Các trường phải được quyết định quyền tự chủ của mình
Liên quan tới bản dự thảo về tự chủ tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2014, trong đó Bộ GD&ĐT quy định các trường muốn tự chủ phải đăng ký với Bộ?
Thực hiện đúng như Điều 34, Luật Giáo dục đại học thì các trường được tự chủ về công tác tuyển sinh, tức là có quyền lựa chọn phương án tốt nhất để tuyển người học. Tuy nhiên, trong bản dự thảo đó Bộ GD&ĐT đưa ra các điều kiện để được “tự chủ”, như vậy có trái luật không?
Vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Đại học (Bộ GD&ĐT) để làm rõ vấn đề tự chủ của các trường.
PV: Thưa ông, ông có suy nghĩ gì về nội dung dự thảo quy định về tự chủ tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng mới được Bộ GD &ĐT đưa ra gần đây?
TS. Lê Viết Khuyến: Đây là một quyết định đúng của Bộ GD&ĐT để thực hiện Điều 34 của Luật Giáo dục đại học và Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, có 2 điểm rất quan trọng mà dự thảo thể hiện chưa chuẩn: Một là, công tác tuyển sinh là một trong nhiều khâu của quy trình đào tạo. Trước khi ra quyết định thành lập trường Nhà nước đã thẩm định và chấp nhận quy trình đào tạo của trường nên đương nhiên các trường phải được quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh. Do đó Bộ không nên đòi hỏi các trường phải trình lại đề án tuyển sinh.
Vả lại Bộ lấy người và thời gian đâu để đi duyệt các đề án đó (trong dự thảo này chỉ quy định có 1 tháng). Hai là, mặc dù các trường đã được tự chủ về tuyển sinh thì Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm tạo thuận lợi để các trường thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh tốt nhất.
Theo ông, nếu các cơ sở giáo dục đại học đã được quyền tự chủ tuyển sinh thì Bộ GD&ĐT có cần đưa ra quy định gì về tuyển sinh hay không?
Video đang HOT
TS. Lê Viết Khuyến: Vẫn rất cần. Tuy nhiên Bộ chỉ cần nêu ra chuẩn (quốc gia) quy định những ai thì được quyền thụ hưởng học vấn đại học tại các cơ sở giáo dục đại học. Đây là những quy định tối thiểu, thường gắn với đòi hỏi người học phải có văn bằng tốt nghiệp phổ thông (và tương đương) – theo kinh nghiệm của thế giới. Còn điều kiện để thí sinh được vào các trường cụ thể phải dành cho các trường quyết định, tuỳ theo đặc điểm ngành nghề và thương hiệu của mình. Chính điều đó mới thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh thực sự của các cơ sở GDĐH.
Ông có nói tới sự hỗ trợ của Bộ GD&ĐT cho các trường trong công tác tuyển sinh, ngay cả khi các trường đã được tự chủ tuyển sinh. Vậy đó là hỗ trợ gì?
TS. Lê Viết Khuyến: Điều 34 Luật Giáo dục đại học quy định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh” và “phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển”.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, phần lớn các cơ sở giáo dục đại học không đủ khả năng để tự tổ chức thi tuyển (chủ yếu do không đủ giảng viên cơ hữu để soạn thảo đề thi có chất lượng, còn nếu thuê giảng viên ngoài thì tốn kém và không an toàn) mà chỉ có thể dùng hình thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển và thi tuyển.
Do đó các trường này phải dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Tuy nhiên, trong điều kiện kỳ thi tốt nghiệp phổ thông chưa được cải thiện thì một số trường vẫn có nhu cầu sử dụng các kết quả của kỳ thi tuyển sinh đại học “3 chung” (chung đề, chung đợt, sử dụng chung kết quả).
Vì thế, Bộ GD&ĐT cần xem kỳ thi 3 chung này như là một giải pháp hỗ trợ cho các trường, không nên “ép” các trường nếu muốn lấy kết quả của kỳ thi này thì phải chấp nhận “luật chơi” riêng của Bộ, như dự thảo đã đưa ra. Trên thế giới rất nhiều quốc gia như Nga, Nhật bản, Thái lan, Hoa kỳ,… hiện vẫn đang có những hỗ trợ như vậy.
Theo ông về lâu dài, công tác tuyển sinh cao đẳng, đại học nên diễn ra như thế nào?
TS. Lê Viết Khuyến: Để giảm phiền hà và tốn kém cho người học tôi ủng hộ đề án của Bộ trước đây (thời kỳ đồng chí Nguyễn Thiện Nhân là Bộ trưởng) về nhập hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng làm một và thực hiện trao quyền tự chủ xét tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học.
Bộ nên sớm triển khai công việc này, nhưng để làm được điều đó Bộ phải đổi mới mạnh mẽ hơn về tư duy và đội ngũ chuyên gia tham gia chuẩn bị cho kỳ thi phải được tập huấn kỹ về chuyên môn.
Nếu để các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh thì làm sao có thể kiểm soát được chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học và thực hiện được chính sách phân luồng học sinh phổ thông?
TS. Lê Viết Khuyến: Chất lượng đào tạo không hoàn toàn quyết định ở chất lượng đầu vào mà chủ yếu ở toàn quá trình đào tạo. Việc kiểm soát chất lượng đào tạo phải dựa vào công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công việc này hiện nay hoàn toàn nằm trong tầm tay của Bộ GD&ĐT, vấn đề ở chỗ Bộ có quyết tâm làm hay không.
Còn để khuyến khích người học vào học các hệ trung học chuyên nghiệp và trung học nghề thì Nhà nước cần thực hiện sự phân luồng triệt để học sinh sau trung học cơ sở, còn nếu không quyết tâm phân luồng học sinh ở cấp học này mà cứ để phần lớn học sinh chuyển lên trung học phổ thông như hiện nay thì việc sau khi tốt nghiệp phổ thông họ vào đại học và cao đẳng là điều đương nhiên.
Xin cảm ơn ông!/.
Theo TTVN
Thêm đối tượng được tuyển thẳng vào ĐH - CĐ
Thí sinh đạt giải trong Hội thi khoa học kĩ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ĐH, CĐ theo đúng hoặc gần ngành của môn đã đoạt giải.
Bổ sung đối tượng tuyển thẳng ĐH, CĐ
Để khuyến khích phong trào nghiên cứu khoa học ở trong trường THPT, Bộ GD-ĐT bổ sung vào quy chế thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Hội thi khoa học kĩ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào ĐH theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải. Những thí sinh đạt giải khuyến khích trong Hội thi khoa học kĩ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào CĐ theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
Ảnh minh họa
Điều chỉnh khu vực ưu tiên
Về chính sách ưu tiên theo khu vực, Bộ GD-ĐT điều chỉnh đối tượng thuộc khu vực 1. Cụ thể, các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định tại Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 447/QĐ-UBDT của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015; các xã giáp biên giới, các xã hải đảo.
Bổ sung đối tượng ưu tiên
Đối với các đối tượng được hưởng ưu tiên khi tham dự kỳ thi tuyển sinh, Bộ GD-ĐT bổ sung thêm như sau:
Đối tượng 01: Bổ sung điều kiện "ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn" đối với công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
Đối tượng 03: Đổi thành "Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo luật định (nếu ở khu vực 1 chỉ cần 12 tháng)".
Đối tượng 04: Hợp nhất các đối tượng được hưởng theo quy định. Cụ thể: Con liệt sĩ; con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, trong thời kì kháng chiến; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 hoặc con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
Đối tượng 05: Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học; Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 18 tháng không ở khu vực 1. Bổ sung đối tượng là Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng dân quân tự vệ nòng cốt, dân quân tự vệ nòng cốt, dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành quân sự cơ sở.
Đối tượng 06: Bổ sung công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số ở ngoài khu vực đã quy định thuộc nhóm ưu tiên 1; Người khuyết tật nặng; con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81% và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; con của người có công giúp đỡ cách mạng.
Theo TNO
Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014: Vẫn vừa "chung" vừa "riêng" Dù chỉ đạo thí điểm tuyển sinh riêng từ kỳ thi ĐH, CĐ 2014, nhưng do lộ trình "chuyển đổi" là 3 năm, nên trong mùa tuyển sinh tới, Bộ GD - ĐT vẫn sẽ tiếp tục tổ chức tuyển sinh theo phương án "3 chung" (chung đề, chung đợt, chung kết quả xét tuyển - PV) cho những trường chưa đủ năng...