Chăm bố 5 năm, thấy di chúc không có tên mình, tôi đưa ông về thẳng nhà họ hàng ở quê nhưng không ai trách tôi một lời
Sinh ra là con gái cả trong gia đình nông thôn nghèo, từ nhỏ tôi đã cảm nhận được sự thiệt thòi của bản thân so với em trai.
Bố mẹ tôi đều có tư tưởng “con gái là con người ta”, sớm muộn cũng lấy chồng nên luôn thiên vị em trai, đồ ăn ngon, quần áo đẹp, tôi luôn là người cuối cùng được nhắc đến.
Hết cấp 3, tôi phải đi làm luôn mà không được học đại học vì bố mẹ định kiến con gái không cần học quá nhiều. Tôi đã từng bất mãn, đấu tranh để được đi học vì cho rằng đó là con đường “đổi đời” duy nhất nhưng bố mẹ vẫn luôn gán trách nhiệm “con cả, phải nhường nhịn và hi sinh để lo cho em” lên tôi.
Tiề.n tôi làm phần lớn đều gửi về gia đình, bố mẹ nói sẽ giữ hộ và trả khi cần. Thế nhưng nếu tôi hỏi đến, họ lại quả quyết số tiề.n đó sẽ để em trai xây nhà, cưới vợ sau này. Sự chiều chuộng quá mức của bố mẹ khiến em trai sinh thói ỷ lại, coi gia đình là “phao cứu sinh”. Đến tuổ.i trưởng thành, lấy vợ vẫn không chịu ổn định công việc, vài tháng nhảy việc một lần, thường xuyên xin trợ cấp từ chị gái và bố mẹ.
Ảnh minh họa
Cho đến 5 năm trước, sau khi mẹ qua đời, bố tôi thường xuyên than đau ốm, cô đơn do tuổ.i già nên muốn sống cùng con cái. Điều tôi không ngờ đến là em trai thất thẳng thừng từ chối yêu cầu chăm sóc bố, lấy lý do bận rộn và vợ không muốn sống cùng người cao tuổ.i. Vậy nên dù miễn cưỡng, tôi vẫn đón bố về nhà ở với vợ chồng tôi.
Ban đầu chồng tôi phản đối quyết định này vì chồng luôn cảm thấy gia đình đối xử bất công với tôi. Dù vậy nhưng vẫn không còn cách nào khác, bố đã già yếu nên chúng tôi vẫn tận tình chăm sóc hết mực, đôi lúc phải gạt công việc riêng để lo cho bố. Thời điểm ông bị đột quỵ, tôi gọi điện cho em trai yêu cầu thay phiên nhau chăm sóc, em vẫn nhất quyết từ chối. Em nói chăm bố là “việc khó, chỉ chị gái mới làm được”.
Thái độ này khiến tôi cảm thấy chua xót thay bố mẹ, khi không được con trai mà bố mẹ dành nhiều kỳ vọng làm tròn trách nhiệm phụng dưỡng. Ngày bố xuất viện, ông nói lời xin lỗi vì trước kia vì đối xử không tốt với vợ chồng tôi. Tôi và chồng đều nhẹ nhõm và ấm lòng vì nghĩ rằng bố đã thay đổi, trân trọng nỗ lực của chúng tôi suốt 5 năm qua.
Video đang HOT
Thế nhưng trong một ngày tôi dọn dẹp tủ quần áo của bố, bất ngờ phát hiện di chúc được bố lập lại chỉ có tên em trai. Toàn bộ tiề.n tiết kiệm, căn nhà cũ đều sẽ sang tên em tôi. Trong khi trước đó tôi hỏi vay bố về tiề.n tiết kiệm để sửa nhà, cho cháu trai lên thành phố học đại học, ông lại nói không còn tiề.n vì đã trả hết cho viện phí của mẹ.
Ảnh minh họa
Di chúc của bố khiến tôi sững sờ và suy sụp. Tôi nhận ra dù bản thân có hiếu thảo đến đâu thì cũng không thể nào thay đổi được vị trí trong lòng bố so với em trai. Khi tôi hỏi bố về di chúc, ông chỉ giải thích: “Bố thấy vợ chồng con cũng có công việc ổn định, đầy đủ vật chất còn lo được cho bố mấy năm nay trong khi em con chưa có gì trong tay. Bố đã yếu rồi, còn ít tài sản muốn dành hết cho em thôi. Con là chị cả, con phải nhường em”.
Thất vọng bao nhiêu năm dồn nén, cảm giác bất lực vì lúc vợ chồng tôi đang khó khăn bố vẫn chỉ nghĩ đến em, tôi gọi điện cho em trai yêu cầu đến đón bố về. Thế nhưng em tôi vẫn dửng dưng như thể không phải trách nhiệm của mình.
Tôi quyết định đưa bố về nhà một người họ hàng ở dưới quê một thời gian, toàn bộ chi phí sinh hoạt tôi vẫn chi trả, chỉ là bản thân không muốn đối mặt với ông thêm nữa. Chồng tôi cũng không phản đối quyết định này, người thân trong gia đình cũng hiểu và động viên tôi. Không ai trách tôi một lời vì họ cũng hiểu tôi đã hi sinh cho gia đình nhiều đến mức nào, nhưng nhận lại chỉ là cách đối xử thiên vị từ bố.
Ảnh minh họa
Mong các bậc phụ huynh hiểu được tổn thương tâm lý của những đứ.a tr.ẻ trưởng thành trong một gia đình có sự đối xử thiên vị. Trên thực tế, dù là con cả hay con thứ đều nên được đối xử bình đẳng và có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ ngang nhau. Khi đó các mối quan hệ trong gia đình mới có thể hòa thuận, bố mẹ và con cái đều hạnh phúc.
Mẹ từ chối chuyến du lịch vợ chồng tôi tặng, biết lý do tôi lập tức rời khỏi nhóm chat gia đình
Cùng một mẹ đẻ ra mà chẳng hiểu sao lại có tình trạng con yêu, con ghét trong một thời gian dài như thế...
Trong ký ức của mình thì tôi vẫn nhớ lúc bé được bố mẹ yêu chiều vô cùng. Nhà nghèo hay không tôi không nhớ, nhưng tôi được bố mua cho rất nhiều kem, mẹ thì sắm cho nhiều váy đẹp và búp bê nữa.
Song tất cả trở nên khác lạ kể từ lúc tôi có thêm một đứa em gái. Sự quan tâm của bố mẹ dành cho tôi dần ít hơn, tôi hiểu rõ điều đó vì bà ngoại bảo rằng tôi phải san sẻ tình yêu thương với em gái của mình. Tuy nhiên tôi đã phạm phải một sai lầm lớn khi em gái chưa được 1 tuổ.i. Vì sự cố đó mà mẹ thay đổi thái độ, không còn dịu dàng với tôi như xưa nữa.
Hôm ấy bố đi vắng, mẹ bảo tôi trông em để mẹ đi chợ mua đồ ăn. Em gái tôi 10 tháng tuổ.i trắng như cục bột, thơm mùi sữa và ngủ trông rất đáng yêu. Thế là tôi tự ý bế em lên để chơi với nó. Đang bế thì nó cựa quậy, tay tôi yếu nên không giữ nổi khiến em tuột khỏi khăn rơi xuống đất.
Dù cú ngã ấy không cao nhưng em gái cũng đau và khóc ầm ĩ. Đúng lúc mẹ đi chợ về, mẹ lao vào bế em lên rồi mắng mỏ tôi không thương tiếc. Tôi vẫn nhớ rõ lời của mẹ khi ấy. Mẹ bảo tôi ghen tị với em, ghét em nên ném nó xuống đất. Rồi tôi bị mang tiếng là đứ.a tr.ẻ độc ác, hư hỏng, xấ.u tín.h. Dù cố gắng thanh minh thế nào thì cũng chẳng ai nghe, không một ai tin lời tôi kể cả bố với ông bà.
Tôi dần trở thành một người khép kín, dễ tổn thương và hay sợ hãi. Cảm giác tội lỗi khiến tôi không dám lại gần em gái, cũng chẳng dám so đo cái gì với nó cho đến tận bây giờ.
Mẹ kể cho em gái nghe chuyện ngày bé tôi làm nó ngã nên nó cũng tỏ thái độ ghét tôi ra mặt. Động tí là nó lôi chuyện "chị ném em xuống đất" để bắt nạt tôi. Nhiều năm trôi qua tôi cũng chai lì với cái chiêu nhai đi nhai lại của nó.
Nếu nó sứt mẻ hay gặp biến chứng gì sau vụ tuột tay thì tôi sẵn sàng để nó trách móc, nhưng sự thật là nó không bị gì cả, và tôi cũng đã xin lỗi nó nhiều lần rồi. Tôi nhận ra là cả nhà thích lấy chuyện năm xưa ra để bắt tôi nhường nhịn đủ thứ, vậy nên bây giờ tôi không tỏ ra sợ hãi làm theo lời mọi người nói nữa, mà chỉ im lặng cho qua chuyện.
Đến tận lúc tôi lấy chồng thì cả nhà vẫn không tử tế với tôi hơn là bao. Bố mẹ tổ chức qua loa cho xong, còn em gái thì ngúng nguẩy gây sự với tôi ngay trước mặt khách mời. Lý do là vì nó dẫm lên váy cưới khiến tôi không đi được, tôi nhờ nó đứng lùi sang bên thì nó không nhìn trước sau gì cả, va phải người khác nên bị ly rượu đổ vào váy. Nó liền nổi nóng với tôi như thể tôi là người gây tội. Cả đời tôi chỉ mắc lỗi với nó một lần duy nhất mà thôi, không đời nào tôi xin lỗi nó thêm lần nữa.
Còn rất nhiều chuyện khác xảy ra khiến tôi thất vọng về chính gia đình mình. Nhưng chưa bao giờ tôi kể lể với ai cả, lấy chồng rồi tôi cũng chỉ thi thoảng tâm sự với ông xã thôi chứ cũng không nó.i xấ.u người thân ruột thịt. Con yêu con ghét thì có gì đáng tự hào đâu mà nói ra...
Dạo gần đây em gái tôi có bạn trai mới. Mẹ tôi khoe với mọi người là cậu kia nhà giàu lắm, thiếu gia sở hữu chuỗi nhà hàng nọ kia nổi tiếng ở Hà Nội. Tôi chẳng biết có thật không nhưng lần nào qua nhà tôi chơi, bạn trai của em gái cũng mang một đống quà sang, rồi lái xe mời bố mẹ tôi đi ăn hàng sang trọng.
Thật sự tôi chẳng quan tâm đến chuyện cậu ta làm gì. Nhưng mẹ lại liên tục lôi chồng tôi ra để so bì với "rể út tương lai", kiểu như thằng B. không giỏi không giàu bằng em T., rồi thằng B. không đẹp trai xởi lởi như em T. Chồng tôi lành nên chẳng phản bác lại, bị mẹ vợ kể xấu khắp nơi cũng cười cười cho qua.
Tôi buồn vì cách hành xử của mẹ lắm nhưng chẳng biết nói gì. Là ruột thịt của nhau nên chẳng thể từ bỏ được, tôi cũng đã quen với việc không được yêu thương từ lâu rồi.
Và cuối cùng thì cũng đến lúc tôi không thể tiếp tục chịu đựng mẹ nữa. Đó là khi tôi nhìn thấy bức ảnh mẹ tự đăng lên trang cá nhân, khoe đang đi du lịch cùng em gái và bạn trai của nó đúng sáng 2/9.
Tuần trước vợ chồng tôi có sang nhà ngoại chơi và biếu bố mẹ chuyến du lịch Nha Trang đúng dịp nghỉ lễ. Tổng giá trị món quà này không nhỏ, vì vé máy bay đợt 2/9 khá đắt và chỗ khách sạn chúng tôi đặt cho bố mẹ là 4 sao.
Tôi tưởng mẹ sẽ thích món quà ấy vì bà đam mê du lịch lắm. Không ngờ bà lại từ chối luôn, bảo không thích đi đâu chỉ muốn ở nhà ngủ xuyên lễ.
Vợ chồng tôi đành ngậm ngùi đăng bán lại combo nghỉ dưỡng với giá lỗ một nửa. Tôi buồn nhưng chẳng biết nói gì thêm, bởi nhiều lần mẹ cũng từ chối tấm lòng của con gái như vậy rồi.
Tuy nhiên sáng hôm nay khi dậy để cùng chồng đi uống cà phê trên phố, tôi bỗng thấy mẹ đăng ảnh check in ở tận Trung Quốc. Bên cạnh bà là em gái tôi và bạn trai của nó, có vẻ như bố tôi không đi cùng.
Tôi lặng lẽ bấm like ảnh của mẹ rồi thoát khỏi nhóm chat gia đình. Mẹ từ chối món quà của tôi để chọn đi cùng em gái. Hơn nữa họ cũng chẳng nói với tôi dù chỉ một lời...
Bác hàng xóm sang xin làm bảo mẫu nhưng mẹ tôi chỉ vào chiếc vòng trên tay khiến bác ấy ngại ngùng, bẽn lẽn đi về Tôi đăng tin tìm bảo mẫu, giúp tôi chăm sóc em bé lên mạng xã hội. Một lúc sau, bác hàng xóm đã chạy sang xin làm. Cạnh nhà tôi có bác Mai, là giáo viên tiểu học đã về hưu. Bác ấy có 2 người con, một trai một gái đều rất thành đạt. Anh con trai làm giám đốc công ty,...