Chán chồng, người phụ nữ tự “ngã giá” bán mình
Chồng vũ phu lại nghiện ngập khiến May chán nản. Không có tiền nuôi con , người mẹ này đã nhờ bạn tìm người đưa mình sang Trung Quốc . Người phụ nữ này đã tự “ngã giá” bán mình để được sang xứ người, kiếm tiền nuôi con . Số tiền mà May được nhận là 90 triệu đồng.
20 tuổi nhưng trông Cụt Thị May (tên nạn nhân đã được thay đổi, trú xã Yên Na, huyện Tương Dương , tỉnh Nghệ An ) trông già dặn. May là nạn nhân trong vụ mua bán người vừa được TAND tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử.
Sống tại vùng cao Nghệ An, nơi nhận thức của người dân còn hạn chế, lại theo phong tục tập quán của đồng bào nên May lập gia đình sớm. Chồng May cũng trẻ tuổi, không có công việc ổn định. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, đôi vợ chồng trẻ suốt ngày cãi lộn. “Chồng không thích làm việc, hay uống rượu lại hay đánh vợ. Thích lên là đánh, không có lý do chi cũng đánh”, May kể về chồng cũ.
Bị cáo Moong Thị Lệ tại phiên tòa
Chán nản, May ôm con bỏ về nhà mẹ đẻ. Không có công việc lại áp lực việc nuôi con khiến May khủng hoảng. Khoảng tháng 4/2018, thấy cuộc sống thiếu thốn, không có tiền nuôi con nên May tìm đến nhà Moong Thị Lệ (SN 1986), trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) đặt vấn đề nhờ tìm người đưa mình sang Trung Quốc . Vì trước đó vào khoảng đầu năm, Lệ được Xeo Thị Hành (không rõ lai lịch, địa chỉ) từ Trung Quốc đến gặp, đặt vấn đề nhờ tìm người đưa sang Trung Quốc bán sẽ trả tiền công nên người đàn bà này đã đồng ý “giúp” đỡ May.
May ra giá đưa mình sang Trung Quốc là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, khi Lệ báo lại cho Hành thì người đàn bà này chỉ chấp nhận trả cho May 90 triệu đồng. May đồng ý số tiền trên. Trước khi lên đường đi lấy chồng, Lệ đưa cho May 1 triệu đồng để sắm ít đồ dùng. Về nhà, May giao đứa con nhỏ lại cho người thân chăm sóc rồi xếp ít bộ đồ để sang xứ người lấy chồng.
Khoảng 2 ngày sau, Lệ bắt xe cho May đi Quảng Ninh để sang Trung quốc gặp Hành. Tại xứ người, Hành bán May cho người đàn ông Trung Quốc lấy làm vợ. Hành gửi về cho Lệ hơn 112 triệu đồng, trong đó 90 triệu đồng cho gia đình May, 15 triệu đồng tiền công của Lệ, số tiền còn lại gửi cho bố mẹ Hành.
“Nhà chồng thì không tệ nhưng sang đây rồi, không người thân , không biết tiếng, không thông thuộc đường đi lối lại… sợ lắm. Do đó, sau gần 2 năm lấy chồng bên đó, tháng 7/2020, em tìm cách trở về Việt Nam, đoàn tụ cùng gia đình”, May nói về lý do trốn về Việt Nam. Một thời gian sau khi May về nước, cơ quan chức năng đã phát hiện ra hành vi phạm tội của Moong Thị Lệ.
Moong Thị Lệ bị truy tố ra trước tòa án xét xử về tội “Mua bán người”. May cũng có mặt tại phiên tòa với tư cách là nạn nhân. Tại phiên tòa, cô thuật lại lý do xin đi Trung Quốc lấy chồng và xin giảm án cho Lệ.
Có mặt tại phiên tòa, May đã xin giảm án cho bị cáo
Moong Thị Lệ thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc và cho biết, bản thân thiếu hiểu biết, không nhận thức được việc đưa người sang Trung Quốc để lấy chồng là vi phạm pháp luật . “Thấy bị hại tìm đến trình bày hoàn cảnh khó khăn, chồng đánh đập, không có công việc để nuôi con, muốn đi lấy chồng nên bị cáo giúp đỡ. Hơn nữa nếu đưa được người đi Trung Quốc còn được Hành trả tiền cho nên bị cáo mới làm. Bị cáo nghĩ giúp May lấy chồng khác, cuộc sống tốt hơn mà không biết như thế là phạm tội”, bị cáo Lệ thật thà nói.
Trước sự có mặt của một số bà con dân tộc thiểu số, một vị hội thẩm đã nhắc nhở họ về tội phạm mua bán người ở vùng cao Nghệ An. Mua bán người ngoài hành vi phạm tội của các bị cáo còn có một phần lỗi từ các bị hại. Nhiều cô gái đã chấp nhận sang Trung Quốc, hay thậm chí là xin đi nước ngoài lấy chồng để được nhận tiền. Chính tư tưởng đó khiến tệ nạn mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp. Thông qua phiên tòa, vị hội thẩm cũng nhắc nhở mọi người nên nâng cao tinh thần cảnh giác, nhất là phụ nữ ở vùng cao phải nhận thức rõ những mặt sai trái, vi phạm pháp luật của việc sang Trung Quốc lấy chồng.
Xét thấy trong vụ án này phía bị hại cũng có một phần lỗi và có lời xin giảm án cho bị cáo nên sau khi cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt Moong Thị Lệ 6 năm tù về tội “Mua bán người”.
Bình Định: Trồng ớt chỉ thiên, trái ra tua tủa, nông dân khá giả trả được vốn vay ngân hàng
Những năm qua, thông qua "kênh" Hội ND, hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất.
Trồng ớt chỉ thiên là 1 trong những mô hình trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao của người dân vay vốn ưu đãi...
Trong số các hộ vay vốn Ngân hàng CSXH, có nhiều hộ không những đã thoát nghèo mà còn vươn lên làm ăn khá và trở thành những nông dân điển hình sản xuất giỏi. Những nông dân sản xuất giỏi các cấp có nhiều hộ trồng ớt chỉ thiên.
Hơn 2.400 lượt hộ được vay vốn làm ăn
Ông Đinh Văn Khuân (ở làng 2, xã Vĩnh Thuận là một trong những hộ dân tộc thiểu số thoát nghèo từ chương trình hỗ trợ vốn của Hội ND huyện Vĩnh Thạnh. Ông Khuân cho hay: Trước đây, gia đình ông gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, đất đai nhiều nhưng do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên kinh tế cũng chỉ đủ ăn...".
Từ khi tham gia sinh hoạt Hội, được tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, cùng với số vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH do Hội ND xã đứng ra tín chấp, đã giúp ông Khuân thay đổi cách nghĩ, cách làm.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH, nhiều hộ nông dân xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Thạnh đã đầu tư trồng ớt cho thu nhập cao. Trong ảnh, bà con thăm quan mô hình trồng ớt chi thiên trái ra tua tủa...
Đến nay, ông Đinh Văn Khuân đã đầu tư trồng bí đỏ, dưa hấu, ngô lai, ớt chi thiên, đậu đỗ các loại...cho thu nhập từ 180 - 200 triệu đồng mỗi năm. "Ớt chỉ thiên là 1 trong những cây trồng giúp tăng thu nhập của gia đình tôi...Nhờ được tập huấn kỹ thuật trồng ớt mà ruộng ớt chỉ thiên của gia đình tôi ra nhiều trái...".
Hay như chị Đinh Thị Sen (ở làng K4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) cũng là hộ nghèo nhưng đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng Ngân hàng CSXH đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. Hiện, chị đã có 2ha trồng các loại cây như măng điền trúc, quế, cà phê, bời lời và 12 con trâu, bò. Thu nhập mỗi năm của gia đình chị đạt trên 60 triệu đồng.
Báo cáo tham luận tại hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015-2020 do Ngân hàng CSXH tổ chức tháng 10/2020 vừa qua tại Hà Nội, bà Đinh Thị Nơk - Chủ tịch Hội ND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Vĩnh Thạnh là một huyện nghèo, nằm ở phía Tây tỉnh Bình Định, với 12 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc thiểu số.
Hệ thống tổ chức Hội ND huyện được tổ chức theo cấp hành chính gồm 9 tổ chức Hội cơ sở, 59 chi hội với 7.398 hội viên nông dân. Xác định công tác ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong 5 năm qua, các cấp Hội ND huyện Vĩnh Thạnh đã đẩy mạnh công tác ủy thác cho vay của Ngân hàng CSXH.
Các hộ vay vốn ưu đãi đã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, trong đó có trồng ớt chỉ thiên đã mang lại thu nhập tốt cho nông dân.
Qua 5 năm thực hiện ủy thác cho vay, tính đến ngày 31/8/2020, tổng dư nợ trên địa bàn huyện đạt trên 295 tỷ đồng với 5.421 hộ vay trên 135 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TKVV). Trong đó, Hội ND huyện quản lý trên 131,6 tỷ đồng với 2.472 hộ vay tại 62 tổ TKVV, chiếm 44,9% tổng dư nợ ủy thác toàn huyện.
Chất ượng tín dụng tốt
Điểm sáng đáng chú ý trong công tác ủy thác vốn vay ưu đãi của Hội ND huyện Vĩnh Thạnh là chất lượng tín dụng ủy thác rất tốt. 62/62 tổ TKVV do Hội quản lý đều được xếp loại tốt, không có nợ quá hạn.
Theo Chủ tịch Hội ND huyện Vĩnh Thạnh Đinh Thị Nơk, để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn vay, Hội thường xuyên phối hợp các ngành chuyên môn tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT về trồng trọt, chăn nuôi nhằm giúp hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả.
Đồng thời vận động hội viên, nông dân tham gia vay vốn, tự tạo nguồn vốn bằng cách tiết kiệm trong tiêu dùng và có kế hoạch sử dụng vốn tối ưu trong sản xuất, kinh doanh để tham gia gửi tiền tiết kiệm. Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi, các hộ nghèo và đối tượng chính sách có thêm cơ hội tạo ra việc làm mới, thực hiện các mô hình kinh tế, trong đó có mô hình trồng ớt chỉ thiên.
Điển hình như hộ bà Võ Thị Thu (ở xã Vĩnh Sơn) với mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi cho thu nhập 120 - 180 triệu đồng/năm và nhiều hộ nông dân khác như hộ ông Trịnh Xuân Lời, hộ ông Võ Văn Nhơn... là những hội viên nông dân giàu nghị lực, quyết tâm nỗ lực vượt khó, từng bước vươn lên làm giàu.
"Từ nguồn vốn này, số hộ nông dân khá, giàu của huyện tăng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể, hiện tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 3.750 hộ, chiếm tỷ lệ 37,99%.
Đặc biệt đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất trên 11 chương trình cho vay, với số tiền 77,5 tỷ đồng với 1.792 hộ, đạt 67,62% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số" - bà Đinh Thị Nơk phấn khởi thông tin.
Thời gian tới, Hội ND huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH trong việc triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác và hiệu quả tín dụng chính sách.
Bên cạnh đó, Hội cũng tạo điều kiện cho hội viên nông dân nghèo có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi khác như Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm một cách hiệu quả nhất.
Nghệ sĩ TP.HCM bán xôi ủng hộ đồng bào miền Trung Các nghệ sĩ dự định ban đầu bán 500 hộp xôi, nhưng số lượng đã tăng lên 1.700 hộp. Toàn bộ số tiền thu được ủng hộ đồng bào miền Trung.