Cảnh sát kể lại phút trúng đạn khi đập vỡ kính ô tô, quật ngã đối tượng bắt cóc bé trai
Thời điểm cảnh sát khống chế, bắt đối tượng, trời tối lại không có đèn nên rất khó nhìn.
Thiếu tá Tuấn và cảnh sát đã đập kính, lôi nghi phạm từ ghế lái ra ngoài.
Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Trung (SN 1992, ở xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) để điều tra về hành vì bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trung là bị can đã bắt cóc bé trai ở khu đô thị Việt Hưng (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) và yêu cầu gia đình bé trai đưa 15 tỷ đồng để chuộc con. Thời điểm gây án, bị can Trung là cán bộ đội Tham mưu Phòng CSGT – Công an tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong quá trình bắt giữ đối tượng Trung, thiếu tá Nguyễn Anh Tuấn – Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Long Biên (Hà Nội) đã bị đối tượng bắn đạn cao su trúng vào phần đùi.
Thiếu tá Tuấn đang điều trị tại bệnh viện
3 ngày sau khi xảy ra vụ bắt cóc trẻ em ở Long Biên, thiếu tá Nguyễn Anh Tuấn vẫn đang điều trị tại bệnh viện. Hiện bác sĩ đã phẫu thuật, gắp viên đạn ra thành công, sức khoẻ thiếu tá Tuấn ổn định.
Nhớ lại sự việc, thiếu tá Tuấn kể, vào tối 14/8, khi nhận được tin bé trai bị bắt cóc ở khu đô thị Việt Hưng, anh cùng các cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP Hà Nội, Công an quận Long Biên nhanh chóng đến hiện trường. Thời điểm này ngoài trời đang mưa.
Video đang HOT
Thiếu tá Tuấn cho biết, suốt đêm, anh cùng 200 cán bộ, chiến sĩ công an tập trung truy bắt nghi phạm. Do đối tượng dùng biển số giả nên cảnh sát mất nhiều thời gian để khoanh vùng.
“Đến 5h sáng 15/8, tôi lái xe chở 2 đồng nghiệp thì nhận được thông báo, nghi phạm bắt cóc vừa giao dịch xong, đang trên đường cao tốc, cháu bé đã an toàn. Lúc này, chúng tôi nhận được chỉ đạo chốt chặn để bắt nghi phạm”, thiếu tá Tuấn nhớ lại.
Bị can Nguyễn Đức Trung
Khi phát hiện chiếc ô tô Kia Moring màu trắng của nghi phạm đi phía trước, thiếu tá Tuấn tăng ga, áp sát đuôi xe đối tượng. Sau đó, anh và một cán bộ cảnh sát xuống đập vỡ kính ô tô, khống chế, quật ngã đối tượng thì nghe có tiếng nổ.
Anh Tuấn cho hay, thời điểm cảnh sát khống chế, bắt giữ nghi phạm do trời tối, không có đèn nên rất khó nhìn. Anh và đồng đội đã đập kính ô tô, lôi nghi phạm từ ghế lái ra ngoài. Mọi việc diễn ra rất nhanh, thời gian được tính bằng giây nên anh không nghĩ mình bị trúng đạn.
“Lúc đó, tôi không để ý và cũng không nghĩ mình bị bắn. Khi lực lượng đến hỗ trợ, họ hỏi tôi sao quần bị dính nước. Lúc này, tôi nhìn xuống thấy chân mình có lỗ thủng, nhìn kỹ tôi biết là máu. Mọi người nói nghi phạm có súng, lúc đó tôi mới biết mình trúng đạn”, thiếu tá Tuấn chia sẻ.
Sau khi nghi phạm bị bắt, thiếu tá Tuấn được đưa đến một bệnh viện ở huyện Đồng Văn (Hà Nam) để sơ cứu, kết quả chụp X-quang cho thấy có viên đạn ở chân. Sau đó, anh được đưa về Hà Nội để mổ vết thương.
Thiếu tá Tuấn cho hay, đây không phải là lần đầu tiên anh đối diện với nguy hiểm. Nhưng đây là chuyên án đặc biệt nhất với anh bởi nạn nhân bị bắt cóc còn nhỏ tuổi.
Bắt cóc trẻ em rồi tống tiền, bị xử lý thế nào?
Hành vi bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản có thể đối diện với khung hình phạt cao nhất đến chung thân.
Ngày 15.8, Công an TP.Hà Nội đang tạm giữ hình sự Nguyễn Đức Trung (31 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) để làm rõ hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thông tin ban đầu, tối 14.8, Trung bắt cóc một bé trai 7 tuổi trú tại P.Việt Hưng (Q.Long Biên, Hà Nội), rồi yêu cầu gia đình nộp 15 tỉ đồng để chuộc con.
Trung đưa cháu bé di chuyển qua nhiều địa bàn, đến khoảng 5 giờ sáng nay thì bị bắt giữ, khi đang lẩn trốn tại tỉnh Hà Nam.
Hình ảnh nghi phạm Nguyễn Đức Trung xuống xe khống chế, bắt cóc bé trai 7 tuổi. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Từ vụ việc vừa xảy ra, dư luận đặt câu hỏi pháp luật hiện nay quy định xử lý như thế nào đối với hành vi phạm tội liên quan đến bắt cóc trẻ em?
Luật sư Hoàng Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho biết theo quy định tại bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi bắt cóc trẻ em tùy theo mục đích, tình tiết thực hiện hành vi mà có thể cấu thành một trong 4 tội danh.
Thứ nhất là tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (điều 153), thứ hai là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 169), thứ ba là tội mua bán người dưới 16 tuổi (điều 151), thứ tư là tội bắt cóc con tin (điều 301).
Trong số trên, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt cao nhất. Theo đó, người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 15 - 20 năm hoặc tù chung thân.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư Tâm phân tích thêm, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải đồng thời có 2 yếu tố: bắt giữ người trái phép và đe dọa chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ, A. bắt giữ con của B. rồi đòi tiền chuộc, khi ấy sẽ có dấu hiệu của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu A. chỉ bắt giữ con của B. mà không đòi tiền thì sẽ có dấu hiệu của tội danh khác.
Vị luật sư đánh giá, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa xâm phạm đến quyền tự do thân thể của người bị bắt bóc, vừa xâm phạm đến sự tự do ý chí và quyền sở hữu tài sản của người bị yêu cầu tiền chuộc.
Đây cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tiềm ẩn nhiều hệ lụy, tiêu cực... do vậy cần phải xử lý nghiêm để tạo sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Thông qua vụ việc xảy ra tại P.Việt Hưng, luật sư Hoàng Công Tâm cho rằng, nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra đối với trẻ em bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu.
Sự sơ suất, bất cẩn hoặc lơi lỏng của người lớn, trong đó có cha mẹ, là một phần nguyên nhân.
Vì vậy, các bậc cha mẹ, người giám hộ, quản lý hoặc chăm sóc trẻ em cần nâng cao cảnh giác, tránh tình huống tương tự xảy ra.
Tước danh hiệu Công an nhân dân của đối tượng bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Long Biên Sau khi xác định đối tượng bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Long Biên là Nguyễn Đức Trung (thượng úy, cán bộ CSGT - Công an tỉnh Vĩnh Phúc), Công an TP. Hà Nội đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc để đề nghị tước danh hiệu CAND. Tối 16/8, trao đổi riêng với VietNamNet, Thiếu tướng...