Cách nhận biết tiêu chảy do vi khuẩn và biện pháp điều trị
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao cùng mưa bão… là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Với điều kiện môi trường như vậy, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến số ca bị tiêu chảy cấp tăng. Cần lưu ý sử dụng thuố.c điều trị vì nếu dùng sai sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn
Có 2 nguyên nhân thường gặp dẫn đến tiêu chảy cấp do vi khuẩn là nhiễm vi khuẩn Salmonella và phẩy khuẩn tả.
Nhiễm Salmonella: Là nguyên nhân thường gặp trong tiêu chảy cấp do ngộ độc thức ăn. Biểu hiện của bệnh có thể bắt đầu từ sau 8 – 72 nhiễm vi khuẩn, với các triệu chứng:
Đau bụng dữ dội vùng thượng vị và quanh rốn, có thể đau lan tỏa khắp bụng.
Buồn nôn và nôn nhiều lần.
Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có mùi hôi thối rất khó chịu. Phân lẫn nhiều nước, có thể có lẫn thức ăn chưa tiêu.
Sốt từ 38 độ C – 40 độ C kèm theo rét run, nhức đầu mệt mỏi, khát nước, môi khô, mắt trũng…
Biện pháp điều trị chủ yếu bổ sung nước và điện giải; hạ sốt nếu có sốt cao; dùng thuố.c a.n thầ.n nếu tinh thần bị ảnh hưởng và mất ngủ. Có thể cân nhắc khi sử dụng kháng sinh.
Nhiễm khuẩn Salmonella.
Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả: Là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng bùng phát thành dịch lớn, đặc biệt là ở những vùng có môi trường vệ sinh kém hoặc thói quen ăn uống tái sống, thực phẩm lên men… Khi nhiễm phẩy khuẩn, thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài giờ cho đến 5 ngày. Sau đó phát bệnh với các biểu hiện:
Thời kỳ khởi phát: Sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.
Thời kỳ toàn phát: Tiêu chảy liên tục với khối lượng lớn. Phân toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không thấy có nhầy má.u. Nôn mửa dễ dàng, lúc đầu nôn ra thức ăn, lúc sau nôn toàn nước. Thường không bị sốt, ít khi đau bụng.
Tình trạng nguy hiểm nhất đối với bệnh tả là mất nước và điện giải gây mệt lả, chuột rút… Bệnh tả ở người thường diễn biến từ 1 – 3 ngày nếu được bù đủ nước và điều trị kháng sinh phù hợp.
Nếu điều trị không kịp thời có thể dẫn đến mất nước và điện giải nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.
Những khác biệt khi sử dụng thuố.c điều trị tiêu chảy cấp do vi khuẩn
Các thuố.c trị tiêu chảy có rất nhiều loại, tuy nhiên khi sử dụng thuố.c, bệnh nhân cần hiểu rõ về các tác dụng cũng như cách sử dụng để mang lại hiệu quả.
Trong đó biện pháp điều trị chung cho tất cả các trường hợp bị tiêu chảy cấp do vi khuẩn là bù nước và điện giải đầy đủ. Bởi tất cả các trường hợp tiêu chảy cấp đều gây mất nước và điện giải. Mặc dù không điều trị được nguyên nhân nhưng đây là biện pháp căn bản để tránh được các rối loạn do mất nước và điện giải gây ra.
Thuố.c thường dùng là oresol với nhiều hàm lượng khác nhau. Khi pha thuố.c phải chú ý đúng tỷ lệ được hướng dẫn. Nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải…
Nên uống dung dịch này liên tục trong ngày cho đến khi không còn tiêu chảy.
Điều trị tiêu chảy cấp do Salmonella
Ngoài việc bổ sung nước và điện giải, thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho bệnh nhân. Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh các sản phẩm từ sữa. Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm độc.
Video đang HOT
Hầu hết các trường hợp có cơ địa khỏe mạnh đều có thể phục hồi trong vòng từ vài ngày đến một tuần mà không cần điều trị phức tạp. Trong các trường hợp nặng hoặc đ.e dọ.a tính mạng, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh đặc hiệu diệt vi khuẩn Salmonella.
Cách xử trí đúng khi bị tiêu chảy do Salmonella như sau:
- Bổ sung nước và điện giải: Tập trung vào việc bổ sung nước và chất điện giải bị mất. Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng và nôn nhiều, nên đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu để được truyền dịch trực tiếp vào tĩnh mạch.
- Sử dụng thuố.c: Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kèm một số loại thuố.c sau:
Thuố.c kháng sinh: Sử dụng để tiê.u diệ.t vi khuẩn nếu nghi ngờ Salmonella đã xâm nhập vào má.u gây nhiễ.m trùn.g hoặc làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Thuố.c hạ sốt: Trường hợp có sốt cao, có thể sử dụng paracetamol. Khi sốt giảm sẽ giảm bớt khó chịu và ăn uống sẽ tốt hơn.
Bổ sung kẽm: Kẽm có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhẹ độ trầm trọng của đợt tiêu chảy, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Liều lượng bổ sung tùy thuộc độ tuổ.i: 10mg/ngày ở trẻ dưới 6 tháng tuổ.i; 20mg/ngày ở trẻ lớn hơn. Nên bổ sung kẽm trong vòng 10 – 14 ngày, nhằm cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng của trẻ.
Bổ sung vitamin A sau mỗi đợt tiêu chảy để ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin A gây tổn thương giác mạc.
Thuố.c không nên dùng:
Không dùng thuố.c làm giảm nhu động ruột loperamid, diphenoxynat. Thuố.c có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột nên nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn. Từ đó làm tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột vì thế làm tăng độ đặc của phân.
Tuy nhiên, nhóm thuố.c này không dùng thuố.c trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, vì có thể khiến tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn và thời gian tiêu chảy kéo dài.
Điều trị tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả
Đây là bệnh lây lan thành dịch rất nhanh, do đó khi có người mắc bệnh, cần cách ly bệnh nhân nhiễm phẩy khuẩn tả. Điều trị tích cực bằng bổ sung nước và điện giải nhanh chóng, đầy đủ. Cần sử dụng thuố.c kháng sinh để diệt vi khuẩn sớm.
Phẩy khuẩn tả.
Điều trị bệnh tả cụ thể:
- Bổ sung nước và điện giải: Sử dụng đường uống cho trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu chưa mất nhiều nước và giai đoạn hồi phục. Các loại dung dịch bù nước đường uống là oresol hoặc hydrite. Cho bệnh nhân uống theo nhu cầu, nếu bệnh nhân nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.
Trường hợp bệnh nặng, nôn nhiều ở giai đoạn toàn phát cần bổ sung nước và điện giải qua đường truyền tĩnh mạch. Lượng dịch cần bù được tính toán tương đương với lượng dịch mất đi. Các loại dịch truyền thường sử dụng như natri clorid 0.9% hoặc dung dịch ringer lactat… Ngoài ra cần bổ sung thêm kali clorid.
- Điều trị kháng sinh: Nhóm fluoroquinolon như ciprofloxacin, norfloxacin hoặc ofloxacin được ưu tiên sử dụng. Lưu ý kháng sinh nhóm này không dùng cho tr.ẻ e.m dưới 12 tuổ.i, phụ nữ có thai và cho con bú, thận trọng khi dùng với trẻ từ 12 – 18 tuổ.i.
Azithromycin có thể chỉ định dùng được cho tr.ẻ e.m dưới 12 tuổ.i, phụ nữ có thai và cho con bú.
Cloramphenicol có thể chỉ định cho tr.ẻ e.m. Nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng.
Nếu không có sẵn các thuố.c trên, có thể dùng erythromycin hoặc doxycyclin.
Nhìn chung sử dụng kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuố.c, liều lượng, thời gian sử dụng cho mỗi bệnh nhân.
Các thuố.c không dùng: Không sử dụng các thuố.c làm giảm nhu động ruột để cầm tiêu chảy như: Morphin, opizoic, atropin, loperamide…
Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn
Cần giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.
Bảo quản tốt thức ăn và vệ sinh sạch sẽ trong và sau khi chế biến thức ăn.
Đảm bảo việc thực hiện ăn chín, uống sôi. Không nên ăn các loại hải sản tươi sống, gỏi, tiết canh… vì nguồn bệnh tả có thể tồn tại từ những nguồn thực phẩm này.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh.
Quản lý tốt chất thải sinh hoạt ra môi trường, đặc biệt là chất thải của con người không để phát tán ra môi trường.
Sử dụng vaccine tả đường uống trong những vùng có nguy cơ dịch tả cao theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng.
Bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ
Sau mưa lũ, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến các bệnh hay gặp như: tiêu chảy, thương hàn, lỵ...
Vậy cách nhận biết căn bệnh này thế nào, phòng ra sao?
3 bệnh đường tiêu hóa dễ phát sinh mùa mưa lũ
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý khi có số lần đi tiêu trên 3 lần, phân lỏng toàn nước, có màu vàng, nâu hoặc trắng đục. Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân chính dẫn tới tiêu chảy cấp trong mùa mưa lũ là do: Vệ sinh kém, thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc tại những nơi xảy ra mưa lũ nguồn nước dễ bị nhiễm vi khuẩn tả, vi khuẩn Salmonella, Shigella, lỵ Amip, vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn đường ruột khác.
Bệnh tiêu chảy cấp có triệu chứng điển hình như đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả phân toàn nước đục như nước vo gạo); nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút.
Biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như:
Với bệnh nhẹ, người bệnh khát nước, môi khô, da khô, nhăn nheo.
Nếu nặng hơn, biểu hiện mặt hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu tiện ít hoặc không có nước tiểu, chân tay lạnh... nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến t.ử von.g.
Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.
Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp cần theo dõi, chăm sóc tốt cho người bệnh, phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước nặng, nhanh chóng chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Thương hàn
Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây nên. Có hai đường chính lây nhiễm bệnh gồm: ăn thực phẩm, uống nước bị ô nhiễm, không được nấu sôi, nấu chín; tiếp xúc bệnh nhân, người mang trùng qua chất thải, tay chân, đồ dùng.
Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, hay tiếp xúc với chất thải, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổ.i nào đang sinh sống và làm việc tại những nơi có điều kiện sống bất lợi như nguồn nước bị ô nhiễm, chất thải không được xử lý.
Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 - 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Sau đó bệnh khởi phát rất đột ngột. Trong trường hợp nhẹ, bệnh thương hàn thường không có triệu chứng. Trong trường hợp nặng, bệnh gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy,... Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây t.ử von.g, loét thanh mạc và thủng ruột dẫn đến chả.y má.u.
Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Bệnh lỵ
Bệnh lỵ thường có diễn biến lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng phức tạp, thậm chí là t.ử von.g.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lỵ trong đó có 3 yếu tố chính:
Ô nhiễm nguồn nước: thời tiết bất thường vào mùa hè, nắng nóng gay gắt, cùng với mưa bão lớn khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Các loại sinh vật từ đất, bụi, rác thải hòa vào dòng nước, tràn ra nhiều nơi. Nước bẩn mang theo hàng tỷ trực khuẩn Shigella "trộn" vào các bể nước ăn, bể tắm, nhà cửa, khu vực công cộng... gây bệnh cho con người.
Tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Shigella: nếu không sát khuẩn tay với xà phòng sau khi thay tã lót cho em bé bị nhiễm khuẩn Shigella, người chăm sóc bé có thể bị nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn.
Ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn: bệnh có thể lấy truyền thông qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn, qua chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc do khu chế biến thực phẩm ở gần nơi chứa nước thải bị ô nhiễm...
Bệnh thường dễ lây lan nhất ở những khu vực đông người như các trường mầm non, trường tiểu học và các nơi giữ trẻ tư nhân không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, nếu trong gia đình có trẻ bị lỵ những người thân đều có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh lỵ có diễn biến bệnh nhanh và xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 3 ngày sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể. Ở một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện lâu hơn, thậm chí không có dấu hiệu của bệnh lý.
Thông thường, người bệnh lỵ có những dấu hiệu rất dễ nhận biết như:
Sốt với nhiệt độ dao động từ 37,5 đến 39 độ C;
Đau co thắt theo từng cơn ở vùng bụng;
Tiêu chảy nhiều nước;
Buồn nôn hoặc nôn mửa;
Đau cơ, mỏi cơ;
Có má.u hoặc chất nhầy trong phân.
Một số trường hợp không có triệu chứng sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể, nhưng phân của họ vẫn có thể là nguồn lây cho đến vài tuần sau.
Phòng bệnh tiêu hóa mùa mưa lũ
Thường xuyên vệ sinh nhà bếp và vật dụng làm bếp để phòng bệnh.
Để phòng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hiệu quả, người dân cần thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn đồ sống, không dùng tay bốc thức ăn. Việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm hoặc sau khi đi vệ sinh là rất cần thiết.
Lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Trong quá trình chế biến thực phẩm cần phải có đồ chuyên dụng, có dao thớt riêng cho thức ăn sống và thức ăn chín để tránh nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm đã được chế biến.
Thường xuyên vệ sinh nhà bếp và vật dụng làm bếp, sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm và nấu ăn.
Thực phẩm đã được chế biến nên ăn ngay, nếu phải để lâu cần bảo quản lạnh để hạn chế sự phát triển nhân lên của vi khuẩn; thức ăn phải đậy kín tránh để côn trùng và động vật gặm nhấm xâm hại.
Trong vùng mưa lũ, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chô.n xá.c súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Bùng phát bệnh do nhiễm khuẩn Listeria ở Mỹ, 8 trường hợp đã t.ử von.g Listeria là một loại vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt như máy thái thịt và thực phẩm, gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc gây bệnh ở nhiều mức độ liên quan tới hệ tiêu hóa hoặc thần kinh. Vi khuẩn Listeria. (Ảnh: Reuters) Ngày 28/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo đã...