Căng thẳng Mỹ-Triều: Thời gian đang đứng về phía ông Kim Jong-un
Theo các chuyên gia, năm tới ông Trump có chiến dịch tranh cử, do đó ông sẽ quan tâm đến việc làm sao để tình hình trên Bán đảo Triều Tiên không nóng lên.
Người ta khen ngợi ông Donald Trump vì trong hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam hồi tháng 2, ông ấy sẵn sàng đứng lên khỏi bàn đàm phán còn hơn là đồng ý một thỏa thuận không có lợi. Nhưng bây giờ thời gian có lẽ, ngược lại, đang đứng về phía ông Kim Jong-un – tờ Wall Street Journal viết.
Bình Nhưỡng hiện vẫn đang đối phó được với áp lực bằng cách sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả hơn và tìm cách để có thể thu về ngoại tệ. Bên cạnh đó, Triều Tiên còn cảnh báo rằng, họ sẽ có một quan điểm khác về mối quan hệ với Mỹ trong năm tới, thời điểm mà ông Trump sẽ rất bận rộn với việc tái tranh cử. Và vấn đề từ chối vũ khí hạt nhân trên Bán đảo vẫn chưa nằm trong chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán – Đại diện thường trực của Triều Tiên tại Liên hợp quốc cho biết.
Ngày 13/12, Bình Nhưỡng tiến hành cuộc thử nghiệm quân sự lớn thứ hai trong vòng 1 tuần. Các chuyên gia cho rằng, cuộc thử nghiệm lần này có thể có liên quan tới việc phát triển vũ khí tầm xa. Điều đáng lưu ý là, Bình Nhưỡng đã không thử tên lửa tầm xa hoặc tên lửa hạt nhân trong suốt 2 năm, và chính quyền ông Trump coi đây như là một bằng chứng cho thấy chiến lược của họ đang có hiệu quả.
Do còn bận rộn với chiến dịch tranh cử vào năm tới, ông Trump sẽ muốn để làm sao tình hình Bán đảo Triều Tiên không nóng lên. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
“ Tôi không nghĩ rằng, Triều Tiên đang trải qua bất kỳ áp lực nào. Họ không vội ký kết thỏa thuận. Tôi chưa bao giờ thấy họ trong trạng thái hốt hoảng” – Wall Street Journal, trích dẫn ý kiến của một nhà khoa học chính trị, người trước đây từng tham gia đàm phán với CHDCND Triều Tiên, cho biết.
Bình Nhưỡng cho Mỹ thời gian đến cuối năm nay để đưa ra đề nghị dễ chấp nhận hơn. Về phần mình, ông Trump, sau cuộc thử nghiệm vũ khí của Bình Nhưỡng trong tuần qua, tuyên bố rằng, nếu Triều Tiên đưa ra lựa chọn mang tính thù địch, thì nước này có thể sẽ mất tất cả. Bình Nhưỡng đáp lại rằng, họ không còn gì để mất.
Tác giả của bài viết nhớ lại, sau hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 2, ông Trump và ông Kim đã gặp nhau ở khu phi quân sự vào tháng 6 và đồng ý nối lại đàm phán, nhưng kể từ đó không có thêm bất kỳ tiến triển nào trong quá trình đàm phán. Ngoài ra, đại diện đặc biệt của Mỹ cũng đã đến Seoul trong chuyến thăm nhiều ngày, và tại đây ông sẽ thảo luận về vấn đề Triều Tiên.
Các chuyên gia Mỹ nói rằng, theo ý kiến của họ, Triều Tiên không quá tuyệt vọng đến mức cố gắng đổ lỗi cho Mỹ vì không có động thái gì. Bình Nhưỡng có thể sử dụng áp lực bằng cách đưa ra thời hạn, và hy vọng rằng ông Trump sẽ xuống nước để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng không có nguồn thời gian vô tận – tác giả bài báo lưu ý. Bởi ông đã hứa với đất nước mình rằng sẽ có những chuyển biến về kinh tế, nhưng điều đó là không thể khi mà đất nước vẫn đang bị trừng phạt. Do đó, Bình Nhưỡng dự tính rằng, ông Trump sẽ cố gắng tránh đối đầu với Triều Tiên trong thời gian diễn ra chiến dịch tranh cử – Wall Street Journal, dẫn lời các chuyên gia về Triều Tiên, kết luận.
(Nguồn: Wall Street Journal)
VĂN ĐỨC
The vtc.vn
Hạn chót của Triều Tiên đến gần, Mỹ nói không có hạn chót
Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun nói không có hạn chót đàm phán hạt nhân với Bình Nhưỡng, nhấn mạnh Mỹ sẽ "không bỏ cuộc" đến khi đạt mục tiêu.
Ông Biegun đến Hàn Quốc trong chuyến thăm 3 ngày từ 15/12 giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ-Triều gia tăng. Triều Tiên thử nghiệm vũ khí dày đặc những tháng cuối năm và ra hạn chót cho Mỹ về việc có cách tiếp cận đàm phán hiệu quả.
"Một năm dài đang trôi qua và chúng tôi chưa làm được nhiều như những gì mình hy vọng. Nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc" - ông Biegun nói với các phóng viên sau cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon.
(Ảnh: Yonhap)
"Tôi muốn nói rõ là Mỹ không có hạn chót. Chúng tôi có một mục tiêu để hoàn thành cam kết giữa hai lãnh đạo được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh lịch sử của họ ở Singapore" - ông Biegun nhắc đến hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 6 năm 2018. Tại hội nghị này, lãnh đạo Mỹ - Triều đồng ý xây dựng các mối quan hệ song phương mới, nỗ lực chung nhằm xây dựng một cơ chế hòa bình ổn định và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên, hướng đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo.
Đặc phái viên Mỹ cũng cho biết đội ngũ của ông sẵn sàng khôi phục các cuộc đàm phán với Triều Tiên, và Mỹ đưa ra cho Triều Tiên một số gợi ý với "các bước khả thi và sự linh hoạt" để đạt được những thỏa thuận "cân bằng".
Vào ngày 7/12 và 13/12, Triều Tiên được cho là tiến hành thử nghiệm động cơ tên lửa tại khu vực phóng vệ tinh bờ biển phía Tây Dongchang-ri, gây lo ngại rằng họ có thể phóng tên lửa tầm xa. Triều Tiên tăng áp lực muốn Mỹ đưa ra một đề xuất chấp nhận được, nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán bị đình trệ. Các cuộc đàm phán hạt nhân ở cấp độ làm việc gần đây ở Thụy Điển không mang lại nhiều tiến bộ, Triều Tiên cáo buộc Mỹ "tay không" đến bàn đàm phán.
(Nguồn: Yonhap)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
"Các thế lực nên kiềm chế kích động Triều Tiên nếu muốn hòa bình" Ông Pak Jong Chon cũng cảnh báo "các thế lực thù địch", bao gồm cả Mỹ không nên kích động Triều Tiên nếu muốn chứng kiến một năm mới hòa bình. Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Pak Jong Chon hôm nay cho biết, các cuộc thử nghiệm công nghệ quốc phòng gần đây của Triều Tiên nhằm mục đích răn...