Cặp đôi phiên dịch hối hận vì tham tiề.n của người nước ngoài
Sau những lần hưởng lợi từ việc “kê giá” tiề.n thuê phòng cho một số người Trung Quốc nhập cảnh trái phép lưu trú, Sơn và Linh lún sâu hơn một bước trên con đường phạm tội qua việc tổ chức cho nhiều người xuất cảnh, nhập cảnh “lậu”.
Ngày 23/8, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Hà Hoàng Sơn (SN 1993, trú quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) và Đặng Thị Thùy Linh (SN 1995, quê Lạng Sơn) về các tội “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”, “Tổ chức cho người các xuất cảnh trái phép và “Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép”.
Theo cáo trạng, Hà Hoàng Sơn, Đặng Thị Thùy Linh đều là phiên dịch viên và chung sống như vợ chồng từ tháng 5/2020. Sơn có mối quan hệ quen biết với đối tượng tên A Hải (quốc tịch Trung Quốc, chưa xác định được lai lịch).
Ngày 7/12/2020, thông qua Wechat, A Hải liên lạc với Sơn và Linh, nhờ thuê phòng cho hai người Trung Quốc nhập cảnh trái phép lưu trú. Sơn liên hệ thuê phòng tại một khách sạn trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng với giá 13,5 triệu đồng/tháng nhưng báo lại với A Hải là 18,5 triệu đồng/tháng để hưởng chênh lệch 5 triệu đồng.
Hai bị cáo tại phiên tòa chiều 23/8.
Ngày 20/12/2020, A Hải tiếp tục liên hệ với Sơn đặt vấn đề thuê phòng cho năm người Trung Quốc không có giấy tờ, thị thực lưu trú, lần này Sơn và Linh hưởng chênh lệch số tiề.n 6 triệu đồng.
Video đang HOT
Không những vậy, từ ngày 21 đến 25/2/2021, Sơn và Hà tổ chức cho 4 người Trung Quốc không có giấy tờ, thị thực nhập cảnh vào Việt Nam rồi sau đó di chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh thu lợi bất chính gần 35 triệu đồng. Từ ngày 22 đến ngày 26/2/2021, cặp đôi này lại tổ chức cho 8 người Trung Quốc không có giấy tờ, thị thực đi từ Đà Nẵng ra Hà Nội để xuất cảnh về lại Trung Quốc, thu lợi hơn 120 triệu đồng…
Tại phiên tòa sơ thẩm Hà Hoàng Sơn và Đặng Thị Thùy Linh đều thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Các bị cáo trình bày do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 dẫn đến thất nghiệp, không có tiề.n để chi tiêu nên mới “làm liều”.
TAND TP Đà Nẵng đã tuyên bị cáo Hà Hoàng Sơn mức án 7 năm tù về tội “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”, 6 năm tù về tội “Tổ chức cho người các xuất cảnh trái phép và 2 nằm tù “Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép”, tổng hợp hình phạt Sơn phải chấp hành là 15 năm tù.
Bị cáo Đặng Thị Thùy Linh mức án 5 năm tù về tội “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”, 3 năm tù về tội “Tổ chức cho người các xuất cảnh trái phép và 1 nằm tù “Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép”, tổng hợp hình phạt Sơn phải chấp hành là 9 năm tù.
Ngăn chặn nhiều vụ xuất cảnh trái phép qua biên giới Long An
Tin vào lời mời chào qua biên giới sẽ có "việc nhẹ lương cao", nhiều người từ các tỉnh thành đổ về khu vực biên giới Long An - Campuchia trả tiề.n cho "cò" để sang nước bạn làm việc.
Thượng tá Phạm Thành Trung - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây (Long An) cho biết, chỉ trong ngày 4/7, Đồn Biên phòng đã phối hợp với các đơn vị liên quan liên tiếp phát hiện bắt quả tang 3 vụ đưa người xuất cảnh trái phép qua Campuchia làm việc.
Lúc 12h15 tại khu vực ấp 4, xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tổ công tác phát hiện Nguyễn Đắc Hưng (SN 2000, quê Quảng Ngãi) đang tìm cách vượt qua biên giới nên tổ chức tạm giữ. Hưng khai mục đích xuất cảnh là để đến Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) làm việc. Đến 14h10 tại khu vực ngã ba Cây Dù (ấp 4, xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ) tổ công tác phát hiện xe ôtô BKS 70A-169.74 có dấu hiệu nghi vấn nên yêu cầu dừng phương tiện kiểm tra.
Trên xe có 6 người gồm: Võ Thị Đèo (SN 1971),Võ Thị Đẹp (SN 1975), Trần Văn Mách (SN 1970), Lê Thanh Hùng (SN 1997, cùng quê Tây Ninh), Phan Thanh Duy (SN 1997), Nguyễn Thanh Sang (SN 2002, cùng quê Đồng Tháp). Đèo khai nhận đi cùng ôtô để qua casino bên Campuchia chơi. Riêng Hùng, Sang, Duy khai được Đẹp giới thiệu qua Campuchia làm việc. khi qua khỏi biên giới, Đẹp sẽ lấy tiề.n công mỗi người là 5 triệu đồng.
Một số người xuất cảnh trái phép bị Đồn Biên phòng phát hiện.
Chỉ hơn 1 giờ sau, cũng tại ngã 3 Cây Dù, tổ công tác phát hiện xe ôtô BKS 51A-454.84 chở 4 người, gồm: Nguyễn Văn Quốc (SN 1987) Nguyễn Thị Ánh Tuyết (SN 1980, cùng quê Tây Ninh), Lý Văn Bền (SN 2002) và Đào Văn Chức (SN 2006, người dân tộc Phù Lá, cùng quê Lào Cai). Tại cơ quan điều tra Tuyết khai chở Bền và Chức sang Campuchia với tiề.n công mỗi người là 1 triệu đồng.
Làm việc với Bền và Chức, 2 người này cho hay lên mạng Internet tìm kiếm việc làm thì được các đối tượng hướng dẫn sang Campuchia làm việc với mức lương hơn 1.000 USD/tháng. Tin lời Bền và Chức bắt xe đi từ Bắc vào Nam rồi xuống khu vực xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, liên hệ với "cò" để sang Campuchia làm việc, trên đường đi thì bị bắt quả tang.
Theo Thượng tá Phạm Thành Trung, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhiều trường hợp đang tìm cách xuất cảnh trái phép sang Campuchia. Những người này nhận được lời hứa "việc nhẹ lương cao" từ 1.000 USD/tháng trở lên. Có rất nhiều người từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung cũng tìm vào khu vực biên giới, trả tiề.n cho "cò" để được qua Campuchia làm việc.
Ngày 1/6 V.N.H. (SN 2002, quê Hà Nội) bị bắt quả tang khi đang tìm cách xuất cảnh trái phép qua Campuchia tại khu vực biên giới thuộc huyện Đức Huệ. H khai, khoảng 1 tuần trước đó, H được một người bạn nhắn tin rủ sang Campuchia làm quản lý máy tính cho một công ty với mức lương 1.000 USD/tháng. Người bạn này hướng dẫn H đi đến TP Hồ Chí Minh sau đó sẽ có người đón qua Campuchia làm việc. H đón xe từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh sau đó đón tiếp xe đến khu vực huyện Đức Huệ, Long An. Khi đang tìm người "dẫn đường" thì bị tổ công tác phát hiện.
Việc xuất cảnh trái phép là hành vi vi phạm pháp luật đã đành, những người này chưa biết công việc như thế nào bên nước bạn dễ dẫn đến việc bị các băng nhóm, đối tượng lừ.a đả.o, buôn bá.n ngườ.i, bóc lột sức lao động. Một trong những "nhâ.n chứn.g sống" khi bị rủ rê qua Campuchia làm việc với mức lương hấp dẫn nhưng cuối cùng lại rơi vào bẫy của nhóm buôn người, đòi tiề.n chuộc vừa trốn thoát được "hang ổ" của các đối tượng lừ.a đả.o là T.T.K (SN 2001, ngụ xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ).
Đầu tháng 11/2021, K thấy một tài khoản cá nhân trên mạng xã hội đăng tải thông tin tuyển nhân viên văn phòng với mức lương 1.200 USD/tháng nên nhắn tin đăng ký. 8 ngày sau có người liên lạc với K kêu ra khu vực ấp 6, Mỹ Quý Đông gặp 1 người nam khoảng 30 tuổ.i đưa xuất cảnh trái phép sang Campuchia. K được đưa đến 1 công ty ở thành phố Ba-vet, tỉnh Svay-rieng, Campuchia và được công ty này bố trí làm việc trên máy tính.
Tuy nhiên do K không thành thạo máy tính nên K không thể làm việc được. K bị nhóm người bắt nhốt lại và yêu cầu trả hơn 30 triệu đồng tiề.n chi phí đi lại, đưa rước mới thả ra. Ngày 21/12/2021, lợi dụng đêm tối, K lẻn trốn ra ngoài và thoát về với gia đình bằng hình thức nhập cảnh trái phép. Tại khu vực ấp 4, xã Mỹ Quý Tây, K bị lực lượng chức năng phát hiện.
K còn may mắn, nhiều nạ.n nhâ.n khác khi xuất cảnh trái phép thành công qua biên giới đã bị bán từ công ty này sang công ty khác và bị bắt nhốt, đán.h đậ.p. Gia đình các nạ.n nhâ.n phải bỏ ra số tiề.n cả trăm triệu đồng mới đón được con em về.
Để tránh bị lừ.a đả.o và trở thành nạ.n nhâ.n của những kẻ mua bá.n ngườ.i, các đơn vị chức năng khuyến cáo người dân cảnh giác, tỉnh táo với những lời quảng cáo, rủ rê, lôi kéo, môi giới sang Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao". Có như vậy mới tránh được mất tiề.n oan mà còn vi phạm pháp luật khi xuất cảnh trái phép.
Vụ 42 người tháo chạy khỏi casino Campuchia: Hỗ trợ đưa 40 người về với gia đình Sau 5 ngày ở Trung tâm học tập cộng đồng xã Đa Phước, H.An Phú (An Giang) để lực lượng chức năng lấy thông tin, những người tháo chạy khỏi casino ở Campuchia đã được cho về địa phương và gia đình. Sau khi lấy thông tin nhân thân và điều tra bước đầu vụ 42 người tháo chạy khỏi casino ở Campuchia...