Cây cầu chết chóc và sinh vật bí ẩn giết người ở Zimbabwe
Để chống lại kẻ giết người bí ẩn ở thành phố Gwanda, tây nam Zimbabwe, người ta quyết định mời một chuyên gia để trục xuất quái vật siêu nhiên, báo địa phương The Chronicle đưa tin.
Cư dân địa phương cho rằng sinh vật này xuất hiện ở sông Mtskhabezi khoảng 50 năm trước. Nạn nhân đầu tiên của nó được cho là những em học sinh ra cầu lấy nước và sau đó chết một cách bí ẩn. Những năm gần đây, người dân đi tắm cũng thường xuyên bị chết đuối ở gần cây cầu đó.
Thủ quỹ của chi nhánh địa phương thuộc Hiệp hội Quốc gia các thầy thuốc Zimbabwe , Gogo Banda , cảm thấy có gì đó rất đáng nghi khi thấy tất cả những người chết đuối đều là nam giới. Theo cô, không thể giải thích cái chết của họ là do nguyên nhân tự nhiên, vì sông không đủ sâu để gây nguy hiểm cho người lớn. Đồng thời, Banda cũng loại trừ rằng các nàng tiên cá có liên quan đến vụ chết đuối: thi thể của tất cả các nạn nhân đã được tìm thấy, còn các nạn nhân của các nàng tiên cá luôn biến mất không để lại dấu vết.
Việc tìm kiếm sinh vật này sẽ được thực hiện bởi nhà tiên tri của Giáo hội Tông đồ Zion ở Trung Phi , Mehluli Moyo . Trong hồ sơ của ông đã có vài vụ tương tự: ông tuyên bố mình từng đánh bại những con yêu tinh khủng bố giáo viên ở làng Kezi, ông cũng tham gia vào việc trục xuất một con khỉ đầu chó từ một trường tiểu học ở Gwanda và cứu cư dân của Garanyemba khỏi một con rắn khổng lồ đã dìm các nạn nhân xuống nước đến chết.
Ông Moyo tin rằng, ông sẽ tìm ra những lý do của những cái chết ở gần cây cầu bắc qua Mtskhabezi. Nếu đây là chuyện liên quan tới phù thủy, nhà tiên tri sẽ tự mình đối phó với sinh vật đó. Còn nếu cái chết của các nạn nhân liên quan tới linh hồn của tổ tiên, ông khuyến cáo cần tìm tới các thầy cúng để làm lễ giải oan.
Loài rắn lạ có đuôi như nhện được ví như... lưỡi hái thần chết
Không chỉ sở hữu nọc độc chết người, những loài như rắn vảy gai, rắn đuôi nhện còn có vẻ ngoài kỳ lạ và đáng sợ khiến ai gặp cũng ''cao chạy xa bay''.
Rắn vảy gai, hay còn gọi là Atheris hispida không có lớp da nhẵn mịn như đồng loại mà được bao bọc bởi những chiếc gai nhọn xếp đè lên nhau. Rắn vảy gai được chú ý bởi đôi mắt to trợn tròn và bộ da xù xì đặc trưng, có màu vàng và đôi khi là xanh, đỏ,...
Loài rắn này không chỉ có vẻ ngoài đáng sợ dọa người mà còn sở hữu nọc độc chết người. Nếu bị loài rắn này tấn công, nạn nhân có thể phải chịu đau đớn do vết thương sưng tấy, tắc mạch máu, thậm chí tử vong.
Tuy nhiên rắn vảy gai độc cực nguy hiểm thường sống ở rừng nhiệt đới Trung Phi, xa con người nên rất hiếm trường hợp bị cắn.
Rắn mọc sừng (tên khác là horned viper) đã trở thành một trong những loài rắn lạ nhất thế giới với vẻ ngoài như...yêu quái. Đa phần những con rắn thuộc loài này mọc sừng trên 2 mắt, nhưng một số lại không.
Địa bàn ''hoạt động'' chính của loài rắn độc này là Bắc Phi và Trung Đông.
Có ngoại hình ám ảnh nhất nhì họ nhà rắn, rắn độc đuôi nhện sở hữu lớp da xù xì, thân hình to lớn, và đặc biệt là chiếc đuôi nhỏ dài kéo theo một ''con nhện'' ở cuối.
Nếu nhìn con rắn này từ phía sau chắc nhiều người sẽ tưởng một con nhện đang bò bởi dáng di chuyển cực kỳ giống. Rắn độc đuôi nhện sống tại các sa mạc phía Tây Iran nên không phải ai cũng có thể chiêm ngưỡng được hình thù kỳ dị của chúng.
Rắn mũi lá đến từ quê hương Madagascar, còn có tên gọi là Langaha nasuta. Loài rắn này thường sống trên cây, thường ăn thằn lằn, nhìn qua thì có vẻ vô hại nhưng lại chứa nọc độc nguy hiểm.
Khi bị loài rắn châu Á này cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy cực kỳ đau đớn nhưng thường sẽ ít nguy hiểm đến tính mạng.
Khác với những loài trong danh sách, rắn xúc tu là rắn nước. Hơn nữa, đại diện đến từ Đông Nam Á này còn là loài duy nhất sở hữu 2 xúc tu trên mõm và chỉ dài khoảng 90cm.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, rất có thể hai xúc tu nhỏ bé này là vũ khí giúp loài rắn này thu hút những con cá bé, con mồi ưa thích. Tuy là một loài rắn độc nhưng nó lại chỉ thích bơi lội dưới nước ăn cá, bởi vật ít nguy hại với con người.
Cái tên cuối cùng trong danh sách những loài rắn độc xấu xí nhất thế giới thực chất lại...không có độc. Tuy nhiên rắn ăn trứng châu Phi lại có răng giả để có thể tự vệ, phát lên những âm thanh phát lên như những tiếng rít rất gay gắt và giả vờ như tấn công đối thủ.
Hành động này của chúng có thể khiến những con vật to lớn như sư tử hay voi cũng phải sợ hãi.
Sát thủ máu lạnh lừa người dưới vỏ bọc màu sắc đẹp dị thường Rắn Popeia fucata hay ếch Dendrobates leucomelas cần lượng thức ăn gấp đôi động vật máu nóng để duy trì sự sống. Chúng là hai trong số những sinh vật được ví như sát thủ máu lạnh dưới vỏ bọc đầy màu sắc tuyệt đẹp. Loài rắn Popeia fucata với nọc độc được xếp vào hàng động vật máu lạnh "cực kỳ nguy...