Cần ngăn chặn tình trạng cưỡng đoạt tài sản của người đi cào con chang chang
Thời gian qua, người dân đi cào bắt con chang chang (thuộc bộ sò, hến nước ngọt, là loài nhuyễn thể ruột mềm, sống dưới lòng sông rạch nước chảy) và người thu mua tại khu vực bãi biển Hòn Lan, nơi có ngọn Hải Đăng, mũi Kê Gà (thôn Thạnh Mỹ, xã Tân Thanh, huyện Hàm Thuận Nam) luôn phải “sống trong sợ hãi”.
Khu vực này bỗng dưng xuất hiện một nhóm đối tượng cưỡng đoạt tài sản, sống trên những giọt mồ hôi của người lao động nghèo.
Bị đau lưng, phải đeo đai, nhưng ông Đinh Phúc (ngụ La Gi, Bình Thuận) vẫn đi từ La Gi đến bãi biển Hòn Lan, cách nhà hơn hai chục cây số để cào bắt loài nhuyễn thể. Vợ ông cũng đi theo để “nâng túi”, phần sau của dụng cụ cào bắt chang chang, khi nó quá nặng. “Cực lắm chú ơi! Có khi phải ngâm mình dưới nước biển, sóng lớn vượt qua đầu là bình thường. Có người từng bị sóng lớn đánh tức ngực, ngất xỉu, may mắn được bạn kịp thời ứng cứu chứ không giờ này đã… xanh cỏ rồi!”, ông Đinh Phúc kể.
Cực nhọc là thế, nhưng những người làm nghề này vẫn bị một số kẻ ăn chặn. Chúng cưỡng đoạt tiền của người thu mua, buộc người mua phải hạ giá thu mua xuống. Khi chưa có tình trạng bị cưỡng đoạt, 1kg chang chang giá 2.700 đồng, sau khi bị cưỡng đoạt giá chỉ còn 2.200 đồng/1kg.
Video đang HOT
Theo trình báo của người dân, bà N.T.M.N (ngụ huyện Hàm Thuận Nam), giữa tháng 9/2023, bà bị nhóm đối tượng đe dọa, uy hiếp không cho thu mua hải sản, không cho nhân công bốc vác và cưỡng đoạt 1,5 triệu đồng. Từ 27/9 -19/10, chúng đổi cách, buộc bà phải nộp 10 ngàn đồng/bao chang chang mua được, tổng cộng cưỡng đoạt của bà 17 triệu đồng. Bà phải giảm giá đầu vào để có tiền nộp cho nhóm cưỡng đoạt.
Lãnh đạo Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận đã chỉ đạo lực lượng CSHS tập trung đấu tranh làm rõ để xử lý.
Ngày 3/10, Công an huyện Hàm Thuận Nam chủ trì, phối hợp Phòng CSHS Công an tỉnh tổ chức lực lượng bắt quả tang một nhóm đối tượng đang cưỡng đoạt 2 triệu đồng của bà N.T.M.N. Các đối tượng bị bắt giữ gồm Lê Văn Tư (SN 1985), Nguyễn Hồng Chương (SN 1987), Lê Minh Trí (SN 1997) cùng trú tại thôn Thạnh Mỹ, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và Nguyễn Hữu Khiêm (SN 1994), trú tại thị xã La Gi.
Tại CQĐT, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội. Những lao động cào bắt hải sản tại Hòn Lan đa số đều từ La Gi và một số địa phương khác tìm đến. Trước khi 4 đối tượng trên bị bắt, họ thường bị chúng chặn đường không cho cào bắt tại khu vực này. Nếu cào bắt được, định đem đi nơi khác bán, chúng cầm dao chặn đường, bắt quay lại bán cho người thu mua tại địa phương hoặc cho người thân của chúng. Nay họ có thể tự do đến đánh bắt, rồi chở đi đâu bán cũng không bị ai chặn đường cấm cản.
Theo Công an huyện Hàm Thuận Nam, đây chỉ là số đối tượng thanh niên không có việc làm ổn định, hình thành băng nhóm một cách bột phát. Công an huyện đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh quyết tâm triệt phá băng nhóm, không để tình trạng cưỡng đoạt tái diễn.
Phát hiện cơ sở sản xuất hàng ngàn lít dầu diesel giả
Nhằm qua mặt cơ quan chức năng, Tống Phương Bằng đã tìm, chọn địa điểm hẻo lánh, ít người qua lại, thuê nhân công ở địa phương khác đến tổ chức thực hiện hành vi phạm tội.
Qua công tác trinh sát nắm tình hình, vào lúc 14h30 ngày 21/9, Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận bất ngờ tiến hành kiểm tra và thu giữ hơn 10.000 lít dầu diesel được tái chế từ nhớt thải của một cơ sở nằm sâu trong khu vực lâm trường thuộc thôn Lập Đức, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam.
Cơ sở này do Tống Phương Bằng (SN 1992, thường trú tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) làm chủ. Tại CQĐT, Tống Phương Bằng khai nhận, vào khoảng đầu tháng 8 vừa qua, Bằng đến khu vực lâm trường thuê đất, thuê 4 nhân công lắp đặt hệ thống máy móc, cơ sở nhà xưởng để tái chế nhớt thải thành dầu diesel.
Cơ sở sản xuất dầu diesel giả của Tống Phương Bằng nằm ở nơi hẻo lánh, ít người qua lại.
Bằng đã thu mua nhớt thải của các tiệm sửa xe ôtô, xe máy ở các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và axit sunphuric, các hóa chất phụ gia khác đem về xưởng để tái chế nhớt thành dầu diesel rồi đem đi tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh.
Thành phẩm sau khi tái chế, Bằng đem tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh.
Trước đó, Bằng đã tiêu thụ trót lọt 11.000 lít dầu diesel được tái chế từ nhớt thải tại huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Đến ngày 21/9, khi đang vận chuyển 5.000 lít đến quận 7, TP Hồ Chí Minh tiêu thụ thì Bằng bị cơ quan chức năng phát hiện.
Lò tái chế nhớt thải thành dầu diesel của đối tượng Tống Phương Bằng.
Hiện CQĐT Công an huyện Hàm Thuận Nam đang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Phòng Cảnh sát kinh tế - môi trường, Công an tỉnh Bình Thuận và chính quyền địa phương tiếp tục khám nghiệm hiện trường và thu giữ các tang vật có liên quan để xác minh, điều tra làm rõ
Bắt tạm giam đối tượng mua bán hàng cấm Buôn bán số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm kinh doanh, sử dụng, Trần Thị Mỹ Duyên bị khởi tố, bắt tạm giam. Ngày 12/9, nguồn tin từ VKSND huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hàm Thuận Nam đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm...