Cái hang này suốt 5,5 triệu năm đã tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, và đây là những gì nó đang cất giấu
Với giới khoa học, đây được xem là một “mỏ vàng” kiến thức đầy bí ẩn.
Movile là tên một cái hang ở Romania, nằm chếch Biển Đen vài dặm về phía Tây. Đó là một cái hang thực sự đặc biệt, ở chỗ suốt hơn 5,5 triệu năm qua, cửa hang bị đóng kín, hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài.
Và dù không khí bên trong hang ngập tràn khí độc và cực kỳ ẩm thấp, cái hang vẫn là một “mỏ vàng” tuyệt vời đối với giới khoa học.
Hang động suốt 5,5 triệu năm “cô đơn”, nhưng là “mỏ vàng” với giới sinh học
Theo BBC đưa tin, hang Movile được con người phát hiện vào năm 1986, do các công nhân tìm ra khi đang khảo sát khu vực để xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Từ đó đến nay chỉ có chưa tới 100 người từng xuống thám hiểm nó.
Ngày nay, miệng hang đã bị niêm phong bởi chính quyền địa phương, và chỉ có giới khoa học mới được phép tiếp cận – dĩ nhiên là phải xin cấp phép. Mà thực ra không cần làm vậy, vì giữa miệng hang đã có một hàng rào tự nhiên toàn đá vôi sắc nhọn, nên người thường cũng chẳng muốn mò đến làm gì.
Vì bị đóng kín suốt hàng triệu năm, nên trong hang chẳng hề có không khí trong lành. Sâu trong lòng hang, lượng oxy chỉ bằng phân nửa bình thường, trong khi nồng độ CO2 và H2S lại rất lớn. Ở đó tối đen như mực, vì cả triệu năm có được tiếp xúc với ánh Mặt trời đâu.
Video đang HOT
Nhưng dẫu có môi trường khắc nghiệt như vậy, các nhà khoa học cũng tìm ra tới 48 loài sinh vật đang sống ở đó, bao gồm nhện, bọ cạp nước, rết, đỉa… Trong đó có 33 loài đặc hữu, chỉ tồn tại trong hang động này thôi.
Mỏ vàng sinh học
Hầu như toàn bộ các sinh vật kể trên đều không có mắt, cũng không có thị lực và chẳng có sắc tố trên cơ thể luôn. Lý do đơn giản là vì suốt 5,5 triệu năm không có ánh sáng, chúng cần gì phải nhìn, mà cũng không cần tạo màu để bảo vệ khỏi bức xạ Mặt trời.
Thay vào đó, chúng phát triển các chi nhọn, dài với ăng-ten bắt tín hiệu ở đầu các chi, nhằm tăng khả năng định vị trong bóng tối.
Các nhà khoa học cho biết môi trường trong lòng hang là hệ sinh thái đầu tiên phải sống dựa vào các vi khuẩn hóa hợp. Bình thường, các hệ sinh thái khác phải dựa vào quang hợp để tổng hợp năng lượng, nhưng vì không có ánh sáng trong hang nên vi khuẩn cần lấy năng lượng nhờ vào các phản ứng hóa học.
Bí ẩn triệu năm
Lý do tại sao các loài vật này lại chui được vào hang ngay từ đầu, để rồi bị cách ly khỏi thế giới? Đó là câu hỏi chưa có đáp án.
“Số vi khuẩn tại đây đã tồn tại hơn 5 triệu năm, nhưng lũ côn trùng thì sao. Tại sao lại bị nhốt ở đó,” – J. Colin Murrell, nhà vi sinh vật học từ ĐH Đông Anglia chia sẻ. “Có thể chúng rơi vào đó rồi tình cờ bị nhốt lại khi đá vôi rơi xuống phủ kín miệng hang.”
Murrell cho biết vẫn còn rất nhiều bí ẩn khác đang ẩn sâu bên trong hang Movile. Dù đã được khai quật hơn 30 năm qua, các nhà khoa học vẫn còn rất nhiều thứ cần phải tìm kiếm. Và cũng có thể cái hang sẽ cung cấp câu trả lời cho bí ẩn về sự tiến hóa của sinh vật thế giới hiện nay cũng nên.
Tham khảo: BBC, IFL Science
Theo Helino
Siêu máy tính có thể tạo ra hàng triệu vũ trụ ảo
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona với siêu máy tính của mình có thể tạo ra hàng triệu vũ trụ mini để phục vụ nghiên cứu. Nó có thể cung cấp nhiều câu trả lời về sự tiến hóa của các thiên hà.
Siêu máy tính Ocelote của trường Đại học Arizona được xem như một công cụ có thể tạo ra hàng triệu vũ trụ mini để xem chúng phù hợp với vũ trụ thực sự như thế nào.
Các nhà khoa học vừa tìm cách tạo ra hàng triệu vũ trụ ảo để phục vụ nghiên cứu.
Thay vì cố gắng miêu tả mọi sắc thái của toàn vũ trụ (ngay cả một thiên hà được mô hình hóa hoàn toàn sẽ đòi hỏi quá nhiều sức mạnh tính toán), nhóm nghiên cứu đã nghĩ ra một hệ thống có sức mạnh vừa đủ để mở rộng từ siêu tân tinh thành một "khối lớn" của không gian quan sát được.
Mỗi vũ trụ ảo có một bộ quy tắc khác nhau và chủ yếu là xem các mô phỏng nào xếp hàng gần nhất với dữ liệu thực. Việc "sản xuất" khoảng 8 triệu vũ trụ mô phỏng thậm chí chỉ mất khoảng ba tuần.
Cách tiếp cận không chỉ giúp hiểu được các thiên hà phát triển như thế nào, mà còn thách thức các lý thuyết hiện có. Để bắt đầu, các thiên hà có thể tạo ra các ngôi sao lâu hơn đáng kể so với suy nghĩ trước đây.
Sự hình thành sao đáng lẽ đã kết thúc từ lâu dưới các mô hình hiện có và vật chất tối có thể không quá thù địch với sự hình thành đó trong thời kỳ đầu của vũ trụ.
Minh Long
Theo Engadget
Sự tiến hóa của ĐTDĐ: Từ 'cục gạch' 1kg đến điện thoại thông minh Từ thiết bị di động nặng 1kg đến điện thoại thông minh ngày nay là cả bước tiến dài của công nghệ thế giới. Cùng xem lại các mẫu điện thoại di động khác nhau trong những thập kỷ qua. Carol Ann Bowler ở Cambridge sử dụng điện thoại vô tuyến thu nhỏ bên trong một chiếc ô tô, tháng 11/1965, với máy...