Cách làm mì cay thập cẩm chuẩn Hàn với hương vị đậm đà, hấp dẫn, ngon mê ly
Từ lâu, nền ẩm thực Hàn Quốc đã tạo được tiếng vang rất lớn trên khắp thế giới bởi hương vị cay nồng nhưng lại đầy hấp dẫn trong các món ăn.
Một trong số đó không thể bỏ qua món mì cay thập cẩm “thần thánh” rồi! Nhưng thật ra món nước ấy lại dễ thực hiện lắm đó nha! Nào cùng bắt tay vào bếp thôi nào!
Nguyên liệu làm Mì cay thập cẩm
Mì ramen 2 gói
Mì thủy tinh Hàn Quốc 120 gr
Bánh gạo 60 gr
Phô mai lát 32 gr (2 lát)
Kim chi 1 chén (chén ăn cơm)
Thịt heo xay 60 gr
Xúc xích 2 cây
Giăm bông 60 gr
Đậu phụ 60 gr (2 miếng)
Nấm kim châm 50 gr
Nước dùng gà 5 chén (chén ăn cơm)
Bột ớt 6 muỗng canh
Nước tương 3 muỗng canh
Nước mắm 2 muỗng canh
Rượu gạo 2 muỗng canh
Tương đậu nành 1 muỗng cà phê
Đậu tương lên men 2 muỗng canh
Hành boa rô 5 nhánh Tỏi 10 tép
Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ đường/ tiêu xay)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua đậu phụ tươi ngon
Thông thường, đậu phụ tươi ngon sẽ có màu trắng ngà, ngược lại nếu thấy đậu có màu quá vàng tức chứa rất nhiều thạch cao.Cầm lên cảm thấy nhẹ tay, sờ vào thấy mềm mịn nhưng có độ đàn hồi tốt, không dễ bị vỡ nát hay quá mềm nhũn.
Bạn nên hạn chế mua đậu phụ khi ngửi không nghe được hương thơm đặc trưng của đậu mà chỉ nghe được mùi hăng lạ thường tỏa ra, bởi đó là đậu đã hỏng không ăn được nữa.Ngoài ra, để bảo đảm sức khỏe hơn bạn cũng có thể tự tiến hành làm đậu phụ ngay tại nhà với công thức dễ dàng dưới đây của Điện máy XANH nha!
Cách chọn mua xúc xích, giăm bông ngon
Xúc xích, giăm bông ngon là loại có màu sắc tươi sáng, không bị thâm đen hay xuất hiện các vết lạ thường nào trên bề mặt.Dùng tay ấn vào thì cảm thấy bề mặt xúc xích, giăm bông có độ mềm, không quá cứng, đồng thời cũng không bị chảy nhớt.Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế mua xúc xích, giăm bông đã có dấu hiệu bị ẩm mốc. Ngoài ra, ngửi nghe được mùi hôi tanh lạ thường bởi đó là sản phẩm đã hỏng, không nên ăn nữa.
Cách chế biến Mì cay thập cẩm
1
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, giăm bông mua về bạn dùng dao cắt thành từng lát mỏng. Xúc xích, bánh gạo thì cắt khoanh xéo mỏng.
Với đậu phụ thì bạn nhẹ nhàng cắt thành các lát mỏng vừa ăn. Hành boa rô bỏ rễ, rửa sạch, để ráo, rồi cắt xéo mỏng. Tỏi bạn lột vỏ, băm nhuyễn.
Nấm kim châm bạn bỏ gốc, tách ra thành từng nhánh nhỏ, rồi rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch, để ráo.
Cuối cùng, mì thủy tinh Hàn Quốc bạn cho ra tô ngâm cùng 150ml nước ấm trong vòng 20 phút. Thấy mì mềm thì bạn chắt nước đi rồi để ráo.
2
Pha nước sốt
Bạn lấy chén rồi cho 6 muỗng canh bột ớt, 3 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh rượu gạo, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 4 muỗng canh nước, 1 muỗng cà phê tương đậu nành và 8 tép tỏi băm nhuyễn vào.
Dùng đũa khuấy đều để cho hỗn hợp nước sốt được hòa tan với nhau.
3
Xếp các nguyên liệu vào nồi
Chuẩn bị nguyên liệu xong, bạn lấy nồi rồi lần lượt xếp giăm bông, xúc xích, bánh gạo, đậu phụ, hành boa rô, 1 chén kim chi, thịt heo xay vo viên, 2 muỗng canh đậu tương lên men, toàn bộ phần mì thủy tinh Hàn Quốc đã ngâm, nấm kim châm, 5 chén nước dùng gà và 2 lát phô mai vào.
4
Nấu mì
Kế đến, bạn đặt nồi đó lên bếp, tiến hành nấu với lửa vừa khoảng 10 – 13 phút.
Thấy nước dùng sôi và tất cả nguyên liệu đã chín mềm, thì bạn cho 2 gói mì ramen vào, dùng vá nhấn nhẹ nhàng để mì được ngập trong nước, nấu thêm 2 – 3 phút rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp cho ra tô thưởng thức thôi nhé!
5
Thành phẩm
Mì cay thập cẩm với màu sắc bắt mắt đã lập tức thu hút mọi ánh nhìn của mọi người ngay từ giây phút đầu tiên.
Video đang HOT
Ăn đến đâu bạn sẽ cảm nhận đến đó nước dùng cay nồng nhưng lại đậm đà gia vị, quyện cùng mì dai dai, giăm bông, đậu phụ và xúc xích thơm ngon, chấm phá thêm chút nấm kim châm làm giảm ngấy tuyệt vời vô cùng!
3 cách nấu mì Tonkotsu Ramen đơn giản mà hấp dẫn khiến ai cũng phải thích
Nhắc đến món các món mì Ramen nổi tiếng của Nhật thì chắc chắn không thể nào bỏ qua mì Tonkotsu Ramen được. Đây là một món nước thơm ngon, cách làm khá đơn giản nhưng thành phẩm lại cực kì hấp dẫn khiến ai cũng phải thích mê. Vào bếp cùng để thực hiện món ăn này nhé!
1. Tonkotsu Ramen truyền thống
Nguyên liệu làm Tonkotsu Ramen truyền thống
Mì ramen 150 gr
Thịt heo 112 gr
Thịt ba rọi 400 gr (đã làm được làm chín sẵn)
Hành lá 3 nhánh
Nấm mèo 200 gr
Trứng gà 1 quả (đã luộc hồng đào)
Giá đỗ 100 gr
Nước hầm gà 480 ml
Nước dùng dashi 480 ml
Nước tương shoyu 3 muỗng canh
Sữa đậu nành không đường 480 ml
Tỏi băm 1/4 muỗng cà phê
Cách chọn nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt ba rọi ngon, chất lượng
Chọn mua những miếng thịt có màu đỏ nhạt hoặc hồng tươi, khi sờ vào thấy độ đàn hồi của thịt tốt.Để lựa được miếng thịt ngon, bạn nên chọn thịt có tỷ lệ phần mỡ và nạc cân bằng nhau, có mùi thơm đặc trưng của thịt.Tránh chọn mua thịt mềm nhũn và có dấu hiệu chảy nhớt hoặc có mùi hôi lạ thường.
Cách chọn mua trứng ngon, chất lượng
Chọn mua những quả trứng có vỏ màu nâu sẫm, đều màu, không xuất hiện vết nứt và không có đốm đen.Để biết trứng đó có còn tươi hay không thì bạn dùng tay sờ thử lên bề mặt vỏ trứng. Nếu bề mặt sần sùi, hơi nhám thì là trứng gà tươi, còn bề mặt láng mịn thì quả trứng đã để khá lâu rồi.Ngoài ra, khi mua bạn nên cầm quả trứng lên rồi lắc nhẹ. Nếu có tiếng động là trứng đã để lâu ngày ngược lại nếu không có tiếng động là trứng gà tươi.
Cách chế biến Tonkotsu Ramen truyền thống
1
Sơ chế nguyên liệu
Hành lá mua về, cắt bỏ gốc, rửa sạch với nước, để ráo rồi đem đi cắt nhỏ.
Nấm mèo bạn ngâm trong nước khoảng 30 phút cho nấm nở mềm rồi vớt ra, để ráo và cắt nhỏ.
Thịt ba rọi đã được làm chín sẵn thì khi mua về, bạn cắt thành các khoanh tròn vừa ăn rồi dùng đèn khò khò lại một lần nữa cho thịt được chín hoàn toàn.
Trứng gà sau khi luộc hồng đào, bạn bóc bỏ vỏ rồi cắt làm đôi.
2
Luộc và xay thịt
Cho 112gr thịt heo vào nồi rồi đổ nước cho ngập hết phần thịt. Sau đó, đem đi đun sôi từ 5 - 7 phút rồi vớt ra, để nguội và cắt miếng vừa ăn.
Kế đến, cho thịt vào máy xay sinh tố cùng 480ml nước hầm gà và xay nhuyễn.
3
Nấu nước dùng
Cho vào nồi hỗn hợp vừa mới xay nhuyễn ở trên cùng 480ml nước dùng dashi, 480ml sữa đậu nành không đường, rồi bắc lên bếp, vặn lửa vừa. Sau đó tiến hành đun sôi.
4
Chần các nguyên liệu
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 500ml nước lọc và đun sôi trên lửa vừa. Sau đó, cho giá đỗ vào chần sơ khoảng 1 - 2 phút rồi vớt ra, cho tiếp nấm mèo vào luộc từ 1 - 2 phút.
Sau cùng, vớt nấm mèo ra và cho mì vào chần sơ trong vòng 2 phút thì vớt ra, để nguội.
5
Hoàn thành
Cho vào tô 3 muỗng canh nước tương shoyu, 4 vá canh nước dùng, mì ramen đã luộc chín. Sau đó lần lượt xếp các giá đỗ, nấm mèo, hành lá, 1/4 muỗng cà phê tỏi băm, thịt ba rọi, trứng hồng đào lên trên cùng nữa là hoàn thành.
6
Thành phẩm
Tonkotsu Ramen truyền thống có một mùi thơm đặc trưng của sữa đậu nành và nước dashi. Sợi mì ramen dai dai ăn cùng với trứng hồng đào, thịt ba rọi, nấm mèo cực ngon. Thử liền bạn nhé!
2. Tonkotsu ramen với thịt xông khói
Nguyên liệu làm Tonkotsu ramen với thịt xông khói
Mì ý 200 gr
Thịt xông khói 300 gr
Nước dùng dashi 400 ml
Kem sữa whipping cream 200 ml
Sữa đậu nành 400 ml
Bắp non 1 quả
Hành lá 3 muỗng canh (cắt nhỏ)
Banking soda 1 muỗng canh
Mật ong 1 muỗng canh
Nước tương 5 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Muối 1 muỗng cà phê
Hạt nêm từ gà 1 muỗng canh
Cách chế biến Tonkotsu ramen với thịt xông khói
1
Làm thịt heo xá xíu (bacon chansu)
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo khoảng 2 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng, cho thịt heo vào chiên đến khi cháy xén cả hai mặt thì cho 3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh mật ong vào.
Bạn tiếp tục nấu thêm khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp và cho tất cả ra dĩa.
2
Nấu nước dùng
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 400ml nước dùng dashi, 400ml sữa đậu nành, 200ml kem sữa whipping cream, 1 muỗng canh hạt nêm từ gà, 2 muỗng canh nước tương rồi khuấy đều và đun sôi ở lửa vừa.
3
Chần mì
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 500ml nước lọc và đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh banking soda vào và chờ cho nước sôi bùng lên.
Sau đó, cho mì ý vào chần sơ trong vòng 2 phút rồi vớt ra.
4
Hoàn thành
Cho nước dùng và mì vào tô. Sau đó, cho thịt heo xá xíu, hành lá và 1 quả bắp non lên trên nữa là hoàn thành.
5
Thành phẩm
Tonkotsu ramen với thịt xông khói có mùi khá thơm và vị beo béo. Sợi mì dai dai, thịt heo xá xíu mềm và thấm gia vị, nước dùng được nấu rất vừa ăn. Món này mà ăn nóng là ngon nhất đấy!
3. Tonkotsu ramen với nước hầm xương
Nguyên liệu làm Tonkotsu ramen với nước hầm xương
Mì ramen 400 gr
Xương heo 2 kg
Chân gà 1 kg
Katsuobushi 20 gr (cá bào)
Niboshi 46 gr (cá khô)
Kombu 20 gr (tảo bẹ)
Nấm hương cắt đôi 100 gr
Nấm mèo 100 gr
Rượu whiskey 90 ml
Gừng cắt lát 15 gr
Hành tây 1 củ
Cà rốt 1 củ
Khoai tây 1 củ
Tỏi 3 tép
Hành lá 3 nhánh
Vỏ chanh 1 ít (đã được bào sẵn)
Nước tương shoyu 550 ml
Rượu mirin 110 ml
Rượu sake 110 ml
Bột cá 1 muỗng cà phê
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Tonkotsu ramen với nước hầm xương
1
Sơ chế nguyên liệu
Xương heo mua về bạn rửa sạch với nước rồi cho vào nồi, bắc lên bếp, luộc trong vòng 30 phút. Sau đó, bắc nồi xuống, vớt xương heo ra, rửa sạch lại với nước một lần nữa rồi để ráo.
Chân gà rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước một lần nữa và để ráo. Bạn nhớ cắt hết móng chân gà trước khi đem đi rửa sạch nhé!
Hành tây bạn bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt làm đôi. Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi lấy 2 nhánh đem đi cắt thành các khúc dài khoảng 1.5 ngón tay, nhánh còn lại bạn cắt nhỏ.
Cà rốt và khoai tây rửa cho thật sạch lớp đất bám bên ngoài rồi cắt thành khúc nhỏ vừa ăn. Tỏi cắt làm đôi.
Đem 10gr katsuobushi (cá bào) đi nghiền thành bột.
2
Hầm xương
Cho lần lượt xương heo, xương gà vào nồi áp suất. Sau đó, đổ nước vào ngập hết phần xương rồi đậy nắp nồi lại và hầm trong vòng 1 giờ.
Sau 1 giờ, bạn giở nắp nồi ra, dùng vá khuấy đều một lần rồi đậy nắp lại, tiếp tục hầm thêm 1 giờ nữa.
Hết 1 giờ tiếp theo, thì bạn giở nắp ra, cho vào nồi hành tây, hành lá, tỏi, khoai tây, cà rốt vào và hầm tiếp 1 giờ nữa.
3
Lọc, xay nhuyễn nước hầm xương
Cho vào nồi 14gr niboshi (cá khô), 5gr kombu (tảo bẹ), 700ml nước rồi bắc lên bếp, vặn lửa vừa, nấu trong vòng từ 10 - 15 phút.
Sau 3 giờ đồng hồ hầm xương, lúc này bạn giở nắp nồi ra và cho tất cả những gì có trong nồi qua một cái rây lọc và lọc lấy nước. Phần xác sau khi lọc xong bạn giữ lại và lựa phần thịt heo, hành tây cho lại vào nồi nước vừa mới lọc được.
Tiếp theo, dùng máy xay cầm tay xay nhuyễn hỗn hợp trong nồi. Kế đến, bắc nồi đó lên bếp, cho phần nước gồm niboshi và kombu vào nấu chung và nấu trong vòng 30 phút.
Hết 30 phút bạn nhấc nồi xuống bếp và cho hỗn hợp trong nồi qua rây lọc lọc lấy nước và bỏ đi phần xác. Sau đó, cho phần nước vừa lọc được vào tủ lạnh để qua đêm.
Khi nào bạn ăn thì lấy nước dùng này ra và hâm nóng lại trên bếp nhé!
4
Làm hỗn hợp nước tương
Cho vào nồi 550ml nước tương shoyu và 90ml rượu whiskey, 110ml rượu mirin, 110ml rượu sake, 32gr niboshi (cá khô), 15gr kombu (tảo bẹ), 10gr katsuobushi (cá bào), 100gr nấm mèo, 15gr gừng cắt lát, 3 tép tỏi cắt lát, 100gr nấm hương cắt đôi rồi tiến hành đun sôi hỗn hợp trên lửa vừa.
Sau khi nước trong nồi sôi, bạn tắt bếp, để nguội và để qua đêm. Tiếp đến, cho hỗn hợp trong nồi lọc qua rây để lấy phần nước tương.
5
Chần mì
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 400ml nước lọc rồi đun sôi. Khi nước sôi, cho mì vào chần sơ trong vòng 3 phút rồi vớt mì ra, đem đi xả lại dưới vòi nước đang chảy. Sau đó, để ráo.
6
Hoàn thành
Cho vào tô 20ml nước tương, 200ml nước dùng, 1 muỗng cà phê bột cá, hành lá cắt nhỏ và 1 ít vỏ chanh bào.
Cho mì ra một cái tô khác nữa là hoàn thành. Nếu thích bạn có thể cho thêm vài lát thịt cắt mỏng và 1 miếng kombu lên trên nhé!
7
Thành phẩm
Món tonkotsu ramen với nước hầm xương có vị vừa ăn. Sợi mì ramen dai dai, nước dùng vừa thơm vừa có vị ngọt thanh ăn cực thích. Thử liền bạn nhé!
2 cách làm mì ramen hấp dẫn đậm đà chuẩn vị Nhật Bản khiến cả nhà xuýt xoa Mì ramen là món ăn mang đậm nét văn hóa Nhật Bản nhưng được rất nhiều người Việt ưa thích bởi hương vị thơm ngon lạ miệng và đầy bổ dưỡng. Hôm nay hãy cùng vào bếp để thực hiện ngay món nước này ngay tại nhà mà vẫn đúng vị Nhật nhé. 1. Tsukemen ramen Nguyên liệu làm Tsukemen ramen Mì ramen...