Các nước EU thông qua luật hạn chế khí thải methane
Ngày 27/5, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua luật quy định giới hạn phát thải khí methane đối với nhập khẩu dầu và khí đốt vào châu Âu từ năm 2030, theo đó gia tăng áp lực buộc các nhà cung cấp quốc tế phải kiểm soát rò rỉ loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính này.
Khói bốc lên từ một nhà máy ở Berre-l’Etang, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng nông nghiệp các nước EU đã thông qua lần cuối đối với chính sách trên tại một cuộc họp ở Brussels. Theo đó, luật có thể có hiệu lực ngay lập tức. Chỉ riêng Hungary bỏ phiếu chống.
Nhập khẩu chiếm hơn 80% lượng dầu và khí đốt tiêu thụ ở EU, do đó các nhà lập pháp nhất trí đặt ra các yêu cầu đối với dầu, khí đốt và than nhập khẩu. Kể từ ngày 1/1/ 2027, các nhà nhập khẩu sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về giám sát, báo cáo và xác minh ở cấp độ sản xuất.
Video đang HOT
Từ năm 2030, các nước EU sẽ áp đặt các giới hạn về “giá trị mật độ khí methane tối đa” đối với nhiên liệu hóa thạch tại EU. Khi đó, Ủy ban châu Âu sẽ xác định các mức giới hạn chính xác. Các nhà nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt vi phạm giới hạn có thể phải đối mặt với hình phạt tài chính.
Quy định trên có thể tác động đến các nhà cung cấp khí đốt lớn từ Mỹ, Algeria và Nga.
Các quy định cũng yêu cầu những nhà sản xuất tại các nước EU phải kiểm tra định kỳ các hoạt động sản xuất để đề phòng rò rỉ khí methane, với khung thời gian từ 4 tháng/lần đối với kho khí đốt tự nhiên hóa lỏng, đến 3 năm/lần đối với cơ sở hạ tầng năng lượng dưới đáy biển.
Khí methane là thành phần chính của khí tự nhiên và cũng là nguyên nhân lớn thứ hai gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, sau CO2. Trong ngắn hạn, loại khí thải này có tác động làm khí hậu ấm lên hơn nhiều so với CO2. Các nhà khoa học nhấn mạnh việc nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải methane trong thập niên này là rất quan trọng nếu thế giới muốn tránh biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển năm 2023 cao kỷ lục
Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nồng độ của 3 loại khí nhà kính chính do con người gây ra - gồm carbon dioxide (CO2), methane và nitrous oxide (N2O) - tích tụ ở mức cao nhất trong lịch sử vào năm ngoái.
Theo NOAA, nồng độ CO2 trong năm 2023 trung bình ở mức 419,3 phần triệu, tăng 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp và là mức tăng cao thứ ba trong vòng 65 năm được ghi nhận.
Các nhà khoa học đặc biệt lo ngại về nồng độ methan trong bầu khí quyển tăng nhanh, mức trung bình trong năm 2023 là 1922,6 phần tỷ, tăng 160% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Loại khí nhà kính này có thời gian tồn tại ngắn hơn nhưng có khả năng lưu giữ nhiệt hơn. Tính trong vòng một thập kỷ qua, nồng độ cả CO2 và methane đều tăng 5,5%.
Cũng theo NOAA, năm ngoái, nồng độ N2O tăng 1 phần tỷ lên các mức cao mới. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) nhấn mạnh tất cả các hoạt động nông nghiệp, đốt nhiên liệu, phân bón và hoạt động công nghiệp đều góp phần tạo ra N2O và loại khí này có thể tồn tại trong khí quyển tới 100 năm.
Nhà khoa học khí hậu Rob Jackson tại Đại học Stanford, người giám sát Dự án Carbon toàn cầu, nhấn mạnh sự gia tăng khí methane rất đáng lo ngại. Ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch đang khiến các hệ sinh thái tự nhiên, như vùng đất ngập nước và vùng đất đóng băng vĩnh cửu, nóng lên. Những hệ sinh thái đó thậm chí còn phát thải nhiều khí nhà kính hơn nữa khi chúng nóng lên.
Lượng khí nhà kính ngày càng tăng khiến nhiệt độ toàn cầu cũng không ngừng tăng lên. Năm ngoái là năm nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn thế giới cùng với những hậu quả kèm theo như lũ lụt, hạn hán, các đợt nắng nóng cực đoan và cháy rừng. Lượng khí nhà kính tăng cũng đẩy thế giới vào tình trạng chưa từng thấy kể từ trước nền văn minh nhân loại. Nồng độ CO2 hiện nay tương đương với mức cách đây khoảng 4 triệu năm, thời kỳ mà mực nước biển cao hơn hiện nay khoảng 22,8m. Nhiệt độ trung bình nóng hơn đáng kể và những khu rừng khổng lồ đã chiếm giữ nhiều phần của Bắc Cực.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng các quốc gia phải nhanh chóng giảm phát thải ròng xuống mức 0 và sau đó bắt đầu loại bỏ carbon khỏi khí quyển để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai.
Mỹ không yêu cầu Ấn Độ cắt giảm mua dầu của Nga Ngày 4/4, ông Eric Van Nostrand, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về chính sách kinh tế khẳng định, Washington không yêu cầu Ấn Độ cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga bởi vì mục tiêu của các lệnh trừng phạt và mức trần giá 60 USD/thùng do G7 áp đặt là để đảm bảo nguồn cung dầu toàn cầu ổn định...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngân hàng trung ương Anh giữ nguyên lãi suất, Thụy Sĩ hạ lãi suất xuống 0%

Côte d'Ivoire phát hiện mỏ vàng có trữ lượng ước tính 100 tấn

Bão Erick đổ bộ Mexico, cảnh báo lũ lụt và lở đất

Nga và Ukraine tiến hành đợt trao đổi tù binh đợt mới

Ba kịch bản về cuộc xung đột Nga - Ukraine

Căng thẳng Israel - Iran: Iran xác nhận gặp các quan chức châu Âu

Tình báo Mỹ vẫn không có bằng chứng Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân

Nga ồ ạt phóng UAV từ 5 hướng tấn công Ukraine, kiểm soát thêm khu vực ở Donetsk

Thụy Sĩ bước vào giai đoạn lãi suất 0%

Căng thẳng Israel - Iran: Chuyên gia ảnh báo nguy cơ rối loạn năng lượng toàn cầu

Căng thẳng Israel - Iran: Các quốc gia tiếp tục sơ tán công dân khỏi vùng xung đột

Lào: Tăng cường phòng chống thiên tai mùa mưa 2025
Có thể bạn quan tâm

Không cần đợi Samsung, ngày ra mắt Galaxy Z Fold 7 và loạt 'siêu phẩm' đã lộ diện
Đồ 2-tek
11:23:59 20/06/2025
"Chị đại" CL (2NE1) chính thức lên đường đến Việt Nam, sẵn sàng "đốt nóng" Mỹ Đình cùng bạn thân G-Dragon!
Sao châu á
11:18:56 20/06/2025
7 tuổi "khởi nghiệp" YouTube, 12 giàu sụ nhờ bán slime ở TP.HCM: Các huyền thoại Gen Z, giờ ra sao?
Netizen
11:17:16 20/06/2025
Cậu cả "bất tài" nhà Beckham lại bị kiện, rời xa bố mẹ là bão tố!
Sao thể thao
11:06:07 20/06/2025
Đầm dự tiệc đơn sắc, ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên
Thời trang
10:53:05 20/06/2025
Những mẹo làm đẹp từ chuối cực kỳ đơn giản, an toàn và hiệu quả
Làm đẹp
10:49:57 20/06/2025
Volvo XC90 2021: SUV 7 chỗ sang trọng, giá từ 4,05 tỷ đồng
Ôtô
10:42:54 20/06/2025
Khám phá 'Hòn Ngọc Xanh' Phú Ninh duyên dáng giữa lòng Quảng Nam
Du lịch
10:41:14 20/06/2025
Honda CD70 Dream-Huyền thoại côn tay 'tái xuất', giá chỉ 15,5 triệu đồng
Xe máy
10:38:35 20/06/2025
5 món phụ nữ tuổi 40 luôn nên mang khi đi du lịch, gọn nhẹ mà giúp chuyến đi thoải mái, chủ động hơn hẳn
Sáng tạo
10:27:56 20/06/2025