Căng sức xử lý các điểm sạt lở QL26, Trường Sơn Đông
Lực lượng duy tu sửa chữa đường bộ, đơn vị chức năng bám hiện trường nhằm cảnh báo, khắc phục các điểm sạt lở cắt đường QL26,Trường Sơn Đông…
Lực lượng chức năng đang tiến hành khắc phục vị trí sạt lở, đứt gãy trên QL26 Ảnh: Ngọc Hùng
Giám đốc băng rừng, bám trụ xử lý sạt lở
16h ngày 1/12, mưa lớn tối mịt trời Sơn Long (Sơn Tây, Quảng Ngãi), ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Ngãi vừa kịp cắt rừng để tiếp cận điểm sạt lở đứt đường từ Km 174 925 – Km 174 955 trên đường Trường Sơn Đông, đoạn qua thôn Tà Vây (xã Sơn Long).
Trước mắt, cả đoạn tuyến dài 30m bị sạt lở taluy âm, trôi toàn bộ nền, mặt đường rộng 20m, sâu 8m. Nước mưa như thác lũ từ mái đồi chảy xối xả, tiếp tục khoét sâu vào điểm sạt lở.
“Sạt lở từ ngày 1/12, đơn vị huy động lực lượng để tổ chức cảnh báo, phân luồng. Thời tiết khắc nghiệt khiến việc tiếp cận hết sức khó khăn, anh em phải băng rừng để qua lại các điểm sạt trượt”, ông Hoàng nói.
Trực tiếp chỉ đạo việc khắc phục tại hiện trường, ông Hoàng yêu cầu các nhân viên, công ty khẩn trương cắt cây rừng, tổ chức rào chắn, cấm đường. Đồng thời, tổ chức 2 mũi tiếp cận tăng cường máy móc từ trên Quảng Ngãi lên và Kon Tum xuống.
Đến chiều cùng ngày 3 xe đào múc, hơn chục nhân viên, công nhân, xe máy sẵn sàng xử lý sạt lở. “Trước mắt, đơn vị tổ chức cảnh báo, phân luồng giao thông, đề xuất giải pháp để đắp đá, hoàn trả nền đường, lưu thông tạm”, ông Hoàng nói.
Ngay trong ngày 1/12, 3 mũi thi công của Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Ngãi tăng cường hót dọn, thông xe 1 làn 3 điểm sạt lở, đất đá tràn lấp mặt đường trên đường Trường Sơn Đông qua địa bàn Quảng Ngãi.
Tương tự, tại điểm nóng Km 53 400 QL26 (đoạn qua đèo M’Đrắk, huyện M’Đrăk , tỉnh Đắk Lắk) xảy ra sạt lở, đứt gãy khoảng 50m đường, sâu 10m, rộng 12m trên QL26 (Km 53 380 – Km 53 430) từ tối 30/11.
Trong đêm, lực lượng Chi cục QLĐB III.5 (Cục QLĐB III) phối hợp với các đơn vị chức năng, lực lượng CSGT công an tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện M’Đrắk và các đơn vị liên quan hướng dẫn, điều tiết giao thông, chặn xe tại hai đầu không cho qua lại và tổ chức khắc phục hư hại…
Theo ghi nhận của PV, khoảng 50m đường QL26 bị đứt gãy hoàn toàn, có độ sâu 10m, phía dưới tạo dòng chảy thông suốt. Hiện, chỉ có thể lưu thông bằng đường bộ, người dân lội bộ xuống phía dưới hạ lưu, băng qua suối rồi leo lên một đồi cao hơn 10m để qua bờ.
Ông Nguyễn Văn Lãnh, Chi cục trưởng Chi cục QLĐB III.5 cho hay: Theo phương án được phê duyệt, đơn vị chỉ đạo Công ty Cổ phần QL&XD đường bộ 26 đưa bi cống, kè rọ đá để hoàn trả cao độ nền, mặt đường…
Ông Lương Huy Hoàng, Công ty Cổ phần QL&XD đường bộ 26 cho biết: Hiện, đơn vị đã huy động 25 xe, 4 máy múc, máy đào và công nhân xếp rọ đá để khắc phục một cách nhanh nhất, thi công bất kể ngày đêm.
Tăng cường phân luồng, đảm bảo giao thông
Theo ông Lãnh, chỉ riêng khối lượng đá ước tính để đổ xuống bù vào khối lượng hư hỏng đoạn cắt đường QL26 từ 8.000 – 10.000m3.
Dự kiến phương án khắc phục sớm nhất phải mất 5 ngày. Trong thời gian này, các phương tiện đi từ Khánh Hòa lên Đắk Lắk theo QL26, các xe đi đến TP Tuy Hòa, Phú Yên Km1337, QL1A rẽ trái theo QL29 lên Km1737, đường Hồ Chí Minh (thuộc TX Buôn Hồ, Đắk Lắk), sau đó rẽ phải đi ra Bắc hoặc rẽ trái đi TP Buôn Ma Thuột. Các phương tiện đi Đắk Lắk – Khánh Hòa đi theo hướng ngược lại.
Thống kê của Chi cục QLĐB III.5, trên tuyến QL26 cũng xuất hiện 10 điểm sạt lở đất, trong những ngày tới nếu thời tiết tiếp tục có mưa to, các điểm sạt lở trên có nguy cơ lan rộng và gây mất an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua đây.
Đơn vị đã khoanh vùng các điểm sạt lở, đặt biển cảnh báo, khuyến cáo người dân và phương tiện hạn chế đi lại trên QL26, đoạn qua đèo M’Đrắk, huyện M’Đrắk để đảm bảo an toàn.
Trung tá Ngô Hoài Nam, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết: Ngay từ đêm xảy ra đứt đường QL26, Phòng đã bố trí lực lượng tổ chức phân luồng giao thông từ xa, hướng dẫn các phương tiện nếu lưu thông theo hướng Khánh Hòa sẽ di chuyển theo hướng QL29 hoặc đường Trường Sơn Đông, đi Phú Yên để ra QL1A.
Ông Cao Xuân Giao, Cục trưởng Cục QLĐB III cho hay, mưa lũ gây thiệt hại nặng nề trên tuyến QL26, đường Trường Sơn qua Quảng Nam, Quảng Ngãi, QL14G… với hàng chục điểm sạt lở taluy dương, âm và nhiều điểm thiệt hại lớn, đứt đường. Ước tính kinh phí khắc phục đảm bảo giao thông tạm khoảng 4 tỷ đồng.
Nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở, sụt lún đất ở Đắk Lắk
Chiều 1-12, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ chiều 1-12, trên địa bàn tỉnh đã ngớt mưa, các ngành chức năng của tỉnh đang phối hợp với chính quyền các địa phương vùng ngập lụt, xảy ra sạt lở, sụt lún đất nỗ lực lực giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, sớm ổn định cuộc sống và thông xe các tuyến đường.
Các ngành chức năng của tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực khắc phục sự cố sạt lở, sụt lún đất sớm nối lại giao thông trên Quốc lộ 26 giữa tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa.
Tại khu vực sạt lở, sụt lún đất trên Quốc lộ 26 (từ km53 380 đến km53 430) đoạn qua đèo M'Đrắk, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk bị đứt một đoạn đường dài 50m, sâu 10m, rộng 12m khiến giao thông trên Quốc lộ 26 giữa tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa bị tê liệt hoàn toàn.
Cả ngày hôm nay Chi cục quản lý đường bộ III.5 phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện M'Đrắk và các đơn vị liên quan kịp thời có mặt tại hiện trường hướng dẫn, điều tiết giao thông, chặn xe tại hai đầu không cho qua lại.
Đồng thời, Chi cục chỉ đạo nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên Quốc lộ 26 là Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 26 và thanh tra giao thông thực hiện rào chắn, chốt chặn 24/24 giờ ngăn các phương tiện tại hai hướng tỉnh Khánh Hòa đi Đắk Lắk và ngược lại không được qua lại.
Theo Chi cục trưởng Chi Cục quản lý đường bộ III.5 Nguyễn Văn Lãnh, hiện chi cục đã huy động lực lượng và các phương tiện máy móc gấp rút thi công bảo đảm giao thông bước 1. Sau đó, sẽ tiếp tục có phương án khắc phục để phục hồi giao thông trên tuyến.
Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 26 huy động phương tiện cơ giới tham gia khắc phục vụ sụt lún đất gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 26.
Do sạt lở, sụt lún đất làm đứt một đoạn đường đã gây ách tắc giao thông hoàn toàn trên tuyến Quốc lộ 26, các ngành chức năng khuyến cáo người dân và các phương tiện lưu thông theo hướng Khánh Hòa đi Đắk Lắk và ngược lại không lưu thông qua đoạn đường này. Các ngành chức năng sẽ nỗ lực khắc phục sự cố sụt lún đất để nối lại giao thông trên tuyến quốc lộ huyết mạch này trong thời gian sớm nhất có thể.
Trước đó, do ảnh hưởng của mưa lớn, lúc 17 giờ ngày 30-12, tại km 54 350 Quốc lộ 26 đoạn qua xã Cư Mta, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra sạt lở núi khiến hàng nghìn m3 đất, đá từ taluy dương đổ xuống mặt đường, vùi lấp một đoạn Quốc lộ 26, gây ách tắc giao thông và làm hư hỏng khoảng 80m hộ lan mềm.
Sau nhiều giờ nỗ lực khắc phục, đến khuya cùng ngày, lực lượng chức năng đã khắc phục xong, bảo đảm lưu thông trên tuyến, nhưng sau đó lại tiếp tục xảy sạt lở, sụt lún đất khiến quốc lộ 26 bị tê liệt hoàn toàn.
Quốc lộ 26 là tuyến giao thông độc đạo nối Đắk Lắk với tỉnh Khánh Hòa, hàng ngày lưu lượng xe khách và xe tải chở hàng hóa, nông, hải sản lưu thông trên tuyến quốc lộ này rất lớn.
Chiều 1-12, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk Lê Đình Chiến cho biết: Do mưa lớn kéo dài những ngày qua ở thượng nguồn khiến nước lũ đổ về trên các sông, suối quá lớn làm ngập lụt nhiều đoàn đường giao thông nông thôn và cô lập cục bộ nhiều khu dân trên địa bàn huyện.
Đặc biệt nước lũ đổ về quá lớn trong đêm 30-11 đã cuốn trôi cầu đá thôn 21, xã Cư Bông. Hiện tại khu vực này giao thông bị chia cắt hoàn toàn.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, UBND huyện và UBND xã Cư Bông đã cử lực lượng đi kiểm tra, khảo sát, hướng dẫn giao thông và tìm phương án thông đường.
Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân, UBND huyện đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện sử dụng ca nô và thuyền chuyên dụng di dời khoảng 100 hộ dân ở vùng ngập úng, vùng bị nước lũ uy hiếp đến nơi cao ráo, an toàn.
Hiện nay, huyện đang lên phương án làm cầu tạm để người dân lưu thông qua lại bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, còn về lâu dài huyện sẽ tìm nguồn vốn để xây dựng cầu kiên cố giúp người dân ở khu vực này ổn định cuộc sống lâu dài.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, đến chiều 1-12, trên địa bàn tỉnh đã ngớt mưa, các ngành chức năng của tỉnh đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lực lượng vũ trang ở các vùng ngập lụt, xảy ra sạt lở, sụt lún đất nỗ lực lực giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, sớm ổn định cuộc sống và thông xe các tuyến đường trong thời gian sớm nhất để phục vụ người dân đi lại, sinh hoạt và sản xuất.
Cận cảnh những tảng đá hơn trăm tấn sạt lở ở Kon Tum Đường Trường Sơn Đông, đoạn qua xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum) xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng, cơ quan chức năng dự tính cần dùng mìn để phá đá mở đường. Xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum) bị chia cắt do tuyến đường Trường Sơn Đông bị sạt lở nghiêm trọng Xã Ngọc Tem cách thị trấn...