Các ứng dụng học trực tuyến miễn phí trong mùa dịch Covid-19
Có những ứng dụng học trực tuyến miễn phí hỗ trợ người học trong thời điểm khó khăn vì dịch Covid-19.
Hiện tại, vì ảnh hưởng dịch Covid-19, học sinh, sinh viên đang học trực tuyến tại nhà. – Ngọc Dương
Ngày 25.3, thạc sĩ Văn Đinh Hồng Vũ, nhà sáng lập phần mềm học tiếng Anh bằng trí tuệ nhân tạo ELSA Speak, cho biết công ty đã quyết định tài trợ 100% học phí gói học ELSA PRO thời hạn 3 tháng dành cho toàn bộ người dân Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 học trực tuyến miễn phí.
Chương trình hướng đến những người chưa sử dụng ứng dụng ELSA Speak trước đây, để tạo cơ hội cho tất cả mọi người cùng an tâm học tập và rèn luyện tại nhà. Để tham gia chương trình, chỉ cần thực hiện theo tải ứng dụng và đăng ký thông tin để nhận mã kích hoạt. Thời hạn đăng ký từ ngày 25.3 – 3.4.
Quyết định này được đưa ra sau quyết định trước đó của công ty hỗ trợ hoàn toàn học phí ELSA Pro 3 tháng cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong mùa dịch Covid-19. Chỉ sau vài ngày công bố, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ hàng trăm ngàn phụ huynh và học sinh trên toàn quốc. Sau đó, ELSA nhận được rất nhiều lời đề nghị mở rộng việc miễn phí này. Vì vậy, chương trình được mở rộng cho tất cả mọi người vì trong mùa dịch Covid-19, cũng có nhiều cơ quan, doanh nghiệp cho nhân viên làm việc tại nhà, có nhiều thời gian để học tiếng Anh.
“Đây không hề là một quyết định dễ dàng với Vũ. Vì ELSA là một start-up nên Vũ có rất ít nhân sự. Để có thể đảm bảo chất lượng của ứng dụng cho việc số lượng học viên tăng đột biến trong một thời gian ngắn, toàn bộ đội ngũ của ELSA sẽ phải hoạt động gần như 24/7 để duy trì hệ thống, cũng như chăm sóc và phản hồi cho học viên kịp thời.
Tuy nhiên, ELSA sẽ không để những thử thách đó làm cản trở những đóng góp của mình cho xã hội, và đội ngũ ELSA đã tự tin thể thực hiện sứ mệnh này. Dù bạn là học sinh sinh viên, y bác sỹ, người đi làm, đang ở nhà, ở văn phòng, ở bệnh viện, hay ở nơi cách ly, nếu bạn có tinh thần học hỏi và phát triển kỹ năng Anh ngữ, ELSA sẽ hỗ trợ bạn học miễn phí ngay tại nơi ở trong mùa dịch Covid-19 này. Cùng nhau, chúng ta có thể quyết thắng đại dịch!” – thạc sĩ Văn Đinh Hồng Vũ chia sẻ.
Video đang HOT
Văn Đinh Hồng Vũ trong chuyến về Việt Nam nói chuyện cùng sinh viên các trường đại học. – Đăng Nguyên
Trước đó, từ ngày 20.3, ứng dụng học tập Kiến Guru cũng đã chính thức ra mắt chương trình “Học kỳ trực tuyến” nhằm cung cấp nội dung học tập miễn phí cho học sinh toàn quốc trong đợt dịch Covid-19. Tại đây, học sinh sẽ tìm thấy bài giảng các môn học của các khối lớp từ lớp 1 – 12 phát sóng theo lịch livestream cố định, được đội ngũ của Kiến Guru xây dựng trên cơ sở bám sát chương trình giáo dục hiện hành của Bộ GD-ĐT để có thể hỗ trợ học sinh tự củng cố phần kiến thức đã được học và bổ trợ phần kiến thức mới song song với chương trình dạy học trực tuyến trên internet và trên truyền hình. “Học kỳ trực tuyến” triển khai từ ngày 20.3 và tiếp tục cho đến khi các tỉnh thành trên cả nước thông báo cho học sinh đi học trở lại.
Vì dịch Covid-19, hầu hết sinh viên, học sinh trên toàn quốc đang nghỉ học. Một số cơ quan, doanh nghiệp cũng đã cho nhân viên làm việc tại nhà.
Hiện tại, các trường đại học, phổ thông đang sử dụng một số nền tảng, ứng dụng học trực tuyến miễn phí để triển khai việc dạy và học.
Từ chương trình miễn phí đến tự phát triển hệ thống học trực tuyến
Tại các trường ĐH và THPT, trong thời gian qua thường sử dụng MS Team của Microsoft, Google Meeting của Google hay phổ biến hơn là Zoom. Tuy nhiên, bắt nguồn từ việc những phần mềm này dùng cho các buổi họp, việc học trực tuyến có một số vấn đề nảy sinh khiến thời gian vừa qua, có nhiều sinh viên, học sinh phản đối. Sau khi áp dụng một thời gian, một số trường ĐH đã tự phát triển hệ thống học trực tuyến riêng của mình.
Nhiều trường đã phát triển chương trình học trực tuyến trên phần mềm LMS (Learing Management System – Hệ thống quản lý học trực tuyến). Về bản chất, đây là một phần mềm ứng dụng cho phép việc quản lý, vận hành hệ thống các tài liệu, hướng dẫn, theo dõi, báo cáo và cung cấp các công nghệ giáo dục điện tử (hay còn gọi là giáo dục trực tuyến E-Learning) cho các khóa học hay chương trình đào tạo.
Vừa qua, trong đợt dịch Covid-19 một số phần mềm ứng dụng học trực tuyến miễn phí cũng được ra mắt. Chẳng hạn, ứng dụng VioEdu là hệ thống học trực tuyến ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên của Việt Nam, được Tập đoàn FPT phát triển. Hoặc nền tảng học trực tuyến Lenlop.vn cũng ra mắt trong đợt dịch Covid-19 với các lớp học ảo với tối đa 50 học viên tham dự.
"Thất bại lớn nhất là chưa từng thất bại"
Thạc sĩ Văn Đinh Hồng Vũ - Nhà sáng lập, CEO Elsa Speak - đã dẫn lại lời dạy của vị giảng viên khi chị theo học tại Đại học Stanford, trong buổi tọa đàm về AI-Blockchain do Trường ĐH Văn Lang tổ chức.
ThS. Văn Đinh Hồng Vũ trong buổi tọa đàm AI - Blockchain tại Trường ĐH Văn Lang.
ThS. Văn Đinh Hồng Vũ tốt nghiệp Cao học hai chuyên ngành Giáo dục và Quản trị kinh doanh tại Đại học Stanford, từng giữ vị trí trưởng dự án cấp cao của Booz & Company - 1 trong 4 tập đoàn tư vấn đứng đầu nước Mỹ. Ngoài ra, chị là người châu Á đầu tiên làm trợ lý Tổng Giám đốc Tập đoàn Maersk (tập đoàn vận tải & năng lượng có trụ sở tại 136 quốc gia).
Từ năm 2015 đến nay, chị là nhà sáng lập và CEO Dự án ứng dụng Elsa Speak - ứng dụng duy nhất luyện phát âm chuẩn giọng bản ngữ, hoạt động theo cơ chế của trí thông minh nhân tạo (AI). Văn Đinh Hồng Vũ và Elsa được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng Trí tuệ nhân tạo thay đổi thế giới, và lọt vào top 5 các ứng dụng AI hàng đầu hiện nay. Với những thành tích nổi bật, Vũ đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018.
ThS. Văn Đinh Hồng Vũ cùng TS. Vũ Duy Thức (thứ 2 từ trái sang) chụp hình lưu niệm với khách mời tại buổi tọa đàm.
Để đến được những thành công như ngày hôm nay, Hồng Vũ cũng từng có thời điểm loay hoay trên con đường khởi nghiệp. Chị chia sẻ, dù là học tập ở Thung lũng Silicon, cái nôi nơi các bạn trẻ khởi nghiệp. Nhưng khi chứng kiến sự thất bại của những người đi trước, Hồng Vũ cảm thấy không đủ tự tin để bắt đầu.
Thêm một điều khiến Hồng Vũ cảm thấy khó khăn lúc ấy là khả năng ngoại ngữ, bởi "mình nói mà người nghe không hiểu". Nhưng rồi, từ cái khó của chính bản thân, Hồng Vũ nhìn ra được cái khó chung của nhiều người khác, để rồi chị lựa chọn khởi nghiệp, làm điều chưa ai từng làm trước đó - ứng dụng Elsa Speak.
Điều đặc biệt trong câu chuyện của chị về hành trình khởi nghiệp là khi được hỏi về thất bại. Hồng Vũ đã dẫn lại lời của vị giảng viên ĐH Stanford: "Thất bại lớn nhất là chưa từng thất bại". Bởi vì, khi người ta chưa từng thất bại, có nghĩa là họ luôn đặt mình vào hoàn cảnh an toàn nhất, không có sự bứt phá, không rèn qua thử thách.
Và rồi thất bại đầu tiên của Hồng Vũ cũng chính từ sự an toàn, thiếu va chạm ấy. Hồng Vũ kể, từ nhỏ tới lớn, ở cấp học nào, chị cũng đứng hàng top. Trong suy nghĩ, Hồng Vũ luôn tự tin rằng mình sẽ chiến thắng, cả trong học tập và công việc. Tại kỳ thực tập đầu tiên khi theo học cao học, Hồng Vũ cảm thấy vô cùng tự tin vào hồ sơ của mình. Đến khi biết rằng hồ sơ đã "tốt nhất" ấy, thậm chí, không được lọt vào vòng phỏng vấn khiến chị thảng thốt, khó tin.
Từ thất bại đó, Hồng Vũ tìm ra bài học cho mình để khởi nghiệp. Đầu tiên, mỗi người đều phải nhận định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Điều thứ hai là phải biết nhìn ra nhu cầu thiết thực của đối tượng mình hướng tới. "Phải nắm bắt được nỗi đau của họ thay vì lập tức đưa ra giải pháp. Bởi nỗi đâu vẫn luôn ở đó, nhưng giải pháp thì có thể có rất nhiều".
ThS. Văn Đinh Hồng Vũ cổ vũ các bạn trẻ hãy dám thử thách, dám thất bại.
Điều đó đồng nhất với quan điểm của Tiến sĩ Vũ Duy Thức, người từng được Tạp chí Silicon Valley Business Journal vinh danh top 40 người dưới 40 tuổi nổi bật nhất tại thung lũng Silicon năm 2017, chia sẻ tại buổi tọa đàm: "Học từ thành công rất khó, học từ thất bại sẽ dễ dàng hơn".
Chính vì vậy, Hồng Vũ cũng muốn gửi gắm tới những bạn trẻ, hãy dám thất bại, nhưng phải là thất bại của chính bản thân mình, để từ đó có trải nghiệm thực tế và tìm ra cho mình con đường khởi nghiệp đúng đắn, phù hợp với khả năng.
Khánh Hòa
Theo vietnamnet
Bộ GD&ĐT: Tinh giản chương trình sẽ giảm 5 đến 7 tuần học Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay mục tiêu tinh giản chương trình là giảm từ 5 đến 7 tuần học so với hiện nay, đến ngày 15/7 kết thúc năm học. Sáng 25/3, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với sự tham dự của đại diện 63 sở GD&ĐT. Nội dung của hội nghị tập trung 3 vấn đề...