“Cầu vượt sẽ ảnh hưởng đến Đàn Xã Tắc”

Theo dõi VGT trên

Trước chỉ đạo của Chính phủ “xây cầu vượt Đàn Xã Tắc: Hà Nội không được phạm luật”, ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội cho biết “xây cầu có ảnh hưởng tới di tích nhưng dự án vành đai 1 không thể không làm”.

Nói về dự án cầu vượt Đàn Xã Tắc đang gây nhiều tranh cãi, ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội cho rằng: “Nếu hỏi rằng thực hiện dự án ở đây thì có ảnh hưởng tới di tích Đàn Xã Tắc không thì phải khẳng định là có ảnh hưởng. Tuy nhiên, trên thực tế vào năm 2006-2007 khi phát hiện ra di tích mà chúng ta vẫn hoàn thành được con đường, còn lần này chúng ta chỉ làm thêm một cây cầu, mà lại có cả sự vào cuộc của các nhà sử học, các chuyên gia… thì tôi tin rằng sẽ tìm ra được phương án hợp lý nhất”, ông Bảo cho biết.

Trước đó, ngày 26/3, ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội cho biết, sau 2 năm nghiên cứu đã có phương án kiến trúc cầu vượt hạn chế giải phóng mặt bằng tại ngã 5 Ô Chợ Dừa.

Theo đó, cầu sẽ đi sát phạm vi bảo tồn Đàn Xã Tắc và nhà dân nơi đây. Mố cầu nằm ngoài di tích còn mặt cầu có một phần chạy qua di tích này.

Cầu vượt sẽ ảnh hưởng đến Đàn Xã Tắc - Hình 1

Ông Nguyễn Sỹ Bảo – Giám đốc BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội

Theo chủ đầu tư, cầu vượt tại nút giao Ô Chợ Dừa bằng bê tông theo hướng vành đai 1 dài khoảng 510 mét, mặt cắt ngang rộng 14 mét gồm 4 làn xe. Ngoài ra, còn có hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, tổ chức giao thông… với tổng chi phí 766 tỷ đồng. Cầu vượt dự kiến khởi công trong năm nay và hoàn thành năm 2015.

Theo lý giải của ông Bảo thì dự án cầu vượt có ảnh hưởng đến di tích Đàn Xã Tắc nhưng cầu vượt thì chắc chắn phải có mới thông được vành đai 1.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra nếu làm cầu vượt Đàn Xã Tắc chắc chắn sẽ xâm hại nghiêm trọng tới di tích, là vi phạm luật di sản.

GS Phan Huy Lê phân tích: “Chỉ giới được bảo vệ (mà ta gọi là vùng lõi, vùng trung tâm của di sản) không hoàn toàn trùng với đảo giao thông Xã Tắc hiện nay. Theo bản đồ của các nhà khảo cổ, đảo giao thông Xã Tắc chỉ chứa chưa tới một nửa số hố khai quật nằm trong chỉ giới bảo vệ.

Cầu vượt làm bằng bê tông, theo nguyên tắc, móng cầu phải đào sâu, rộng, xây hết sức kiên cố. Như vậy dù hai móng cầu này trên bản vẽ không động chạm đến đảo giao thông, nhưng chắc chắn sẽ động chạm ngay một phần lõi của di sản đang bảo tồn trong lòng đất nằm ngoài đảo giao thông và có thể động chạm đến phần di tích chưa khai quật.

Tôi xin nhấn mạnh là đảo giao thông hiện nay không phải là chỉ giới vùng lõi khu di tích. Nếu để xảy ra sự việc đó tức là vi phạm luật Di sản hết sức nghiêm trọng, buộc phải đình chỉ thi công. Bản thân dự án cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Theo GS. Lê, muốn di tích bảo tồn trong lòng đất giữ được sự nguyên vẹn của nó, thứ nhất, phải tuyệt đối không đụng chạm đến, thứ hai, phải tạo điều kiện thuận lợi để sau này con cháu tiếp tục khai quật, nghiên cứu và bảo tồn. Nếu xây một cây cầu bê tông lên, kết cấu trường tồn sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu đó và sẽ tạo nên một không gian phản cảm.

Cũng theo GS. Lê, giải pháp lấp cát làm đường năm 2007, cũng là giải pháp tạm thời có thể chấp nhận được, tuy nhiên việc làm một cây cầu vượt với việc lấp cát làm đường bảo vệ là hoàn toàn khác nhau.

Còn Giáo sư Quang Ngọc thì ví đó như một hành động phá đi mồ mả tổ tiên: “Dự án làm cầu vượt đã được đưa ra từ năm 2005 nhưng không được thực hiện. Khi thực hiện dự án đường Kim Liên Mới (đường Xã Đàn), các nhà quản lý đã chọn giải pháp lấp cát, lập bia đá đán.h dấu di tích đó cũng là giải pháp cần thiết tạm thời.

Di tích quốc gia theo Luật Di sản bao gồm vùng lõi và vùng đệm, cả trên mặt đất và cả trong lòng đất, cả di tích, di vật và thiên nhiên cảnh quan. Việc xây cây cầu sắt khổng lồ nằm đè lên trên di tích, dù có không đụng chạm gì đến những hiện vật đã được lấp cát ở bên dưới thì cũng vẫn là một sự xâm hại di tích và xét cho cùng là hành động bất chấp pháp luật, không còn lương tâm, đạo lý để phá hoại mồ mả, hồn cốt của tổ tông.

Video đang HOT

Giờ Đàn Xã Tắc đã được phát lộ, chưa được khai quật toàn bộ; nhiều di tích có liên quan cũng chưa được nghiên cứu mà lại xây cầu chồng lên hay xâm hại đến nó thì cái hệ lụy có thể nhìn thấy được, không phải chỉ riêng những người làm trực tiếp mà là cả Thủ đô và đất nước”, GS Ngọc nói.

Cầu vượt sẽ ảnh hưởng đến Đàn Xã Tắc - Hình 2

Nút giao Xã Đàn – Nguyễn Lương Bằng (qua Đàn Xã Tắc)

PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN lại cho biết, “Hà Nội đã có bản ‘Quy hoạch nghiên cứu khảo cổ học’ được trình lên và phê duyệt từ năm 2010, nhưng Hà Nội đã không thực hiện và triển khai nó một cách tích cực.

Bản quy hoạch khảo cổ đó các nhà khoa học có chỉ rõ và khoanh vùng những khu vực nào cần phải bảo vệ, đồng thời cũng phân công rõ ràng từng cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn khu vực đó.

Bản Quy hoạch khảo cổ là đề xuất những khu vực cần được nghiên cứu trước, tư duy của họ là vừa cho mọi người hiểu được về giá trị lịch sử Thăng Long ngàn năm văn hiến đồng thời cũng là đi trước một bước để cảnh báo những khu vực nhạy cảm cần được lưu giữ, cần được bảo vệ.

Bản Quy hoạch cũng chỉ rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan về việc chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn di tích tại khu vực mình quản lý.

Với Đàn xã Tắc, tôi cũng cho rằng năm 2007 Hà Nội đã có ý thức bảo vệ nhưng bị động. Nếu Hà Nội chủ động đối chiếu các dự án quy hoạch với bản Quy hoạch khảo cổ đó thì sẽ không có tình trạng đào đâu đụng đấy, đào rồi đắp chiếu như hiện nay”, PGS.TS Đặng Văn Bài cho biết.

PGS.TS Bài cũng chỉ ra rằng, ở ta vẫn tồn tại một loại văn hóa là “văn hóa chiến tranh” nghĩa là ai mạnh người đó xông lên, ai mạnh người nấy thắng chứ không phải là “văn hóa hòa bình” như các nước trên thế giới vẫn, đang xây dựng và hướng tới.

Nhà khoa học cứ khản cổ nói, nói mỏi mồm thì thôi, các cơ quan chức năng có quyền thì họ vẫn thực hiện. Ai biết việc người ấy, không có sự thống nhất đồng bộ nên mới có chuyện bảo vệ một di tích mà không ai chịu trách nhiệm, người nọ đổ vấy cho người kia làm kinh động đến cả Văn phòng Chính phủ.

Lên tiếng về những tranh cãi xung quanh dự án cầu vượt Đàn Xã Tắc, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4 của Chính phủ tổ chức chiều 26/4, người phát ngôn của Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng: “điểm của Chính phủ là không chỉ việc này mà bất kỳ việc gì đều không được vi phạm luật”.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định: “Việc xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, tinh thần của Chính phủ là tiếp tục thông qua các phương thức khác nhau để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học có chuyên môn về lịch sử, văn hóa, giao thông, đô thị… để có một giải pháp hài hòa, không coi trọng mặt nào hơn mặt nào”.

Theo ông Vũ Đức Đam: “Hà Nội với trách nhiệm của mình sẽ trả lời là có vi phạm hay không, nếu báo chí và công luận cho rằng có vi phạm thì các cơ quan chức năng sẽ có ý kiến chính thức”.

Trước đó, các nhà quản lý, chủ đầu tư đều một mực khẳng định dự án không phạm luật, không ảnh hưởng đến di tích và dự án là phương án tối ưu nhất. Vậy khi Giám đốc Ban quản lý dự án trọng điểm đã lên tiếng thừa nhận, dự án có ảnh hưởng tới di tích thì Hà Nội sẽ thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam như thế nào?

Theo 24h

Khi Đàn Xã Tắc bị... "giằng co"

Tại ngã năm Ô Chợ Dừa (Hà Nội), nếu không xây cầu vượt thì ùn tắc giao thông, còn xây lại lo... "hỗn" với tổ tiên.

Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang nổ ra cuộc tranh cãi việc nên hay không nên xây dựng cầu vượt qua khu vực Đàn Xã Tắc (tại ngã năm Ô Chợ Dừa, Hà Nội). Nếu không xây thì khu vực này mãi ở trong tình trạng ùn tắc giao thông, còn xây thì nhiều người lại lo ngại phá vỡ cảnh quan khu di tích.

Câu chuyện về bảo tồn hay phát triển lại nóng lên giữa một bên là các nhà nghiên cứu văn hóa muốn gìn giữ di sản, một bên là những nhà quản lý muốn giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Dứt khoát phải làm

Nút giao thông ngã năm Ô Chợ Dừa, từ lâu đã trở thành một trong những điểm nóng ùn tắc giao thông ở Thủ đô. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng cho rằng, xây cầu vượt tại đây là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về giao thông và cải tạo, chỉnh trang đô thị hiện nay.

Ngày 25/4, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ra văn bản kết luận chính thức đồng ý cho phép xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc.

Chủ tịch yêu cầu tiếp tục tu chỉnh, hoàn thiện và lựa chọn phương án tối ưu nhất, trình UBND thành phố phê duyệt trong tháng 5 năm 2013; công bố công khai quy hoạch trước khi triển khai xây dựng theo quy định.

Ông Bùi Danh Liên (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội) còn gửi văn bản "thúc" Hà Nội khởi công xây dựng cây cầu vượt tại đây. Ông Liên nhấn mạnh: Cầu vượt ngã năm Ô Chợ Dừa dứt khoát phải làm. Khi hoàn thành, công trình sẽ giúp thông thoáng nút giao vốn luôn ùn tắc này.

Khi Đàn Xã Tắc bị... giằng co - Hình 1

Nút giao Xã Đàn - Nguyễn Lương Bằng (qua Đàn Xã Tắc)

Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có quan điểm: Nếu có phải hy sinh một chút gì đó cho sự phát triển của con cháu thì vẫn phải chấp nhận. Chúng ta không bắ.n sún.g lục vào quá khứ, nhưng rõ ràng chúng ta phải thiên về một lựa chọn có lợi hơn.

Trong khi đó, ông Phan Đình Tân, Chánh văn phòng của Bộ VHTT&DL cho biết, Bộ rất tuân thủ Luật Di sản văn hóa. Dự án cầu vượt đó không vi phạm chỉ giới khu vực lõi I (tức vùng lõi) của di tích. Còn khu vực vành đai II, III là khu vực có khả năng được điều chỉnh. Hơn nữa, xây cầu không vì động cơ của cá nhân ai, mà nó phục vụ lợi ích của quốc gia, lợi ích của Thủ đô thì cũng cần phải cân nhắc phương án hài hòa.

Đi lên đầu tổ tiên

Trái với những nhà quản lý, hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa khi được hỏi, đều không muốn xây cầu bởi sẽ ảnh hưởng đến di tích Đàn Xã Tắc.

Nhà nghiên cứu Văn hóa, GS.TS Trần Lâm Biền bày tỏ: "Tốt nhất là nên né đi, không nên vượt lên đầu tổ tiên. Đàn Xã Tắc là đàn gắn với Tổ tiên, gắn với trời đất. Giờ chúng ta dùng cây cầu cao hơn cả trời đất thì nước này lụi bại à?".

GS Sử học Lê Văn Lan phân tích, cái tên Xã Đàn bắt nguồn từ việc tại đây có đàn Xã Tắc từ đời Vua Lý Thái Tông (năm 1048), để tế thần Đất và thần Nông - hai vị thần được coi là quan trọng nhất của xã hội nông nghiệp.

Bốn mùa, nhà vua đều thân chinh chủ trì tế lễ để cầu được mùa. Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô Việt Nam và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn Đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc.

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ. Bản kiến nghị khẳng định, dưới lớp di tích Đàn Xã Tắc, còn có những di tích đầu tiên của con người trên vùng đất trung tâm Hà Nội cách ngày nay khoảng 3.500 năm và di tích cư trú hồi đầu công nguyên. Từ đó, Hội Sử học cho rằng, Đàn Xã Tắc là đối tượng được điều chỉnh của Luật Di sản cần được bảo vệ và phát huy những giá trị của di sản quốc gia.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển khuyên rằng: Nên dừng dự án lại, các nhà quản lý cần tìm một giải pháp khôn ngoan hơn.

Khi Đàn Xã Tắc bị... giằng co - Hình 2

Phương án xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc gặp phải nhiều ý kiến trái chiều

Phát ngôn chấn động giới nghiên cứu

Trong lúc nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu cho rằng cần phải bảo tồn di tích này, ông Nguyễn Văn Hảo - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khảo Cổ học bất ngờ khẳng định: "Hà Nội chưa bao giờ tìm ra Đàn Xã Tắc".

Để chứng minh điều này, ông Hảo nhắc lại thời điểm năm 2007, khi thi công đường Xã Đàn (Kim Liên mới), các cơ quan chức năng phát hiện có di tích. Sau đó, công trình giao thông phải tạm dừng để khoanh vùng mở hố khai quật, tìm vết tích của Đàn Xã Tắc. Nhưng dấu vết kiến trúc trong hố khai quật ấy không có một đặc điểm nào của Đàn Xã Tắc.

Trong trường hợp độ sâu của các lớp đất không có ý nghĩa trong việc xác định niên đại, người ta có thể căn cứ vào các vật liệu tìm thấy được ở đó. Nhưng không có chứng tích kiến trúc nào thể hiện đặc điểm của Đàn Xã Tắc.

Theo ông Hảo, đây chỉ là dấu vết kiến trúc nào đó có niên đại thời Lý, không thể nói là Đàn Xã Tắc.

"Nhà khoa học khi nói phải có cơ sở, không phải rằng cứ khoác lên mình chiếc áo "khoa học" rồi nói gì cũng bắt người khác phải nghe. Đã không đưa ra cơ sở khẳng định ở Ô Chợ Dừa có Đàn Xã Tắc thì không thể "đè" ra nói đây là Đàn Xã Tắc được", ông Hảo nói.

Bên dưới tấm bia đá ở Ô Chợ Dừa không phải là Đàn Xã Tắc, có nó chỉ có ý nghĩa "nhắc nhở" ở phía Tây Nam Thủ đô có Đàn Xã Tắc.

Phát biểu này của ông Hảo làm choáng váng giới nghiên cứu sử và văn hóa dân gian. Nếu ông Hảo đúng, một loạt các nhà nghiên cứu khác đã sai khi khẳng định di tích này là Đàn Xã Tắc. Các cơ quan quản lý khác, từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho tới UBND TP Hà Nội cũng nhầm lẫn.

Ngày 26/4 tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2013, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VP Chính phủ Vũ Đức Đam đã nói về phương án xây cầu vượt nút giao Ô Chợ Dừa.

Ông Đam nói: "Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc là vi phạm Luật Di sản. Quan điểm của Chính phủ là không chỉ việc này mà bất kỳ việc gì đều không được vi phạm luật. Hà Nội quyết định việc đó và hôm nay có ý kiến như vậy, Hà Nội với trách nhiệm của mình sẽ trả lời có vi phạm hay không. Nếu báo chí và công luận cho rằng có vi phạm thì các cơ quan chức năng sẽ có ý kiến chính thức".

Dường như, tranh cãi quanh câu chuyện xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc chưa ngã ngũ và ngày càng rối hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến quý độc giả những diễn biến mới nhất quanh cuộc tranh cãi này.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Vụ học sinh nhập viện, lộ bất thường của trường: Thành phố họp vào tuần tới
13:13:17 28/09/2024

Tin đang nóng

Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long
14:58:51 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km
15:14:57 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024

Tin mới nhất

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Có thể bạn quan tâm

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.

Ngày 30 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 30/9/2024

Trắc nghiệm

17:55:46 29/09/2024
Xem lịch âm ngày 30/9/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 30/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Bom tấn có giá cả triệu bạc đột ngột ngừng phát triển, game thủ hoảng loạn khi bị đẩy vào "thế khó"

Mọt game

17:32:36 29/09/2024
Việc đóng cửa, hay đơn giản hơn là ngừng phát triển một tựa game trên Steam luôn để lại những hậu quả khôn lường cũng như bức xúc cho không ít người chơi. Nếu là một dự án miễn phí, mọi thứ có thể đơn giản hơn.