- Việt Giải Trí - https://vietgiaitri.com -
Cha sắp qua đời muốn nhận lại con riêng, tôi sợ mẹ mới không qua khỏi
On 19/05/2025 @ 9:23 PM In Góc tâm tình
Cha sắp mất đột nhiên tiết lộ bí mật về con riêng, tôi rất phân vân không biết nói ra chuyện này như thế nào.
Mẹ tôi liệu có chịu nổi cú sốc này không?
Mới đây, bài viết "Biết mình bệnh nặng, cha tôi hé lộ chuyện "động trời" khiến cả nhà náo loạn" thu hút rất nhiều lượt chia sẻ và bình luận trái chiều.
Câu chuyện xoay quanh một người đàn ông bất ngờ phát hiện cha mình mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, đã di căn lên não. Bi kịch ập đến khiến cả gia đình suy sụp, đặc biệt là người mẹ vốn sống phụ thuộc vào chồng. Trong khi mọi người còn hoảng loạn, chính người cha, dù là bệnh nhân, vẫn gắng gượng an ủi vợ con.
Ông từ chối điều trị tích cực, chỉ mong những ngày cuối được yên bình bên gia đình. Thế nhưng, giữa ranh giới sống - chế.t, ông bất ngờ hé lộ một bí mật chấn động.
Nhân lúc vợ vắng nhà, ông tiết lộ với các con rằng, nhiều năm trước, trong chuyến công tác, ông từng có mối quan hệ ngắn ngủi với một phụ nữ địa phương và có một đứa con trai. Người phụ nữ ấy từng đưa con đến gặp ông, giới thiệu là "người quen", đứ.a b.é giống hệt con cả trong nhà.
Suốt hơn chục năm, ông giấu kín bí mật để giữ gìn tổ ấm. Nhưng nay cận kề cái chế.t, ông khẩn cầu các con giúp thừa nhận người con ngoài giá thú ấy, cho phép cậu bé đội tang cha.
Các con rơi vào khủng hoảng. Họ hiểu và thương cha, muốn ông ra đi thanh thản. Nhưng nếu nói ra, liệu mẹ họ, người luôn tin tưởng tuyệt đối chồng mình, có chịu nổi cú sốc này? Họ giằng xé giữa hai lựa chọn: Nói thật hay giữ kín đến hết đời?
Các con đau đầu khi nghe tâm nguyện của bố (Ảnh minh họa: iStock).
Tư vấn từ chuyên gia
Đối với trường hợp này, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Hưng - chuyên gia tâm lý lâm sàng - chia sẻ, đây là tình huống nhạy cảm và đầy thách thức về mặt đạo đức.
"Trường hợp bạn đang đối mặt là tình huống nhạy cảm, có thể gây xáo trộn lớn về mặt cảm xúc cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người mẹ", bác sĩ Hưng nói.
Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc cuối đời cho thấy, ở giai đoạn cận tử, người bệnh thường có nhu cầu được tha thứ, được chấp nhận trọn vẹn và để lại điều gì đó có ý nghĩa trước khi ra đi.
Mong muốn thừa nhận người con ngoài giá thú có thể là cách người cha khép lại một phần cuộc đời chưa trọn vẹn, giúp ông thanh thản trong những ngày cuối cùng.
Tuy nhiên, việc tiết lộ sự thật này cũng có thể là "cú sốc kép" với người vợ, người đã gắn bó cả đời và hiện túc trực bên giường bệnh. Việc vừa mất đi người thân, vừa đối diện với một bí mật bị che giấu lâu nay có thể khiến bà sụp đổ, rơi vào khủng hoảng tâm lý, thậm chí trầm cảm nặng, nhất là khi không có hệ thống hỗ trợ cảm xúc đầy đủ.
Trước tình huống này, việc cần làm không phải là vội "nói hay giấu", mà là đán.h giá kỹ các yếu tố: Sức khỏe tâm thần hiện tại của người mẹ, khả năng tiếp nhận thông tin, hệ thống hỗ trợ xung quanh, cũng như mức độ cấp thiết trong mong muốn của người cha. Đồng thời, cần có kế hoạch hỗ trợ tâm lý trước và sau khi tiết lộ, nếu quyết định chia sẻ sự thật.
Đây không chỉ là vấn đề riêng của gia đình, mà là tình huống xung đột đạo đức. Một bên là quyền được bày tỏ nguyện vọng cuối đời của người cha. Một bên là quyền được bảo vệ sức khỏe tinh thần của người mẹ đang dễ tổn thương.
Trong y học, tình huống này gọi là "căng thẳng đạo đức", khi ta biết điều gì là đúng, nhưng lo sợ nó sẽ gây tổn thương cho người mình yêu thương.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Hưng - chuyên gia tâm lý lâm sàng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Vậy bạn nên làm gì?
- Trò chuyện nhẹ nhàng với cha, tìm hiểu sâu nguyện vọng của ông.
Ông cần được lắng nghe và những mong muốn này có thể xuất phát từ tình cảm, danh phận pháp lý hay sự chuộc lỗi.
- Đán.h giá kỹ trạng thái tâm lý của mẹ.
Nếu bà đang kiệt sức, có tiề.n sử trầm cảm hoặc đang đau buồn vì sắp mất chồng thì việc tiết lộ ngay có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này, trì hoãn không phải là nói dối, mà là hành động đầy trách nhiệm.
- Cân nhắc các phương án trung gian.
Công nhận con hợp pháp nhưng giữ kín, để lại thư tay hoặc sắp xếp một cuộc gặp riêng giữa cha và con. Những lựa chọn này có thể giúp người cha yên lòng mà chưa gây thêm tổn thương cho mẹ.
Tổ chức một cuộc họp gia đình có chuyên gia hỗ trợ như nhà tâm lý hoặc nhân viên công tác xã hội để cùng nhau chia sẻ, bàn bạc và đi đến quyết định với tinh thần yêu thương, không đổ lỗi, không ép buộc .
Không có lựa chọn nào là hoàn hảo trong tình huống này. Nhưng bằng sự thấu cảm, cẩn trọng và yêu thương, bạn có thể vừa giúp cha thực hiện tâm nguyện cuối đời, vừa bảo vệ tinh thần cho mẹ. Bởi sự trăn trở và tình yêu bạn dành cho cả hai chính là nền tảng của một quyết định nhân văn và đầy trách nhiệm.
Article printed from Việt Giải Trí: https://vietgiaitri.com
URL to article: https://vietgiaitri.com/cha-sap-qua-doi-muon-nhan-lai-con-rieng-toi-so-me-moi-khong-qua-khoi-20250519i7445694/
Click here to print.
Copyright © vietgiaitri.com - All rights reserved.