Cách một biên tập viên báo mạng siêu đẳng ‘câu’ view
Xen kẽ những nội dung rẻ tiền, câu lợi nhuận vào chung với những bài viết chất lượng, sâu sắc là cách các tòa báo kiếm tiền.
Nội dung nổi bật:
Neetzan Zimmerman, biên tập viên báo tin tức và giải trí Gawker, New York, Mỹ là “cỗ máy” kiếm ra hàng chục triệu view cho trang báo. Nhưng có phải anh ta làm việc như một “cỗ máy” thật?
- Xúc cảm thật nhất của con người là động cơ thúc đẩy họ nhấn vào một link nào đó trên mạng.
- Biên tập viên tìm ra bài “hit” bằng kỹ năng “vài giây”: trong đầu luôn biết cái gì đang “hot”, đánh giá bài sau vài giây lướt qua, giật tít phù hợp sau vài giây tiếp theo.
- Máy móc, dù có chứa được bao nhiêu dữ liệu nhưng cũng không thể chiến thắng nổi khả năng phán đoán cảm xúc của con người.
Biên tập viên Zimmerman năm nay 32 tuổi, làm việc tại Gawker từ năm 2012 và không thích bị gọi là cỗ máy khi được miêu tả về cách làm việc. Từ “cỗ máy” mang hàm ý lạnh lùng, vô cảm, trong khi bản thân anh tin rằng: nhờ nhạy cảm, anh mới thành công là đằng khác. Khác với máy móc, anh nắm rõ như lòng bàn tay những loại cảm xúc có khả năng xui khiến con người nhấn vào một dòng link nào đó trên mạng.
Zimmerman phụ trách đăng tải những nội dung “lan tỏa” như phim, ảnh, tin tức giật gân sao cho độc giả không thể không chia sẻ cho tất cả những người họ quen, như “Mẹ bị phạt 140 USD vì không cắt bao quy đầu cho con” (“Mom Fined $140 Every Day Until She Circumcises Her Child”) hay “Một người da đen bị bắt quả tang ‘quấy rối’ hàng chục lần khi làm việc” (“Black Man Arrested Dozens of Times for ‘Trespassing’ While At Work.”).
Các bài Zimmerman đăng tải mang lại 30 triệu lượt xem cho Gawker mỗi tháng, có thể nói anh hiện đang là blogger nổi tiếng nhất.
Zimmerman kiếm “view” nhiều đến nỗi người ta cho rằng anh chỉ là một cỗ máy tự động đơn thuần đăng tải hay tập hợp lại những mẩu tin giật gân đã có sẵn chứ không đóng góp sản phẩm nào nguyên gốc cho nghề báo. Nhận định ấy đã bỏ quên mất kỹ năng của Zimmerman.
Mỗi ngày anh chỉ đăng khoảng chục bài nhưng hầu như bài nào cũng trở thành bài “hit” (một thành công đáng kinh ngạc!). Nhiều người làm báo mạng đã lâu mà vẫn loay hoay không dự đoán được bài nào sẽ gây chấn động và bài nào chỉ lèo tèo vài người xem. Zimmerman dường như biết cách giải đáp bí mật ấy.
Biên tập viên Zimmerman năm nay 32 tuổi, làm việc tại Gawker
Vài giây cảm nhận, ra ngay bài hút ‘view’
Bí mật của anh là mối liên kết sâu sắc với xúc cảm căn bản, nguyên sơ của khán giả. Thông thường, chỉ mất vài giây nhìn vào một mẩu tin, Zimmerman cảm nhận được ngay liệu nó có thể trở thành một câu chuyện ăn khách hay không.
Zimmerman ngồi vào bàn máy tính vào khoảng 7h30 mỗi sáng, lướt qua tin mới tập hợp từ hơn 1000 liên kết mà anh cho là đủ nổi bật. Anh cuộn chuột thật nhanh, mỗi tin chỉ dành ra vài tích tắc. Zimmerman nhìn vào chủ đề và cảm xúc bối cảnh chính gợi ra: câu chuyện này dễ thương, thái quá, cảm động, vui nhộn hay gây giận dữ? Anh nhìn qua các “số liệu” như lượng like Facebook, lượng đề cập trên Twitter, đây thường là dấu hiệu nhận biết một bài viết tiềm năng.
Vì cần rà soát lưu lượng liên tục để tìm ra lý do tại sao một số bài viết hiệu quả còn số khác thì không, Zimmerman còn giữ trong đầu một danh sách về những chủ đề đang nóng. Zimmerman nói: “Có thể bây giờ người ta không hứng thú đọc bài về mèo mà lại thích con lười chẳng hạn. Thế nên tôi đặt ra nguyên tắc: “Dẹp mèo, dùng lười. Tập trung hết vào tin tức liên quan đến con lười vì đó sẽ là bữa cơm của ta.”
Toàn bộ quá trình diễn ra chớp nhoáng: Sau 15 giây, biết mẩu tin đó có hiệu quả hay không, vài giây sau đó, nghĩ ra luôn được tiêu đề phù hợp. Zimmerman nói: “Tôi tự đặt mình vào một hệ thống sao cho ngay khi nhìn thấy một mẩu tin gì đó liền lập tức suy nghĩ xem liệu nó sẽ hiệu quả đến đâu”. Thật vậy, Zimmerman nói bây giờ anh ta còn không phân biệt nổi tin nào mình thấy thú vị và tin nào sẽ nổi tiếng: “Cái gì không đáng để đăng thì tôi không thấy thú vị nữa”.
Khi nói về video, ảnh giật gân mà độc giả hay chia sẻ trên mạng, Zimmerman tỏ ra rất hào hứng: “Đối với tôi, làm việc với những thứ này cũng giống như làm việc với bản năng của con người. Đó là những thứ họ thực sự muốn quan tâm chứ không phải giả vờ quan tâm như khi đi tiệc cocktail”.
Video đang HOT
Vai trò của “người tạo view” trong tòa báo
Biểu đồ lưu lượng của Gawker rất đáng kinh ngạc. Tháng nào tốt, cây viết nổi tiếng thứ hai của báo tạo lại ra được khoảng 5 triệu lượt xem, một con số đáng gờm! Nhưng số view Zimmerman tạo ra còn cao gấp nhiều lần như thế, và thường là cao hơn tất cả những người khác gộp lại.
Việc Zimmerman chiếm ưu thế cũng nằm trong chiến lược của Gawker. Nhờ việc một mình thu hút được hàng chục triệu lượt xem, anh đã “gánh bớt” giúp những người còn lại một cách hiệu quả, từ đó họ có thể thảnh thơi hơn khi thực hiện những bản tin cần đào sâu và nhiều kinh nghiệm.
Mô hình này chẳng phải lạ lẫm gì trong ngành: xen kẽ những nội dung rẻ tiền, câu lợi nhuận vào chung với những bài viết chất lượng, sâu sắc; đó là cách các tòa báo kiếm tiền trong hàng thập kỷ. Giờ đây nó đã trở thành mô hình chuẩn mực của báo mạng, được các tờ báo như Gawker, BuzzFee, Huffington Post,… áp dụng.
Cuộc chiến con người và máy móc
Điều thú vị nhất về Zimmerman là cách anh dung hợp tư duy và máy móc. Chúng ta đang sống trong thời đại của những cuộc chiến bất tận giữa người lao động và công nghệ, trong đó máy móc đang có nguy cơ chi phối toàn bộ công việc của chúng ta.
Thành công của Zimmerman khiến người ta nghĩ tới một cách phản kháng lại máy móc: Dù công việc không thể tách rời mạng Internet, nhưng anh vẫn tìm ra được kẽ hở chỉ có thể lấp đầy bằng trực giác con người giữa một môi trường toàn máy móc chi phối. Bài học này không chỉ áp dụng cho ngành báo, bất cứ ai đang bị chi phối bởi máy tính có tồn tại được hay không phụ thuộc vào những hiểu biết thông thạo về con người – đồng loại của mình.
Hẳn một biên tập viên siêu đẳng như vậy cũng phải có điểm yếu? Liệu một cỗ máy thông minh, ví dụ như Facebook – xây dựng từ mạng xã hội khổng lồ, nắm giữ bí mật kho dữ liệu về sở thích đọc tin của con người – có khả năng đánh bại anh ta không?
Zimmerman cho rằng không. Đúng là máy móc chứa được nhiều dữ liệu nhưng chúng sẽ không thể nào nắm bắt được thay đổi trong sở thích con người tinh tế và nhanh nhạy như anh. “Tôi theo dõi liên tục một cốt truyện lớn trên mạng như trong nhà hát vậy. Ví dụ như chủ đề về mèo, mỗi con mèo sẽ có lúc tỏa sáng riêng của nó. Bây giờ, mèo cau có Grumpy không ăn khách, thì mèo không răng Lil Bub sẽ thế chỗ.” Zimmerman không theo dõi những thứ này bằng máy tính hay hệ thống mà chỉ bằng cảm giác thay đổi ngày qua ngày.
Nỗi lo thật sự của anh không phải là máy móc mà là con người, nhất là những ai làm marketing. Trong vài năm trở lại đây, tin tức lan tỏa đã trở thành “cần câu” của các nhà quảng cáo, kẻ hay chơi khăm, người làm chính trị và dân buôn bán. Nếu có thể, Zimmerman cũng cố gắng lưu ý xem mẩu tin nọ có khả nghi hay ẩn chứa động cơ kín đáo nào không. Giả sử có, nếu anh công nhận sự thật ấy thì có khác nào giết chết sự lan tỏa và giảm bớt lưu lượng. Zimmerma nói: “Một khi văn hóa mạng tự ăn thịt chính mình, liệu tôi còn có thể tiếp tục công việc nữa không? Nếu công nhận sự thật mà vẫn không thể tạo ra lưu lượng, tôi sẽ mất lợi thế và phải tìm công việc khác để làm”.
Theo Trí Thức Trẻ/WSJ
"Như chưa hề có cuộc chia ly": bị khủng bố và đe dọa
Đã có những dấu hiệu khủng bố và đe dọa xung quanh chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" khi trận chiến xung đột giữa MC Thu Uyên và Luật sư Trần Đình Triển bắt đầu trên facebook tuần qua. Nhà Báo & Công Luận cung cấp cho bạn đọc những thông tin nóng và mới nhất từ vụ việc hy hữu này...
Ông Lê Cao Tâm tại buổi sáng gặp phóng viên Nhà Báo & Công Luận (Ảnh: Đông Dương)
Nhân vật thứ ba xuất hiện...
Sau một thời gian dài im hợi lặng tiếng trước "cuộc chiến sinh tử" giữa tiến sỹ Luật sư Trần Đình Triển và nhà báo Thu Uyên, ông Lê Cao Tâm người chủ thực sự của SGBS, đồng thời là người phụ trách đội tìm kiếm, và cũng là người trực tiếp tìm kiếm đoàn tụ lại trường hợp Bác Tấn với con nuôi Võ Văn Phước năm nào. Người đáng lý ra phải chịu trách nhiệm trước búa rìu dư luận trong thời gian qua, lại không có ai đả động đến. Bất thần xuất hiện, ông xin gặp phóng viên Nhà Báo & Công Luận để lên tiếng.
Nói về "cuộc chiến" của 2 người giữa một tiến sỹ luật sư "dày dạn kinh nghiệm" với môt nhà báo "liễu yếu đào tơ". Ông Tâm đã bộc trực đi thẳng vào vấn đề "Chỉ vì một mâu thuẩn nhỏ hay vì một quyền lợi của một cá nhân nào đó mà đan tâm, cố tình tìm cách phá hoại một chương trình truyền hình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có lợi cho xã hội. Loại người đó không phải chính nhân quân tử và điều đặc biệt hơn lại tập trung vùi giập bôi nhọ một người phụ nữ chân yếu tay mềm, hành xử theo cách đó không phải của kẻ trượng phu.
Trong thực tế, chị Thu Uyên hoàn toàn không chịu trách nhiệm về việc kết luận đúng sai của nhân vật và ngay thời điểm phát sóng hai trường hợp trên phát hiện ra vào thời điểm sau này. Làm sai là lẽ thường tình, chỉ những người không làm gì mới không sai và khi biết sai đã sửa đó là hành động cần phải được tha thứ và bảo vệ. Văn hóa của Cha ông ta từ thời "tiền sử" đã chỉ dạy rằng "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người quay lại".
Do non kém về kinh nghiệm trong giai đoạn đầu khi mới thành lập công ty, nên chúng tôi đã để xảy ra điều đáng tiếc trên nhưng khi phát hiện sai chúng tôi đã trực tiếp sửa sai bằng cách tự tổ chức tìm kiếm cho đoàn tụ lại ngoài chương trình. Người trong cuộc đã tha thứ và chấp nhận việc làm của chúng tôi.
Vậy nguyên cớ từ đâu, lại mang câu chuyện ra "chưởi bới" trên các diễn đàn báo lá cải và mạng xã hội. Mục đích ở đây, chẳng qua là để câu view và lợi dụng vụ việc để nổi tiếng, hành đồng này được xem là "theo đóm ăn tàn" thiếu suy nghĩ và bốc đồng của những người không hiểu biết. Tôi cũng khá bất ngờ, một tiến sỹ, luật sư dày dạn kinh nghiệm, miệng luôn nói là "Vì dân" lại hành động giống nhân vật "bà Tưng một thời xôn xao trên mang xã hội.
Hoặc là do hạn chế về trình độ kiến thức hoặc đã bị các "thế lực trong bóng tối" nào đó giật dây. Ông ta tự biến mình thành con rối và tự làm mất uy tín của chính mình. Một chính nhân quân tử và là một luật sư có tầm, có tâm sẽ hành xử theo kiểu khác. Qua vụ việc này, tôi đang nghi ngờ tấm bằng tiến sỹ luật của ông Triển.
Những tin nhắn mang nội dung đe dọa trên máy điện thoại do ông Lê Cao Tâm cung cấp (Ảnh: Huỳnh Nghĩa)
Vậy thưa ông tại sao lâu nay ông không lên tiếng?
Tôi đã nói rồi, tin tức tài liệu toàn đăng trên các báo lá cải và trên Facebook nhằm để câu view là chính và tôi biết chính xác tài liệu đó như thế nào. Tại sao tôi phải lên tiếng? với những trường hợp như thế này cách tốt nhất là im lặng để nhìn xem trình độ nhảy múa của họ như thế nào. Cách chơi trên là của kẻ tiểu nhân, cần gì phải đối đầu. Nói chán rồi nó cũng hết chuyện để nói. Mà chắc chắn họ đang cảm thấy xấu hổ.
Nguyên do tại sao hôm này tôi lên tiếng, không phải tôi lên tiếng để bảo vệ chị Thu Uyên hay đả kích tiến sỹ luật sư Trần Đình Triển, nhưng vì mấy ngày vừa qua có một số người điện thoại và tin nhắn đến tôi với nội dung "vừa mua chuộc vừa đe dọa" nên tôi phải lên tiếng, để công luận thấy mục đích của những người trong cuộc như thế nào.
Thưa ông, ông có thể tiết lộ nội dung các cuộc điện thoại và tin nhắn không?
-Tại sao không? Tin nhắn thứ 1 từ số máy 091444xxxx đến máy tôi với nội dung sau "Em trai gửi cho anh xin hợp đồng công ty Truyền thông SGBS với VTV, báo cáo tài chính công ty, mức lương của Thu Uyên tại công ty, danh sách và số tiền nhà tài trợ". Tin nhắn này được nhắn vào lúc 20 giờ 31 phút ngày 27/11/2013.
Sáng hôm sau, mở máy thấy tin nhắn với nội dung trên, vì muốn biết ông Triển muốn gì từ tôi, tôi đã "à ơi" trả lời rằng "Đang lấy khi nào có sẽ đưa". Tiếp theo đó, vào khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, có một người nói giọng Bắc điện thoại từ số máy 093214xxxx đến máy tôi, đề nghị tôi bán thông tin của Cty SGBS và chương trình NCHCCCL và yêu cầu tôi ra giá.
Khi nghe vậy, vì là người từng làm việc hơn 20 năm trong ngành phản gián, tự dưng tôi nổi máu nghề nghiệp nên quyết định "chơi trò chơi nghiệp vụ" với người này "Tôi trả lời rằng, tôi có cô vợ nhỏ đang đi thuê nhà, anh cho em căn chung cư cao cấp được không". Người này nói "để anh bàn bạc lại, rồi sẽ điện thoại cho em".
Sau đó khoảng 30 phút, người này vẫn sử dụng số máy trên, gọi tôi liên tục nhưng tôi không trả lời, vì tôi có chủ ý không trả lời máy "y sẽ nhắn tin" để lấy chứng cứ.
Đúng như phán đoán của tôi, vào lúc 11g 59 phút số máy này đã nhắn tin lại như sau: "Như đã chao (trao) đổi với em, bọn anh đã đồng ý, mứt (mức) giá mua thông tin về SGBS và NCHCCCL với giá 50,000 USD. Huy (hy) vọng vợ con em sẽ hạnh phúc".
Tôi trả lời "các ông mang vợ con tôi ra dọa tôi đấy à", sau đó y nhắn lại xin lỗi "đừng hiểu lầm bọn anh. Tiền chuyển vào đâu? Hoặc là anh chuyển bằng cách nào?". Tôi im lặng đến chiều tối, thì vào lúc 18:36 ngày 28/11/2013, tôi nhận được tin nhắn từ máy trên, với nội dung sau "Sao rồi em? Sao không thấy thông tin gì từ em hết? để tin nhau bọn anh tạm thời cho người quản lý vợ con em. Nếu em tiếp tục bảo vệ Thu Uyên bọn anh không đảm bảo việc đi đứng của vợ con em được an toàn trên đường phố"
Khủng bố đe dọa vào gia đình vợ con ông Lê Cao Tâm (Ảnh: Huỳnh Nghĩa)
Ông có ý kiến gì về nội dung các cuộc điện thoại và tin nhắn trên?
-Miễn bàn, để dư luận tự suy nghĩ và đánh giá mục đích của những người phá chương trình NCHCCCL và đoán họ là ai?.
Riêng tôi, không tài giỏi nhưng có đủ bản lĩnh để đối đầu với bất cứ thế lực nào muốn hại mình. Tôi được đào tạo để trở thành những người có kỹ năng biết cách "quay dây cho người khác nhảy" trong mọi tình huống.
Ông hãy cho biết, trong câu chuyện" ầm ỷ" mấy ngày qua, trách nhiệm của chị Thu Uyên trong việc cho đoàn tụ sai người là thế nào?
-Khán thính giả truyền hình chắc sẽ không biết việc, chương trình NCHCCCL... trên VTV1, phía đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm phát sóng trực tiếp. Công ty SGBS có trách nhiệm tìm kiếm, xác minh và quay phóng sự. Chị Thu Uyên được đài truyền hình Việt Nam cử ra dẫnchương trình này và hoàn toàn không có trách nhiệm trong việc điều tra xác minh các trường hợp lạc nhau.
Việc kết luận đúng, sai nhân vật chương trình thuộc về trách nhiệm của công ty SGBS, mà trách nhiệm chính là của đội tìm kiếm. Hai trường hợp cho đoàn tụ sai là trách nhiệm của chính cá nhân tôi trước công ty và dư luận chứ không phải chị Thu Uyên.
Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa sai bằng cách đã xác minh lại và đã cho đoàn tụ ở ngoài, đồng thời đang tiếp tục xác minh trường hợp thứ 2. Nhưng do khi đó công ty mới thành lập lãnh đạo và nhân viên còn non trẻ về nghiệp vụ, nên đã không lường trước được mọi việc như hôm nay.
Nhân tiện đây, với tư cách là chủ của công ty SGBS và người phụ trách đội tìm kiếm tôi gửi lời xin lỗi đến khán thính giả truyền hình và lãnh đạo đài VTV về sự yếu kém của chúng tôi trong những ngày đầu thành lập công ty và cũng mong muốn khán giả truyền hình nhìn nhận và đánh giá được những việc lớn mà công ty chúng tôi đã làm được trong suốt 6 năm qua, để rộng lượng bỏ qua những sai sót trước đây.
Ông cho biết, các tài liệu do tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển đưa ra công luận xuất phát từ đâu?
-Tất cả các tài liệu mà luật sư Triển có và post lên mạng xã hội trong thời gian vừa qua hoàn toàn giả mạo. Riêng bộ hồ sơ thật chỉ có hai bộ, một bộ gửi Bác Tấn gồm có một báo cáo xác minh và một thư xin lỗi viết bằng tay của tôi. Tuy nhiên, vừa qua do biết nhiều người muốn có tài liệu này để phá công ty chúng tôi, vợ bác Tấn đã chuyển lại cho tôi cất giữ. Một bộ lưu hiện đang nằm trong nhà tôi. Có nghĩa rằng, tất cả tài liệu thật của vụ tìm kiếm anh Võ Văn Phước hiện chỉ mình tôi lưu giữ, còn tài liệu phát tán trên mạng vừa qua là hoàn toàn giả mạo.
Để xác định thật giả hãy xem chữ ký của tôi, chữ ký của tôi lúc đó tôi lấy tên của vợ ghép với họ của tôi. Trong các văn bản được Post lên mạng vừa qua hoàn toàn là chứ ký mới của tôi sau này và tất cả đều là bản copy.
Tin nhắn thăm dò những bí mật của MC Thu Uyên (Ảnh: Huỳnh Nghĩa)
Ông có thể giải thích thêm để độc giả hiểu sâu hơn được không?
-Tất cả mọi việc đều xuất phát từ vụ điều tra thầy Thủy, nhà ngoài cảm tán tận lương tâm lấy xương động vật để giả hài cốt liệt sỹ, một hành động xúc phạm đến anh linh các anh hùng liệt sỹ của dân tộc. Tội ác này không thể tha thứ.
Chị Thu Uyên và ê kíp chương trình "Trở về từ ký ức" đã phải điều tra ròng rã suốt nhiều năm trời và đã gặp nhiều thế lực đen tối ngăn cản, đe dọa, mua chuộc nhưng cuối cùng cả ê kíp đã cương quyết đưa vụ việc ra được trước ánh sáng công luận.
Vì vụ này đã đúng chạm đến quyền lợi, uy tín của một số cá nhân. Sau khi chương trình phát sóng, chúng tôi xác định sẽ có nhiều "thế lực thù địch" tìm kẻ hở công ty chúng tôi để triệt phá trả thù.
Với kinh nghiệm cá nhân, Tôi đã đoán trước được mọi việc và đã chủ động trong phòng ngừa. Tuy nhiên, đã không lường trước được sự trả thù đê hèn lại tập trung vào hai vụ này. Tôi khẳng định một lần nữa các tài liệu trên các báo lá cải đưa ra thời gian vừa qua là hoàn toàn giả mạo và không đúng sự thật như nhiều người lầm tưởng.
Với kiến thức về luật của tôi, tôi có thể nói rằng chị Thu Uyên, có quyền khởi kiện tiến sỹ luật sư Trần Đình Triển trước tòa án với tội danh: Tội Vu khống, điều 122 của Bộ luật Hình sự.
Một lần nữa, tôi cũng không thể hiểu được nguyên nhân, động cơ vì sao một tiến sỹ luật sư dày dạn kinh nghiệm lại đi bảo về cho những loại người tán tận lương tâm này.
Qua cuộc phỏng vấn tôi xin thay mặt toàn nhân viên cty SGBS chân thành cảm ơn nhưng người có thiện chí đã tin
tưởng, đồng thời cảm ơn những người đã hại công ty chúng tôi với động cơ đê hèn, vì Đức Phật đã dạy "Hãy biết ơn những người hại Ta, vì họ đã tôi luyện tâm trí của Ta".
Cảm ơn ông đã tin cậy và tìm đến cộng tác với chúng tôi!
Theo Lao động
Việt Nam không có báo "lá cải" Sáng 21-11, ngày thứ ba của phiên chất vấn tiếp tục với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Trả lời câu hỏi của ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh) về báo "lá cải", Bộ trưởng nói: "Báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một phương tiện...