Cảnh sát tiếp tục là mục tiêu tấn công tại Afghanistan
Việc thừa nhận gây ra vụ đánh bom xe bên ngoài khu vực ngoại giao đoàn ở thủ đô Kabul, làm ít nhất 5 người chết và hơn 100 người người bị thương của Taliban hôm 14-1 không khiến dư luận ngạc nhiên.
Theo người phát ngôn Taliban Zabiullah Mujahid, 5 tay súng của họ (trong đó có 1 tên đánh bom liều chết) đã kích hoạt chiếc xe chở đầy chất nổ trước khi tiến vào khu Làng Xanh và giết nhiều người nước ngoài.
Được biết, chiếc xe chứa đầy chất nổ đã phá hủy ít nhất 3 chốt kiểm soát, còn các tòa nhà gần đó cũng bị hư hỏng nặng. Và đây được coi là động thái nhằm đáp trả việc Tổng thống Ashraf Ghani bổ nhiệm ông Amrullah Saleh, người có quan điểm phản đối mạnh mẽ Taliban làm Bộ trưởng Nội vụ.
Theo người phát ngôn Bộ Nội vụ Najib Danish, hầu hết những người bị thương đều là dân thường, trong đó có 23 trẻ em. Và vụ nổ xảy ra tại đường Jalalabad ở phía Đông Kabul, gần khu Làng Xanh (nơi đặt trụ sở của nhiều công ty và tổ chức quốc tế). Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm đã được triển khai đến hiện trường để “giải quyết hậu quả” của vụ khủng bố.
Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở quận Maiwand, tỉnh Kandahar.
Vụ tấn công diễn ra sau khi có ít nhất 5 cảnh sát thiệt mạng vì bị phiến quân Taliban tấn công trạm kiểm soát an ninh tại tỉnh Kandahar. Theo người phát ngôn của Thủ hiến tỉnh Kandahar, ông Aziz Ahmad Azizi cho biết, ngoài số người bị chết còn có 2 cảnh sát bị thương trong vụ tấn công hôm 12-1.Trước đó (5-1), cũng tại tỉnh Kandahar đã xảy ra 1 vụ tấn công do phiến quân Taliban tiến hành khiến 15 cảnh sát thiệt mạng và 7 người bị thương.
Theo người phát ngôn quân đội Afghanistan, Đại úy Ahmad Sadeq, các tay súng chống chính phủ được trang bị vũ khí hạng nặng đã tấn công chốt kiểm soát tại khu vực Loye Kariz của huyện Spinboldak, tỉnh Kandahar vào rạng sáng 5-1.
Video đang HOT
Hơn 10 ngày trước (10-1), các tay súng Taliban đã mở nhiều vụ tấn công ở phía Tây và phía Bắc nước này khiến 21 cảnh sát thiệt mạng. Theo người phát ngôn của Thống đốc tỉnh Badghi, ông Jamshed Shahabi cho biết, các tay súng Taliban đã tấn công một số tiền đồn ở tỉnh này và sát hại nhiều cảnh sát. Ngoài những người bị chết còn có 23 nhân viên an ninh bị thương sau những vụ tấn công kể trên.
Gần nửa tháng trước (8-1), các tay súng Taliban đã đánh bật lực lượng chính phủ ra khỏi 30 làng và các khu vực chiến lược, sau một cuộc tấn công quy mô lớn tại tỉnh Badghis.
Được biết, hơn 300 cảnh sát địa phương và lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ đã bỏ các trạm kiểm soát an ninh và hơn 30 làng khi bị các tay súng Taliban tấn công ở huyện Ab Kamari, tỉnh Badghis.
Trước đó (7-1), hơn 20 binh sỹ và cảnh sát cùng 15 tay súng Taliban đã thiệt mạng sau các cuộc giao tranh dữ dội tại tỉnh Badghis. Cùng ngày 7-1, có ít nhất 10 người chết và 13 người khác bị thương sau khi 1 quả bom phát nổ tại 1 khu chợ ở tỉnh Paktika. Và 3 cảnh sát đã bị thương trong vụ đánh bom xảy ra tại phía Đông thủ đô Kabul.
Theo người phát ngôn Bộ Nội vụ Najib Danish, quả bom đã làm nổ tung 1 chiếc xe quân sự ngay khu vực xung quanh đồn cảnh sát quận 16, khiến nhiều nhân viên an ninh bị thương.
Cũng trong thời gian này, có ít nhất 19 cảnh sát địa phương và lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ thiệt mạng sau khi Taliban tấn công các trạm kiểm soát an ninh ở tỉnh Balkh. Các tay súng Taliban đã chiếm số vũ khí và đạn dược của trạm kiểm soát sau khi đốt cháy 3 xe bọc thép quân sự.
Gần 20 ngày trước (3-1), ít nhất 8 cảnh sát đã thiệt mạng và 2 người bị thương khi phiến quân Taliban tấn công chốt kiểm soát an ninh Safar-ba-Khair trên đường cao tốc Baghlan-Samangan tại tỉnh Baghlan, và cướp đi tất cả số vũ khí và đạn dược trong chốt kiểm soát này.
Khu vực hiện trường vụ đánh bom.
Những vụ tấn công cảnh sát kể trên diễn ra trong bối cảnh Đặc phái viên hòa bình của Mỹ về vấn đề Afghanistan Zalmay Khalilzad, đang có chuyến công du khu vực để tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc chiến kéo dài 17 năm ở quốc gia Tây Nam Á này.
Mấy ngày trước (15-1), phiến quân Taliban đe dọa chấm dứt hòa đàm với Mỹ trong trường hợp họ bị gạt ra ngoài vấn đề rút lực lượng nước ngoài khỏi Afghanistan. Đây là một trong những yêu cầu chủ chốt của Taliban và trước đó, các thủ lĩnh cấp cao của Taliban đã hủy vòng hòa đàm thứ 4 với ông Zalmay Khalilzad do “mâu thuẫn về chương trình nghị sự”.
Bởi theo họ, Mỹ đang rút lại chương trình nghị sự đã được thống nhất từ trước và đơn phương thêm vào những nội dung mới. Tính đến nay, cuộc chiến ở Afghanistan là sự can dự quân sự ở nước ngoài lâu nhất của Mỹ và đã tiêu tốn gần 1.000 tỷ USD của Washington, nhưng mọi việc vẫn “giậm chân tại chỗ”. Theo thông báo của Ủy ban Bầu cử Độc lập Afghanistan, cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào ngày 20-7, muộn 3 tháng so với dự kiến ban đầu.
Thiện Lân
Theo Congantoancau
Lực lượng Taliban tuyên bố hoàn tất dự thảo thỏa thuận hòa bình
Ngày 26/1, các nguồn tin của lực lượng Taliban cho hay đại diện đàm phán của nhóm và các quan chức Mỹ đã kết thúc vòng đàm phán mới tại Qatar. Theo đó, hai bên đã hoàn tất các điều khoản trong dự thảo thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt 17 năm cuộc xung đột tại Afghanistan.
Phiến quân Taliban tại huyện Sayid Karam, tỉnh Paktia, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Đặc phái viên hòa bình của Mỹ Zalmay Khalilzad đang trên đường tới thủ đô Kabul của Afghanistan để thông báo kết quả cho Tổng thống Ashraf Ghani về tiến trình đàm phán sau khi kết thúc 6 ngày thảo luận, dài hơn dự kiến.
Hiện Đại sứ quán Mỹ tại Kabul chưa đưa ra phát biểu về những thông tin trên.
Các nỗ lực ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Afghanistan đã được đẩy mạnh trong năm 2018 sau khi Mỹ bổ nhiệm đặc phái viên người gốc Afghanistan Zalmay Khalilzad đứng đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Taliban. Tính đến nay, ông Khalilzad đã tiến hành 4 cuộc đàm phán với các đại diện của Taliban, song bạo lực không vì thế mà giảm đi. Trong khi đó, mối quan ngại về việc các lực lượng vũ trang Afghanistan khó có thể chống lại mối đe dọa từ Taliban khi không có sự ủng hộ quân sự từ phía Mỹ đang ngày một tăng sau khi Tổng thống Donald Trump bày tỏ mong muốn giảm khoảng 7.000 binh sĩ, tức 1/2 số binh sĩ đang đồn trú tại Afghanistan.
Nỗ lực đàm phán về một thỏa thuận hòa bình nhằm chất dứt cuộc chiến 17 năm qua ở Afghanistan đã gặp trở ngại vì những bất đồng liên quan đến việc Taliban kiên quyết bác bỏ đề nghị đối thoại trực tiếp với Chính phủ Afghanistan, trong khi Mỹ và các nước lớn trong khu vực cho rằng tiến trình hòa bình phải do người dân Afghanistan dẫn dắt và làm chủ.
Afghanistan đã rơi vào tình trạng an ninh bất ổn do các cuộc giao tranh giữa quân đội và phiến quân Taliban. Lợi dụng tình trạng rối ren, nhiều tổ chức khủng bố đã thiết lập mạng lưới tại quốc gia này. Theo thống kê của Liên hợp quốc, kể từ tháng 1/2009, hơn 26.500 thường dân ở Afghanistan đã thiệt mạng và gần 49.000 người bị thương do xung đột vũ trang ở nước này. Trong bối cảnh đó, việc Mỹ quyết định giảm một nửa trong tổng số 14.000 binh sĩ đồn trú tại quốc gia Nam Á này, trong khi hòa đàm giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban vẫn không đạt được tiến bộ, làm gia tăng quan ngại về nguy cơ an ninh tại đất nước này trong thời gian tới.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
Taliban đang mạnh nhất trong 17 năm trở lại đây Khoảng 100 binh sĩ chính phủ Afghanistan đã thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng Taliban tại thị trấn chiến lược Ghazni. Theo nhà phân tích địa chính trị Ali Rizk, nếu chỉ dựa vào vũ lực, Mỹ sẽ sa lầy và thất bại. Trong khoảng 4 ngày qua, lực lượng Taliban đã đối đầu với quân đội chính phủ nhằm giành...