Các nhà nghiên cứu Mỹ xác định vị trí phóng tên lửa hạt nhân mới của Nga
Hai nhà nghiên cứu Mỹ cho biết họ đã xác định được địa điểm triển khai tiềm năng của 9M370 Burevestnik tại Nga, một loại tên lửa hành trình hạt nhân mới được Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi là “bất khả chiến bại”.
Việc xác định địa điểm phóng tên lửa Burevestnik có thể cho thấy Nga đang tiếp tục triển khai loại vũ khí hạt nhân này sau một loạt các cuộc thử nghiệm gặp khó khăn. Ảnh: TASS
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com, hai nhà nghiên cứu người Mỹ mới đây đã xác định được vị trí có thể là địa điểm triển khai tên lửa hành trình hạt nhân mới của Nga, 9M370 Burevestnik. Loại tên lửa này, được Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi là “bất khả chiến bại” và được NATO gọi là SSC-X-9 Skyfall. Tổng thống Putin tuyên bố rằng vũ khí này có tầm bắ.n gần như không giới hạn và có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Xác định địa điểm triển khai
Video đang HOT
Sử dụng hình ảnh vệ tinh của công ty Planet Labs chụp vào ngày 26/7, các nhà nghiên cứu Decker Eveleth từ tổ chức nghiên cứu và phân tích CNA, và Jeffery Lewis từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury đã xác định một dự án xây dựng gần một cơ sở lưu trữ đầu đạn hạt nhân, được biết đến với 2 tên gọi là Vologda-20 và Chebsara. Cơ sở này nằm cách Moskva khoảng 475 km về phía Bắc.
Theo chuyên gia Eveleth, hình ảnh cho thấy có chín bệ phóng ngang đang được xây dựng, được đặt thành ba nhóm bên trong các gờ chắn cao để bảo vệ khỏi các cuộc tấ.n côn.g và ngăn ngừa vụ nổ vô tình. Các bờ chắn này kết nối với các tòa nhà bảo trì tên lửa và khu phức hợp chứa đầu đạn hạt nhân.
Chuyên gia Eveleth nhận định rằng địa điểm này có thể là nơi triển khai hệ thống tên lửa cố định lớn mà Nga hiện đang phát triển, tức là Skyfall. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga và đại sứ quán nước này tại Mỹ đều từ chối bình luận về đán.h giá của các nhà nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến vũ khí này.
Burevestnik, được quảng bá là một loại vũ khí hạt nhân tiên tiến với khả năng tấ.n côn.g liên lục địa, đã gặp phải vấn đề trong quá trình thử nghiệm. Theo báo cáo năm 2020 của Trung tâm Tình báo Không gian và Hàng không Quốc gia thuộc Không quân Mỹ, nếu thành công, Burevestnik có thể mang lại cho Moskva một vũ khí độc đáo.
Tuy nhiên, loại vũ khí này đã gặp nhiều trở ngại trong các cuộc thử nghiệm, với chỉ hai lần thành công một phần trong số ít nhất 13 lần thử nghiệm đã biết kể từ năm 2016. Một trong những sự cố đáng chú ý là vụ nổ năm 2019 trong quá trình thu hồi bức xạ hạt nhân không được che chắn, khiến cho bức xạ tiếp tục âm ỉ dưới đáy Biển Trắng trong một năm.
Nhiều chuyên gia cho rằng Burevestnik có thể không mang lại lợi thế chiến lược mà Moskva vọng. Một số cho rằng tầm bắ.n của Burevestnik, khoảng 23.000 km, không vượt trội hơn nhiều so với Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat của Nga, và tốc độ cận âm của nó có thể khiến nó dễ bị phát hiện và tiê.u diệ.t. Hans Kristensen từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết: “Tên lửa này sẽ dễ bị tổn thương như bất kỳ tên lửa hành trình nào. Nó bay càng lâu thì càng dễ bị tổn thương vì có nhiều thời gian hơn để theo dõi nó”.
Nga đã thông báo rằng họ sẽ thay đổi học thuyết hạt nhân của mình để đáp trả những gì nước này coi là sự leo thang của phương Tây trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao NGa Sergei Ryabkov, những thay đổi này phản ánh tình hình hiện tại và có thể làm thay đổi cách Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Dù vậy, việc triển khai Burevestnik không bị cấm bởi hiệp định New START, hiệp định mới nhất giữa Mỹ và Nga hạn chế triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược. Hiệp định này sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2026, và mặc dù có điều khoản cho phép Washington yêu cầu đàm phán về việc đưa Burevestnik vào phạm vi giới hạn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không có cuộc đàm phán nào được tiến hành.
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân
Ngày 4/9, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết nước này đang làm rõ hơn cách tiếp cận học thuyết hạt nhân cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo ông Peskov, bước đi này diễn ra trong bối cảnh Nga đang đối mặt với những thách thức từ các nước phương Tây. Ông Peskov nhấn mạnh việc cập nhật học thuyết hạt nhân là cần thiết đối với tình hình hiện nay, sau những động thái làm gia tăng căng thẳng của các nước phương Tây. Những động thái này, theo ông Peskov, gồm việc từ chối đối thoại, duy trì chính sách gây ảnh hưởng tới lợi ích và an ninh của Nga và khiến cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài. Tất cả những điều đó sẽ là cơ sở cho những để xuất làm rõ thêm học thuyết hạt nhân của Nga trong tương lai.
Ông Peskov nhấn mạnh nhiệm vụ của chính phủ là đảm bảo lợi ích quốc gia, cũng như bảo vệ một tương lai an toàn, vững chắc cho các thế hệ mai sau.
Hàn Quốc tăng cường phòng thủ đối phó với hệ thống tên lửa mới của Triều Tiên Theo ông Lee Seong Kwon từ Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc, quân đội đang thực hiện các biện pháp gia tăng khả năng phòng thủ, nhưng thông tin chi tiết chưa được công khai. Binh sỹ Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 28/8, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) thông báo quân đội nước này đang nâng cấp...