“Campuchia luôn coi Việt Nam là đối tác, là anh em”
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen, Quốc vụ khanh Nhà nước, Người phát ngôn Văn phòng Chính phủ Campuchia Phay Siphan đã nêu quan điểm của Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với mối quan hệ đặc biệt Campuchia-Việt Nam.
Quốc vụ khanh Nhà nước, Người phát ngôn Văn phòng Chính phủ Campuchia Phay Siphan
Ông Phay Siphan khẳng định Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng có lịch sử gắn bó chia sẻ lâu đời. Campuchia luôn nhìn nhận Việt Nam là người bạn lịch sử, cùng nhau trải qua đấu tranh với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Hai nước đã cùng chung chiến hào, hy sinh xương máu vì sự nghiệp của nhân dân hai nước, vì độc lập và lợi ích của cả hai dân tộc. Hai nước thực sự đã cùng nhau đi lên như một sự thật lịch sử. Campuchia luôn nhìn nhận anh em, dân tộc Việt Nam là đối tác, đối tác giữ gìn hòa bình, an ninh cho cả hai đất nước. Việc hợp tác giữ gìn an ninh, ổn định cho hai đất nước đã mang lại lợi ích to lớn, trong đó có tăng trưởng kinh tế.
Ông Phay Siphan nhấn mạnh: “Bất chấp những âm mưu phá hoại tình hữu nghị giữa hai nước, chúng ta khẳng định rằng tình hữu nghị của chúng ta là lớn lao và đặc biệt. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đảng Nhân dân Campuchia, đặc biệt là Samdech Hun Sen luôn khẳng định Việt Nam là anh em, Việt Nam là người bạn cùng chung chiến hào, cùng gian khổ và cùng nhau đi đến sự thịnh vượng”.
Đánh giá về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong tương lai, ông Phay Siphan cho rằng, từ năm 1979 đến nay, hai nước đã cùng nhau hợp tác trong nhiều lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Đôi khi giữa hai nước có vấn đề nhưng vấn đề đó không lớn bằng tình hữu nghị, bằng những gì hai nước đã trải qua trong lịch sử, bằng sự hy sinh to lớn của Campuchia và Việt Nam.
Trong những năm qua, các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Campuchia nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Đây là quyết định sáng suốt mang tính chất quan trọng lịch sử của các nhà lãnh đạo hai nước. Tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước cho thấy hai bên luôn hy vọng, tin tưởng nhau, cùng nhau gìn giữ hai đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng.
Ông Phay Siphan nhấn mạnh: “Campuchia và Việt Nam là anh em. Chúng ta không chỉ quan hệ với nhau vì lợi ích mà còn vì sự nghiệp lịch sử. Đây là điều kiện để chúng ta đồng hành. Những ký ức chua xót cũng như những điều tốt đẹp đều là cơ sở cho thế hệ trẻ phát triển mối quan hệ giữa hai nước”.
Video đang HOT
Theo ANTD
"Xương máu thì không thể thay thế bằng tiền được!"
Thi hành nghĩa vụ quân sự là lợi ích quốc gia, là xương máu, là danh dự, là thiêng liêng và mọi thanh niên phải tham gia là đúng.
Ông Nguyễn Xuân Tỷ trả lời báo chí sáng 25/11
Bên hành lang Quốc hội sáng 25/11, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó tư lệnh Quân Khu 9 đã trao đổi với báo chí xung quanh việc có ý kiến đề xuất khi sửa Luật Nghĩa vụ quân sự tới đây nên có quy định các hình thức nghĩa vụ quân sự thay thế, chẳng hạn như cho phép đóng tiền khi đủ tiêu chuẩn để không phải đi nghĩa vụ quân sự.
-Thưa thiếu tướng, bản thân ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng có thể dùng tiền để thay thế nghĩa vụ quân sự?
Thi hành nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ rất quan trọng của thanh niên, nhất là trong tham gia bảo vệ tổ quốc trong thời bình hay thời chiến.
Đó là lợi ích quốc gia, là xương máu, là danh dự, là thiêng liêng và mọi thanh niên phải tham gia là đúng. Mà nếu là xương máu thì không thể thay thế bằng tiền được.
Hiện nay, để nâng cao chất lượng quân đội phải chọn những người có trình độ, kể cả với chiến sĩ mới nhập ngũ. Tôi đi qua Nhật Bản thì thấy bên đó, nếu thanh niên đã đậu đại học, thậm chí đang nghiên cứu tiến sĩ mà đến tuổi gọi tham gia nghĩa vụ quân sự là phải đi, đi xong rồi quay về học tiếp.
Đó là điều rất đúng, đem lại công bằng chung cho tất cả mọi thanh niên ở tuổi trưởng thành. Nếu không khéo sau này chỉ toàn những người ở vùng sâu vùng xa, người nghèo trình độ không đạt mới đi nghĩa vụ quân sự. Như vậy sẽ không đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng quân đội.
Cái này phải khẳng định rất rõ là quân đội phải càng ngày càng phát triển, càng tinh gọn thì từ người lính cho đến người phục vụ chuyên môn phải có trình độ nhất định để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội chính quy.
Nếu khoa học kỹ thuật ngày càng cao, trang bị càng hiện đại mà trình độ cán bộ chiến sĩ không cao thì dứt khoát việc sử dụng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật sẽ hạn chế. Vì vũ khí hiện đại cỡ nào cũng do con người quyết định.
-Theo thống kê, mỗi năm có hàng triệu thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ nhưng số thực sự nhập ngũ lại ít hơn rất nhiều. Theo ông, làm thế nào để đảm bảo công bằng giữa người đi và người đủ tiêu chuẩn nhưng không phải đi?
Luật đã quy định nhập ngũ ở nông thôn hoặc vùng khó khăn thì trình độ cỡ nào, ở thành phố thì trình độ cỡ nào, cứ thứ tự đó mà tuyển. Còn nếu tuyển đủ rồi thì lọt ra những đối tượng ưu tiên cho học đại học, cao đẳng xong rồi mới thi hành nghĩa vụ quân sự.
Người ta làm vậy là đúng luật chứ không sai, nói tiêu cực thì cũng khó đánh giá. Nhưng thực tế có cái ngược: đáng lẽ ra để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội thì ưu tiên chọn những người đủ trình độ, trẻ, khỏe mới đúng.
-Nếu Luật nghĩa vụ quân sự khi sửa đổi sắp tới ghi nhận các "nghĩa vụ thay thế" thì liệu có làm thương mại hóa và làm mất tính thiêng liêng trong bảo vệ Tổ quốc?
Tính thương mại cũng không lọai trừ. Tôi đã tham gia chiến đấu và trực tiếp chỉ huy quân rất nhiều và biết quân đội rất cần những người có trình độ. Nhưng có thời gian người ta đi thay rất nhiều. Em đi thay anh, anh đi thay em. Có những đồng chí hy sinh mang tên anh, nhưng mà người anh còn sống.
Chuyện này gây rất nhiều bối rối, rất khó. Tôi cho rằng bảo vệ tổ quốc là thiêng liêng và không thể thay thế bằng các hình thức khác.
Nếu quy định cho đóng tiền thì tôi thấy không công bằng. Tôi rất băn khoăn cái này. Tôi không bao giờ nhất trí chuyện đóng tiền để thay thế nghĩa vụ quân sự. Người ta giàu có tiền tỷ thì người ta sẵn sàng bỏ tiền thuê người đi thay để con người ta ở nhà. Họ không muốn cực khổ chứ đừng nói chi đến chết chóc
Xây dựng quân đội trong thời bình cũng có những rủi ro nhất định: Trong huấn luyện, trong tham gia phòng chống lụt bảo, thiên tai đều có thể có hy sinh.
Bất cứ lực lượng nào trong quân đội cũng phải huấn luyện với chương trình nghiêm túc. Có nghiêm túc, có gian khổ thì mới sử dụng vũ khí thành thạo và khi có chiến tranh thì mới đánh được. Ý thức bảo vệ tổ quốc của mỗi người phải như nhau- đó mới là công bằng.
-Xin cảm ơn ông!
Theo Xahoi
Thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị hợp tác Việt Nam - Mông Cổ Sáng 22/11, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng an ninh quốc gia Mông Cổ do ngài Tsagaandari Enkhtuvshin, Thư ký Hội đồng làm trưởng đoàn. Bộ trưởng Trần Đại Quang và ngài Tsagaandari Enkhutuvshin tại buổi tiếp Vui mừng...