Cẩn trọng với bệnh lí tuyến vú
Tuyến vú phát triển nhanh ở tuổi dậy thì dưới tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ. Người ta phân chia hai loại bệnh của tuyến vú: Các bệnh lành tính của tuyến vú và ung thư vú.
Các bệnh lí lành tính của vú
1. U xơ tuyến vú: Là loại u đặc bởi sự tăng sinh của biểu mô tuyến vú. Thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi. Người bệnh tự sờ thấy khối u tròn, mặt nhẵn, di động, không đau. Chuẩn đoán dựa vào siêu âm, chọc hút sinh thiết tế bào. Khi có chuẩn đoán cụ thể, có thể phẫu thuật bóc bỏ u.
2. U nang tuyến vú: U thường bắt nguồn từ các tuyến sữa, có thể gặp ở em gái 10 – 15 tuổi, phụ nữ mãn kinh; khối u mềm, di động, có giới hạn rõ rệt. Chuẩn đoán u nang dựa vào siêu âm vú và chọc hút nang. Nếu dịch có lẫn máu phải sinh thiết và làm xét nghiệm tế bào.
3. Tiết dịch núm vú: Tiết dịch vú thời kì không nuôi con có thể gặp do các nguyên nhân ung thư vú, vô kinh tiết sữa, dùng thuốc tránh thai, vô sinh do prolactin cao… Cần chú ý khi thấy vú tiết dịch: Dịch màu gì, có lẫn máu không có khối u ở vú không, có liên quan đến kinh nguyệt không, có uống thuốc tránh thai không, tiết dịch trước hoặc sau mãn kinh? Khi thấy vú tiết dịch cần phải đến khám và được điều trị sớm.
4. Tuyến vú xơ hóa: Khối u ở vú thường khuếch tán, mật độ thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nguyên nhân thường do mất cân bằng nội tiết nữ. Khối u thường xuất hiện nửa sau của chu kỳ kinh, có thể một hoặc hai bệ vú. Chọc hút khối u để làm xét nghiệm tế bào loại tìm u ác tính. Điều trị bằng điều chỉnh cân bằng nội tiết tố nữ.
Video đang HOT
Viêm tuyến vú thường xảy ra ngoài thời kì sinh đẻ và cho con bú khiến vùng vú sưng to, đau, có khi tiết dịch mủ ở núm vú. (Ảnh minh họa)
5. Viêm tuyến vú: Xảy ra ngoài thời kì sinh đẻ và cho con bú; vùng vú sưng to, đau, có khi tiết dịch mủ ở núm vú. Điều trị bằng thuốc giảm đau và kháng sinh toàn thân.
6. Viêm vú cấp sau sinh: Thường xảy ra sau sinh một tuần hoặc vài tuần. Vú sưng to, sưng huyết, có thể sốt cao, rét run, đau nhức vú bị viêm. Nguyên nhân thường gặp do vi khuẩn đi qua các khe hở ống dẫn sữa, do những vết xước ở núm vú hoặc do tắc ống dẫn sữa. Nếu muộn có thể dẫn đến apxe vú. Điều trị: Giai đoạn đầu có thể chườm nóng tại chỗ bằng khăn tắm nước ấm, vắt sữa, không cần phải cai sữa cho bé, dùng kháng sinh. Nếu apxe vú phải chọc hút, dẫn lưu mủ và tiềm kháng sinh liều cao.
Ung thư vú
Ung thư vú là bệnh liên quan nhiều đến nội tiết. Bệnh thường gặp và đứng thứ 2 sau ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện sớm sẽ đem lại kết quả điều trị tốt. Có nhiều yếu tố thuận lợi gây ung thư vú: rối loạn hoóc môn, tia xạ, chế độ ăn uống, tiền sử gia đình, dùng thuốc tránh thai kéo dài,… Bệnh nhân thường sờ thấy khối u ở vú, cứng đường kính từ 1 – 3cm, không đau, bờ không rõ, khối u tăng nhanh về kích thước, xâm lấn vào da phía trên, tuyến vú kém di động, nếu muộn da có thể bị loét, và có hạch ở nách. Bệnh tiến triển rất đa dạng, phụ thuộc vào các loại ung thư. Chuẩn đoán ung thư vú dựa vào chụp vú, chọc hút khối u để xét nghiệm tế bào học.
Điều trị: Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, kết hợp giữa phẫu thuật, tia xạ, hóa chất. Tiên lượng bệnh liên quan đến giai đoạn ung thư vú. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm tiên lượng tốt.
Các bệnh về vú thường gặp trong phụ khoa phát hiện và khám bệnh thường muộn. Nếu người phụ nữ tự phát hiện được, đến khám và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả tốt.
Theo Eva
Tụt đầu vú
Một số bé gái, và kể cả phụ nữ ở tuổi trưởng thành bị tình trạng đầu vú tụt vào trong. Nếu trường hợp cần thiết, có thể phẫu thuật để cải thiện, đây là dạng phẫu thuật nhẹ và mau hồi phục.
Nguyên nhân
Bé L. (11 tuổi, ở TP.HCM) bị tình trạng một bên đầu vú phía trái tụt hẳn vào trong, tạo thành một cái lỗ nhỏ ở ngay đầu vú. Chị H. - mẹ bé cũng bị tình trạng này thuở nhỏ, cùng bên trái như thế. Chị lập gia đình, có con, cho con bú bình thường, nhưng theo chị khi bé bú phía bên đầu vú tụt có khó khăn hơn một chút...
Theo bác sĩ Dương Phương Mai (Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP.HCM), vú là cơ quan bài tiết đặc biệt của phụ nữ. Các tuyến vú phát triển từ tuổi dậy thì và có nhiệm vụ bài tiết sữa trong quá trình sinh đẻ. Vú có hình bán cầu ở thiếu nữ, nửa dưới tròn và nhô ra phía trước. Cùng với quá trình sinh đẻ, nửa trên bầu vú sẽ lõm dần và vị trí của quầng vú cũng hạ thấp đi. Tỷ lệ phụ nữ bị tình trạng tụt núm vú chiếm khoảng 10%. Tình trạng này có thể xảy ra bẩm sinh, hay xuất hiện trong quá trình cơ thể phát triển, một số trường hợp mắc phải sau sinh con.
Nguyên nhân tụt núm vú chủ yếu là do sự ngắn của các ống tuyến sữa, thiểu sản và thiếu hụt các tổ chức liên kết tuyến vú; một số là do sự teo các tổ chức tuyến vú và tổ chức liên kết tuyến vú sau sinh. "Nhưng cũng không loại trừ các trường hợp viêm nhiễm, khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú. Do vậy, với các trường hợp tụt núm vú cần được khám loại trừ các trường hợp bị viêm nhiễm, u tuyến vú trước khi xử trí", bác sĩ Phương Mai lưu ý.
Cho bé bú có thể cải thiện tình trạng tụt đầu vú ở người mẹ
Các mức độ và phương pháp cải thiện
Bác sĩ Phương Mai cho biết có 3 mức độ tụt núm vú. Với mức độ 1 thì dễ dàng lấy tay kéo núm vú ra và cho con bú bình thường sau khi sinh. Mức độ 2, có thể kéo núm vú ra, nhưng sau đó núm vú bị tụt trở lại khi không còn áp lực; cũng có thể cho con bú được, nhưng có khó khăn một chút. Mức độ 3 thì hiếm khi kéo núm vú ra được, với trường hợp này ống sữa thường bị chít hẹp và không cho con bú được; và người mẹ sẽ gặp khó khăn khi vệ sinh núm vú.
Tùy vào mức độ tụt của núm vú mà sẽ có phương pháp cải thiện thích hợp. Những người gặp phải tình trạng này nên đi khám, kiểm tra ở bệnh viện phụ sản hay nơi chuyên về nhũ khoa. Nếu bác sĩ khám xác định tụt đầu vú lành tính thì không nhất thiết phải can thiệp phẫu thuật. Cũng cần biết, nhiều trường hợp bị tình trạng tụt núm vú có thể cải thiện một phần nào trong quá trình mang thai, hoặc có thể do động tác (bú, mút) của bé sau sinh. Nhiều bà mẹ bị tình trạng này sau khi có con vẫn cho con bú bình thường.
Theo PNO
Bệnh thường gặp ở 'núi đôi' khi cho con bú Viêm tuyến sữa cấp tính là bệnh thường gặp phải trong thời gian cho con bú. Vì sao lại bị bệnh này, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tuyến vú như thế nào? Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi, có con lần đầu, cháu được 5 tháng tuổi. Tôi cho cháu bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tuy nhiên thời gian...