Cậu học trò liệt học đán.h máy bằng chân

Theo dõi VGT trên

Tốt nghiệp cấp 2 tại Trường THCS Thiện Kỵ (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) với tấm bằng khá nhưng em Vi Văn Đại phải bỏ dở con đường học tậpdị tật trên cơ thể khiến em không thể một mình vượt qua quãng đường 14km để đến trường THPT.

Bỏ dở chiếc bút đến với “con chuột”

Những tưởng em phải ở nhà và ánh sáng kiến thức sẽ mãi mãi khép lại với cậu học trò nghèo miền sơn cước thì một cơ hội khác đã đến với em. Biết được hoàn cảnh của Đại, thầy Chu Hoa Nam – dạy môn tiếng Anh tại Trường THCS Thiện Kỵ đã xin cho em xuống học tin học tại Trung tâm Nghị lực sống ở xóm Giữa, thôn Thạch Bích, xã Bích Hà, huyện Thanh Oai (Hà Nội).

“Lúc mới vào trung tâm, em thấy ngại và mặc cảm lắm, chỉ sợ mọi người thấy em như thế này lại trêu chọc nhưng các anh, chị và các bạn ở đây mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng không ai giống ai nên em cũng cảm thấy tự tin hơn.

Khi bắt đầu vào học, mấy anh ở trung tâm hướng dẫn em sử dụng chuột bằng tay nhưng nhìn thấy em loay hoay, ngượng nghịu, có khi mất cả tiếng em vẫn không làm được nên chuyển sang dùng chân.

Bàn phím và chuột được đặt xuống gầm bàn, thiếu ánh sáng nên anh quản lý lại lắp cho em một chiếc bóng điện. Mới đầu đặt bàn chân phải lên con chuột, em di đi di lại cũng khó chứ chưa nói đến bấm và giữ chuột”, Đại cho biết.

Nói xong Đại đến bên chiếc máy tính, khom mình ngoắc cái đầu đẩy chiếc ghế lại gần bàn, giơ chân phải lên, ngón chân cái dí vào nút nguồn để mở máy, rồi lại dùng chân bật công tắc bóng điện.

Đại ngồi trên ghế, hai tay khẳng khiu chĩa về phía trước, ánh mắt hết nhìn lên màn hình chỉnh sửa từng chữ rồi lại cúi xuống dưới chân.

Video đang HOT

Chân trái giữ lấy bàn phím, chân phải của em nhanh nhẹn đưa đi đưa lại, nhấn những chữ cái một cách chính xác thành thạo, rồi lại giữ chuột bôi đen, chỉnh sửa, chèn ký hiệu. Đang làm bài thì em dừng lại co chân phải lên lấy tay xoa xoa và bẻ ngón chân cái bị chuột rút cứng đờ, một lát sau lại tiếp tục.

Làm bài xong em lấy cằm của mình níu quyển sách lại gần và kiểm tra xem đã giống với bài tập các anh chị giao chưa. Khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, lâu lâu cái đầu lại lắc lắc như tự cảm thấy không hài lòng với cái chân của mình.

Cậu học trò liệt học đán.h máy bằng chân - Hình 1

Cậu học trò liệt học đán.h máy bằng chân - Hình 2

Em Vi Văn Đại đang học đán.h máy bằng chân.

Có điều kiện em sẽ học tiếp THPT

Dù đang theo học tại lớp tin học của Trung tâm Nghị lực sống nhưng Vi Văn Đại vẫn mong muốn một ngày nào đó em có thể tự kiế.m tiề.n để đi học tiếp cấp 3.

Đại cho hay: “Thi xong tốt nghiệp THCS, biết hoàn cảnh không thể theo học THPT nên em có nhờ thầy cô giáo trong trường tìm giúp những trường giành cho người khuyết tật để em làm hồ sơ thi vào. Mãi mới tìm được một trường ở Bắc Giang, khi mang hồ sơ xuống nộp thì họ nói hết hạn. Em nghĩ chắc mình phải ở nhà chứ không được đi học nữa. Nhưng may mắn là thầy Nam đã giới thiệu em xuống đây”.

Ngày xuống Hà Nội, đi ngang đường gặp các bạn cùng trang lứa nô đùa trên đường đến trường, nhìn tấm áo trắng có in tên trường và nụ cười ngây thơ của các bạn khiến ước mơ được học tiếp lên cấp 3 của cậu bé kém may mắn lại nhen nhóm trỗi dậy. Nhưng em cũng đành giấu kín ước mơ nhỏ bé của mình để tập trung học tin học tại Trung tâm Nghị lực sống. Nhiều hôm hết giờ học các bạn khác đã nghỉ nhưng Đại vẫn ngồi bên máy tính mắt chăm chú lên màn hình, chân phải mỏi run nhưng em vẫn cố gắng làm cho xong bài tập.

Em Nguyễn Thị Đông, một người bạn mới của Đại tại Trung tâm Nghị lực sống khâm phục: “Em cũng bị liệt hai chân, phải ngồi xe lăn nhưng tay thì lành lặn, khi mới vào học cầm con chuột thấy ngượng ngùng và khó. Đằng này bạn ấy lại còn dùng chân…”.

Cậu bé Vi Văn Đại, sinh năm 1997 tại xóm Mỏ Vàng, xã Thiện Kỵ, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Em bị liệt toàn thân từ nhỏ, để đi được như ngày hôm nay em đã phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật đôi chân. Mẹ bỏ đi khi em mới được 35 ngày tuổ.i, bố lấy vợ hai và vào miền Na.m sin.h sống khi em đang học lớp 8. Đại ở với ông bà nội.

Theo Hứa Phương

Báo điện tử Kiến thức

Phi thường: cậu bạn trải chiếu viết bằng chân ở góc lớp

Bạn Vi Văn Đại, 14 tuổ.i, học sinh trường THCS Thiện Ky - bị liệt toàn thân song bằng nghị lực phi thường đã trở thành học sinh xuất sắc. Câu chuyện về bạn Đại đã khiến chúng tôi rất tò mò.

Nước mắt đàn ông...

Phi thường: cậu bạn trải chiếu viết bằng chân ở góc lớp - Hình 1

Hình ảnh của em Đại, luôn khiến nhiều người phải nể phục.

Bà Tiếng, hàng xóm của Đại cho biết: "Thằng bé vừa được bạn cõng đi chơi đấy. Nó liệt cả người, ngồi còn khó nhưng học giỏi lắm. Nó viết bằng chân, vậy mà năm nào cũng được khen thưởng. Trẻ con hàng xóm vẫn hay sang nhờ Đại giảng bài giúp. Thế mà lúc mới sinh, người ta cứ bảo nó là "ma"!". Giọng đầy thương cảm, bà kể: "Thằng cu Đại sống với bố và bà nội từ nhỏ. Mẹ nó bỏ đi từ khi nó mới sinh ra".

Nhà Đại đơn sơ, nhỏ bé bên sườn núi như bao gia đình khác ở vùng rừng núi này. 14 năm trước, ở vùng này, khi người phụ n.ữ sin.h ra con bị khuyết tật... thường bị nguyền rủa là ma ám. Luật bất thành văn là phải đem đứ.a tr.ẻ bỏ vào rừng, hoặc bỏ trôi suối, thậm chí chô.n sốn.g để khỏi ảnh hưởng đến dân bản, dân làng. Thương con, cha Đại đã bất chấp tất cả...

Nghẹn ngào, cha Đại kể: "Đại sinh ra đã bị liệt, ngồi không vững, chân, tay co quắp... tội lắm. Cứ đi làm thì thôi, về đến nhà, nhìn thấy con là nước mắt cứ trào ra. Vì không chịu được cảnh con như thế, sau khi sinh con được 35 ngày, vợ tôi bỏ đi. Mỗi lần con khóc, nước mắt tôi chảy ngược vào trong, đau ở tim. Gia cảnh khó khăn, nhiều lần con khát sữa đòi bú, tôi chẳng biết làm gì ngoài việc lấy ngô xay ra pha với nước cho con bú thay sữa. Thế rồi, bố con lần hồi nuôi nhau cùng với sự trợ giúp của bà nội của Đại... Năm 2 tuổ.i, Đại mới nói được từ "Bố", tôi mừng hơn cả bắt được vàng".

Khi 6 tuổ.i, thấy các bạn đi học, Đại nằng nặc đòibố cho đến trường. Lúc đầu, cha Đại chỉ hi vọng con mình đến trường được chơi cùng bạn bè cho vui thôi, sau thấy con đi học về, miệt mài lấy phấn, kẹp vào chân viết, viết, ông vui lắm và động viên con chịu khó tập. Vì không tự đi lại được nên cha Đại phải đưa cậu đến trường. Về sau, những lúc cha bận, bạn cùng lớp thường đến nhà giúp cõng Đại đến trường.

Học sinh xuất sắc

Nói về cậu học trò đặc biệt của mình, cô giáo Nguyễn Thị Hợp, người đã theo Đại từ những ngày đầu của cấp 2, nghẹn ngào: "Hoàn cảnh của Đại rất đáng thương. Khi Đại được phân vào lớp tôi chủ nhiệm, thực tâm tôi rất lo và sợ vì em là một học sinh khuyết tật. Nếu ở các thành phố lớn, chắc chắn em Đại và những trường hợp giống em sẽ được đến học ở những trường chuyên biệt cho học sinh khuyết tật. Thế nhưng, khi đã nhận thì cả cô và trò đều phải cố gắng hết sức...".

Hồi đầu, vì Đại không ngồi được ở bàn nên cậu được phép ngồi chiếu ở góc cuối của lớp. Đại cứ nghển cái cổ lên để nghe và nhìn một cách khó nhọc. Ngồi bệt như thế trong thời gian dài, lại viết bằng chân nên nhiều lúc Đại bị chuột rút, ngã về phía sau, giãy, đạp cái chân yếu ớt thương vô cùng. Ngón chân đôi lúc sưng, tím bầm vì kẹp bút viết nhiều quá. Thấy thế, các bạn trong lớp xin chép, viết bài hộ nhưng Đại không đồng ý. Bây giờ Đại có thể viết bằng ngón chân một cách bình thường, như người ta viết bằng tay vậy. Đại có thể viết nhanh như các bạn và viết chữ cũng rất tròn, rõ, không mất nét và được coi là đẹp. Cô Hợp kể, thấy Đại ngồi chiếu ở cuối lớp bất tiện nhiều thứ, nhà trường đã thiết kế riêng cho em một cái bàn đặc biệt, to, rộng hơn bàn học sinh và không có ghế.

Cô giáo Hợp không ngớt lời khen ngợi cậu học sinh đặc biệt của mình. Từ lớp 1 đến lớp 5 cậu luôn là học sinh giỏi. Khi học lớp 6 và lớp 7, mỗi năm Đại đều nghỉ hơn 1 tháng để đi chữa bệnh, phẫu thuật nhưng vẫn cố gắng theo học đến cùng. Kiểm tra kiến thức, bạn vẫn đạt học sinh tiên tiến.

Được tới trường với Đại là một niềm hạnh phúc lớn. Cậu bảo: "Mơ ước của mình sau này là thầy giáo dạy học sinh đặc biệt như mình. Bây giờ mình đang dùng chân để làm những công việc nho nhỏ phục vụ cho chính mình trong sinh hoạt hàng ngày để đỡ đần cho bố".

Theo ĐS&PL

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ bí mật 2 chiếc túi Hermes bạch tạng Trương Mỹ Lan xin lại, chấn động thế giới
10:27:27 29/09/2024
Xót làng Nủ: Nghẹn lời cậu bé tìm thấy mẹ sau 17 ngày, anh Thới chưa nguôi ngoai
10:03:15 29/09/2024
Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao
12:59:14 29/09/2024
Quyết tâm lấy bạn trai nghèo khó, vào lễ ăn hỏi nhìn quà cưới nhà trai mang sang, cả nhà tôi ai nấy đều giật mình thảng thốt
09:02:18 29/09/2024
Đưa vợ đến sân bay, chồng bất ngờ phát hiện vợ ngoạ.i tìn.h rồi sốc khi thấy hình ảnh kẻ thứ 3
11:00:18 29/09/2024
The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé
13:03:55 29/09/2024
Tặng mẹ chồng túi xách hàng hiệu gần 10 triệu, ngày hôm sau, tôi ngỡ ngàng khi thấy bà đi chợ, mua thịt cá bỏ đầy túi
08:53:53 29/09/2024
Cùng nói chuyện nghỉ học: Negav bị "ném đá" kịch liệt, Miu Lê được khen EQ cao
10:49:57 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam Kpop tai tiếng hát See Tình tiếng Việt cực mượt, khóc vì fan làm 1 điều đậ.p tan tin đồn bị "ghẻ lạnh"

Nhạc quốc tế

14:23:42 29/09/2024
Ngày 28/9, show diễn Space City - concert nằm trong chuyến lưu diễn solo đầu tiên của idol nhóm EXO Chanyeol đã chính thức diễn ra tại TP.HCM.

Negav nói "mẹ thấy con nghỉ học đúng chưa", dấy lên lo ngại idol cổ xúy bỏ học

Nhạc việt

14:19:11 29/09/2024
Negav gây tranh cãi khi công khai bày tỏ tự hào về việc nghỉ học để làm rapper trong concert Anh trai say hi tối 28/9 tại TP.HCM.

Những kiểu áo khoác thanh lịch 'cân đẹp' thời tiết mùa thu

Thời trang

14:02:55 29/09/2024
Mùa thu là mùa cảm hứng lãng mạn trong thời trang. Những bản phối áo khoác thanh lịch cùng chân váy midi, quần jeans hay váy liền mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, dịu dàng dành cho các quý cô ở mọi độ tuổ.i.

Hoa hậu Kỳ Duyên chăm sử dụng 3 loại mặt nạ này để da dẻ mịn căng như em bé

Làm đẹp

13:57:40 29/09/2024
Mặt nạ giấy cũng rất tiện lợi cho những ai có lịch trình bận rộn. Chỉ cần đắp trong khoảng 15-20 phút là bạn đã có thể cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt. Kỳ Duyên thường tận dụng thời gian này để thư giãn và nạp lại năng lượng cho bản t...

Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng

Sao việt

13:53:08 29/09/2024
Sam hiện là một trong những bà mẹ bỉm sữa nhận được nhiều sự chú ý từ cư dân mạng. Dù thoải mái tham gia các sự kiện và thường xuyên đăng tải hình ảnh cặp song sinh đáng yêu như thiên thần là Ijin và Ijun, cô vẫn quyết định giữ kín danh...

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

Thế giới

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Visual "đỉnh nóc, kịch trần" của BB Trần: Chỉ thay đổi 1 thứ mà suýt nhận không ra!

Tv show

13:28:51 29/09/2024
Theo đó, khi biểu diễn tiết mục Rơi, BB Trần đội tóc giả màu trắng, trang điểm đậm khiến nhiều người ngỡ ngàng suýt nhận không ra.

Game "sexy" nhất 2024 bán được hơn 1 triệu bản, lên kế hoạch khiến người chơi phấn khích

Mọt game

13:01:29 29/09/2024
Nếu như để tìm ra một trò chơi gặp phải nhiều tranh cãi nhất cho tới thời điểm hiện tại của năm 2024, nhiều người chắc hẳn sẽ gọi tên Stellar Blade.

Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người

Trẻ

13:01:14 29/09/2024
Sau màn chia tay rồi lại yêu , mới đây, bạn trai Nam Em đã đăng tải bài viết phản hồi về những lời chỉ trích từ một bộ phận khán giả, cho rằng cả hai cố tình chia tay để tạo sự chú ý.

"Đào, Phở và Piano" lên sóng VTV vào tháng 10

Hậu trường phim

12:41:13 29/09/2024
Bộ phim Đào, phở và piano sẽ được phát sóng vào 21h20 ngày 13/10 trên kênh VTV1. Thông tin đã được dàn diễn viên của bộ phim chính thức chia sẻ trên mạng xã hội.

Cách bố trí phòng ngủ trong gia đình 6 người khiến vợ chồng tôi lục đục: "Nếu đồng tình với bố mẹ, vợ sẽ tiếp tục giận"

Sáng tạo

12:34:33 29/09/2024
Bố trí phòng riêng sao cho đúng ý các thành viên vẫn là một bài toán khó với bất kỳ gia đình nào. Mới đây, cư dân mạng đã bàn tán xôn xao về câu chuyện chia phòng ngủ trong một gia đình 6 người.