“Cần lập bản đồ Trường Sa trước khi Trung Quốc xây xong đảo!”
Nhà phân tích của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, Mỹ, cho rằng Philippines và Việt Nam nên phối hợp để “trắc địa một cách chính xác” quần đảo Trường Sa ở Biển Đông trước khi Trung Quốc xây xong các đảo nhân tạo ở khu vực.
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu nạo vét của Trung Quốc đang biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Trong bài phỏng vấn được đăng tải bởi hãng tin Đức Deutsche Welle vào ngày 19/9 vừa qua, nhà phân tích Gregory Poling của trung tâm CSIS cho rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa khiến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc “trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể” giải quyết được.
“Trong khi chờ đợi, một điều mà cả Manila và Hà Nội cần phải làm là phải tập trung cắt đứt nỗ lực che giấu tình trạng thực sự của các thực thể (ở Trường Sa) bằng cách trắc địa một cách chính xác các thực thể đó, trước khi các hoạt động bồi đắp đất làm việc xác định địa lý gốc của chúng không thể xác định được”, ông Poling cho hay.
Poling, chủ tịch của Cơ quan nghiên cứu Đông Nam Á tại CSIS đưa ra gợi ý trên trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thực hiện các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhất là ở quần đảo Trường Sa.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin mới đây cũng đã bày tỏ lo ngại, từ các hoạt động bồi đắp đất trên, Trung Quốc đang xây một căn cứ quân sự ở Biển Đông.
Trên thực tế, vào ngày 9/9, Hải quân Philippines cũng cho biết họ đã thấy các cấu trúc giống với các ngọn hải đăng ở hai bãi ngầm ở Biển Đông.
Video đang HOT
Cùng ngày, BBC cũng đưa vấn đề ra ánh sáng khi đăng tải phóng sự “Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc”, vạch trần những “đảo mới” đang được tạo ra “theo chỉ thị của nhà nước Trung Quốc”.
Poling cho rằng “không hề có sự tình cờ” khi Trung Quốc chọn xây các đảo nhân tạo trên 5 thực thể ở Biển Đông, “tình trạng của chúng (là đảo, đá, hay phần nhô lên khi thủy triều xuống thấp) đều là một phần của vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Tòa Trọng tài thường trực”.
“Có vẻ như Trung Quốc đang cố gắng thay đổi sự thật trên thực địa để làm cho tòa khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể, xác định tình trạng gốc của những thực thể này là gì”, ông cho hay.
Thay đổi hiện trạng không ảnh hưởng đến pháp lý
Tuy nhiên, nhà phân tích Poling cho biết ông hoài nghi về khả năng hoạt động bồi đắp đất trên của Trung Quốc “có thể ảnh hưởng đến thực trạng pháp lý của những thực thể này” ở Biển Đông.
Ông giải thích: “Phần lớn các học giả pháp lý đều đưa ra kết luận rằng bồi đắp đất không thể thay đổi được thực trạng của một thực thể. Nó chỉ có thể tạo ra một “đảo nhân tạo”, mà theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, không tạo ra bất kỳ quyền nào. Dĩ nhiên, nếu hoạt động bồi đắp làm cho các tòa án trong tương lai không thể xác định được thực trạng gốc của những thực thể này, thì khi đó hoạt động của Trung Quốc chắc chắn có thể cản trở tiến trình pháp lý”.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Rappler của Philippines vào ngày 26/6, chuyên gia luật biển Jay Batongbacal cũng cho rằng hoạt động bồi đắp của Trung Quốc về mặt luật pháp không hề hủy hoại vụ kiện của Philippines như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines hồi tháng 5.
“Những hoạt động này diễn ra sau khi vụ kiện được đưa ra. Chúng không thể ảnh hưởng đến tính chất của vụ kiện. Về mặt pháp lý, chúng không hủy hoại vụ kiện”, ông giải thích.
Theo Batongbacal, giám đốc Đại học Viện Philippines về Quan hệ hàng hải và Luật Biển, điều hủy hoại vụ kiện là “áp dụng thực tế” liên quan đến “chiến lược cải bắp” của Trung Quốc.
Dẫn lời Thiếu tướng Zhang Zhaozhong của quân đội Trung Quốc, tờ New York Times từng cho rằng chiến lược cải bắp là bao vậy một khu vực tranh chấp bằng “rất nhiều tàu bè, ngư dân, tàu ngư chính, tàu hải cảnh, tàu chiến hải quân, giống như bọc lót hòn đảo bằng tầng tầng lớp lớp các lá của cải bắp”.
Vũ Quý
Theo Dantri
4 người đàn ông vật lộn cứu cô gái tự tử tại sông Sài Gòn
Trong khi 2 người đàn ông vật lộn với dòng nước để giữ cô gái thì 2 thanh niên khác lấy canô kịp thời ra cứu vớt cả 3 người.
Khoảng 15h30' chiều 21/9, do buồn chuyện riêng của gia đình bên phía nhà chồng, chị N.T.T.T. (22 tuổi, ngụ Đồng Nai), tạm trú tại nhà chồng ở khu vực ngã tư Tân Quy, huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) đã đi bộ đến cầu Phú Cường, thuộc phường Chánh Mỹ, TP Thủ Dầu Một, để nhảy cầu tự tử.
Khu vực chị T. và hai nạn nhân tốt bụng được anh Sinh, anh Luận cứu kịp thời.
Trước khi nhảy cầu tự tử, chị T. đã để lại số điện thoại và nhờ người đi đường báo cho chồng biết nơi chị đã tự tử. Tuy nhiên, khi chị T. vừa nhảy, một người đàn ông đi đường đã lao theo cứu. Nhưng lúc này trời đang mưa nên nước chảy khá mạnh cuốn cả hai đi xa 150m.
Đang ngồi ăn uống cùng bạn bè trên bờ, anh Trần Quang Lư nhảy xuống cùng với người đàn ông kia cố giữ cô gái không bị nước nhấn chìm.
Nghe tiếng kêu cứu của nạn nhân, anh Bùi Đình Sinh (29 tuổi, quê Bình Thuận) lái canô cùng anh Trần Công Luận (21 tuổi, quê Thái Bình), cùng là nhân viên Trạm quản lý đường thuỷ nội địa Phú Cường đã lấy canô kịp thời ra cứu vớt được chị N.T.T.T. (22 tuổi) cùng hai người đã lao mình theo cứu nạn nhân.
Chị T. đang trình bày nguyên nhân khiến chị tự tử.
Tại cơ quan Công an TP Thủ Dầu Một, chị T. cho biết, đang làm dâu nhà chồng ở Tân Quy. Do giữa chị và chồng có lục đục về tình cảm, chị đòi dắt con gái 2 tuổi về nhà mẹ ruột ở Đồng Nai, nhưng chồng gia đình bên chồng không đồng ý và nhiều lần bị chồng vô cớ đánh đập nên đã định tự tử
Theo C.Bình
Công an nhân dân
Lào Cai: Cột ăng ten truyền hình huyện bất ngờ gục đổ Thông tin trên được ông Dương Đức Huy, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) cung cấp chiều ngày 21/9. Hiện trường vụ cột ăng ten đài truyền hình huyện Bảo Yên đổ gục (ảnh: báo Lào Cai). Theo ông Huy, khoảng 10 giờ sáng nay, khi đang đi công tác ở trên tỉnh thì nhận được báo cáo của cơ...