Chấm dứt hẳn hoạt động kinh doanh tại Zone 9 trước 15-1-2014
Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo quận Hai Bà Trưng có thể cưỡng chế theo quy định để chấm dứt các hoạt động kinh doanh tại Zone 9 trước 15-1-2014.
Quán cà phê này đã ngừng hoạt động
Theo văn bản của Văn phòng UBND TP. Hà Nội liên quan đến khu đất số 9 Trần Thánh Tông, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Vũ Hồng Khanh chỉ đạo các đơn vị liên quan, thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, chuẩn bị đầu tư dự án tại khu đất này.
Ngoài việc việc áp dụng các biện pháp hành chính, quận Hai Bà Trưng có thể cưỡng chế theo quy định để chấm dứt các hoạt động kinh doanh trước ngày 15-1-2014. Đây là mốc thời gian cụ thể hơn được lãnh đạo Hà Nội đưa ra sau quyết định đóng cửa trước đó do UBND quận Hai Bà Trưng và UBND phường Bạch Đằng thông báo.
Video đang HOT
Trước đóUBND phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng đã dán thông báo về việc dừng hoạt động kinh doanh tại khu đất số 9, Trần Thánh Tông, theo thông báo này, các chủ cơ sở kinh doanh tại khu Zone 9 phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh chậm nhất trước ngày 23-12-2013 và di dời toàn bộ tài sản cá nhân ra khỏi khu vực Zone 9 trước ngày 31-12-2013.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng chia sẻ, lý do đóng cửa Zone 9 là vì những lo ngại mất an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy trong dịp Noel và tết dương lịch.
Trước thông báo của các cơ quan chức năng về việc ngừng hoạt động kinh doanh tại Zone 9, hầu hết các hộ kinh doanh ở đây đều chấp hành và tỏ ra nuối tiếc trước quyết định này, nhưng một số chủ kinh doanh lại tỏ thái độ “thiếu thiệt chí” hợp tác với cơ quan chức năng.
Nhiều chủ kinh doanh nuối tiếc khi có quyết định ngừng hoạt động kinh doanh tại đây
Anh Trịnh Minh Khôi, chủ cửa hàng kinh doanh xe đạp thể thao tại Zone9 chia sẻ: “Quan điểm của tôi là cơ quan chức năng yêu cầu thế nào thì phải chấp hành thôi. Cơ bản chúng tôi đã ngừng hoạt động từ mấy hôm nay rồi kể từ khi có thông báo. UBND quận Hai Bà Trưng và UBND phường Bạch Đằng đều đã gửi thông báo và kiểm tra đôn đốc, nhưng theo tôi thông báo ngừng hoạt động kinh doanh như vậy quá gấp khiến chúng tôi không biết xoay sở thế nào, hiện tại tôi chưa tìm được địa điểm kinh doanh khác”.
Còn chị anh Trung, quản lý một quá cafe tại đây cho hay: “Kể từ khi cơ quan chức năng có thông báo, cửa hàng chúng tôi đã ngừng kinh doanh, ngừng đón khách và đang bắt đầu dọn đồ đạc. Chúng tôi thực sự cảm thấy buồn khi không được hoạt động kinh doanh tại đây, nhưng ý kiến chỉ đạo của thành phố như thế chúng tôi cũng không thể chống đối được. Hiện tại chúng tôi di chuyển đồ đạc về nhà chị chủ cửa hàng để cất vì chưa thuê được địa điểm kinh doanh mới”.
Theo như chia sẻ của nhiều chủ kinh doanh tại Zone 9 thì số tiền thuê mặt bằng không nhiều nhưng tiền mà họ bỏ ra đầu tư, tu sửa, làm mới “diện mạo” cửa hàng là không hề nhỏ, do đó khi có quyết định ngừng hoạt động kinh doanh không ít chủ kinh doanh hụt hẫng, nuối tiếc.
Theo ANTD
Lại không phù hợp thực tế
Thông tư 26 của Bộ LĐ-TB&XH quy định danh mục 77 công việc không được sử dụng lao động nữ có hiệu lực từ ngày 15-12-2013, nhưng nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động cho biết thông tư này còn chênh nhiều so với thực tế và việc triển khai, áp dụng xem ra còn là... việc chưa thể xác định.
Trong danh mục 77 công việc không sử dung lao động nữ có 38 công việc mà tất cả lao động nữ không được làm. Phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không được làm 39 công việc. Việc ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ rất nhân văn đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lao động nữ, nhưng thực tế không hề đơn giản, ban hành ra liệu có thực thi được không. Dẫu quy định này có mục tiêu tốt đẹp cho chị em lao động, nhưng khi biết về danh mục những công việc bị cấm chính những người phụ nữ đã phản ứng vì không quan tâm đến sinh kế trong thực tế của không ít gia đình. Theo báo cáo về lực lượng lao động nữ giới các nước từ năm 2005-2009 của trang web databank.worldbank.org thì tại Việt Nam, số lượng lao động nữ năm 2009 chiếm khoảng 68% tổng dân số nữ giới từ 15 tuổi trở lên. Như vậy, có thể nói số lượng nữ giới tham gia lao động tại nước ta rất lớn. Nay khi mở rộng danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ thì bài toán giải quyết việc làm cho lao động nữ càng trở nên khó khăn hơn. Có một thực tế phải thừa nhận là hiện nay vẫn còn rất nhiều lao động nữ làm việc trong các lĩnh vực thuộc danh mục cấm này, trong đó có không ít người lao động nghèo, trình độ thấp.
Giới nữ lao động đành rằng không muốn làm những việc trong danh mục không được sử dụng lao động nữ nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên cực chẳng đã những phụ nữ vẫn phải làm. Trong xã hội hiện tại, có nhiều phụ nữ đang làm việc trong nhóm nghề ở danh sách này như những người phụ nữ làm nghề mổ tử thi, hay nghề khuân vác... Vì miếng cơm manh áo chứ có ai muốn làm những công việc nặng nhọc, độc hại. Vì những công việc đó chính là lựa chọn duy nhất mà họ có thể làm để mưu sinh.
Vậy theo quy định của Thông tư, nếu người sử dụng lao động không nhận họ vào làm các công việc đó, ai sẽ tạo cho họ một công việc mới?
Lại một văn bản quy định ban hành cho có hay lại là một văn bản không được ứng dụng trong thực tế, làm tăng thêm những "văn bản không có hiệu lực" của Nhà nước và làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật.
Bộ LĐ-TB&XH cần rà soát lại danh mục cấm theo hướng để phù hợp điều kiện thực tiễn của nước ta hiện tại, nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ. Và nếu cấm thì cần đưa ra giải pháp cho những người phụ nữ đang làm những việc trong danh mục cấm. Đồng thời, chúng ta cần chú trọng tới khâu triển khai, thực thi pháp luật, không để xảy ra tình trạng luật có nhưng không thực hiện trên thực tế.
Theo ANTD
"Bầu" Kiên có gánh tội thay ai? Việc bà Đặng Thị Ngọc Lan - vợ và bà Nguyễn Thúy Hương - em gái ruột của "bầu" Kiên thoát vòng lao lý, có nhiều nghi ngại rằng: Là do Kiên đã nhận hết, gánh hết tội. Bầu Kiên sắp bị đưa ra xét xử như một trong những đại án lớn nhất của năm nay. Việc bà Đặng Thị Ngọc Lan...