không nhiều người để ý đến lượng rác vũ trụ bị tạo ra trong quá trình chụp bức ảnh này. Theo chuyên gia Bill Weir, nhận thức của con người về rác vũ trụ chỉ dần thay đổi sau khi nhà khoa học NASA Donald Kessler công bố những nghiên cứu của mình vào năm 1979.
Bức ảnh "Blue Marble" nổi tiếng
Cũng từ đó, thuật ngữ "Hội chứng Kessler" ra đời và được biết đến rộng rãi. Nếu những ai đã xem bộ phim "Gravity" (2013) - tác phẩm đã giành được 7 giải Oscar - chắc chắn sẽ biết tới cụm từ trên.
"Hội chứng Kessler" dự báo một tương lai đáng lo ngại rằng rác vũ trụ xuất hiện quá nhiều có thể làm việc phóng vệ tinh trở nên bất khả thi. Tình trạng rác vũ trụ rơi xuống Trái đất cũng sẽ ngày một nhiều hơn. Năm 2022, một mảnh vỡ từ tàu vũ trụ từng rơi trúng một trang trại tại Úc.
CNN cho rằng ở quỹ đạo 2.000 km xung quanh Trái đất, các vật thể có thể va chạm với tốc độ khoảng 23.000 dặm/giờ. Điều này đồng nghĩa ngay cả một mảnh vụn nhỏ nhất cũng có thể làm nứt cửa sổ của Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Ước tính có khoảng 100 triệu mảnh vụn vũ trụ với kích thước bằng đầu bút chì do con người tạo ra đang bay lượn ngoài không gian. "Chúng tạo ra rủi ro lớn cho ngành công nghiệp không gian", CNN nhận định.
Rác vụ trụ đang là vấn đề ngày một lớn. Ảnh: Adobe Stock
Ron Lopez, hiện là Chủ tịch một chi nhánh của Astroscale - công ty Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực loại bỏ rác không gian, thừa nhận việc loại bỏ chúng là nhiệm vụ cấp thiết vào lúc này.
"Mười năm trước, nhiều người cho rằng người sáng lập công ty chúng tôi có vấn đề. Giờ thì sao, bạn không thể đến một hội nghị không gian nào mà họ không đề cập đến rác vũ trụ", Lopez cho hay.
Anh cũng cho rằng việc dọn dẹp rác vũ trụ sẽ ngày càng được quan tâm trong tương lai. Viễn cảnh tạo ra những "chiếc xe thu gom rác" hay "trung tâm tái chế" ngoài không gian là điều vẫn còn rất xa vời. Tuy nhiên, việc dùng một vệ tinh có trang bị "máy hút khổng lồ" để bắt mục tiêu xác định nào đó đã được công ty của Lopez thực hiện thành công.
Nhưng những nỗ lực như thế mới chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ lượng rác thải đang ngày một nhiều ở ngoài không gian.
Ai ngờ những chiến binh tê giác lại có ngày đi "đuổi chim, bắt bướm" Từ những chú tê giác con ngộ nghĩnh đuổi theo chim, đến những cá thể trưởng thành to lớn và đôi khi nguy hiểm, tê giác là một trong những loài động vật đáng kinh ngạc nhất trên Trái đất. Mới đây, trong một video được đăng tải bởi anh chàng Simone, chúng ta được theo dõi cuộc sống hàng ngày của một...