Các loại mỹ phẩm cần tránh khi mang thai, bạn đã biết hết chưa?
Quá trình mang thai đem lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc thì mẹ bầu cũng có những nỗi lo xoay quanh việc nên kiêng cữ những gì để bảo vệ sức khỏe cho con.
Trong danh mục những thứ cần tránh, mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng các loại mỹ phẩm, hóa chất mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết dưới đây.
Làm đẹp chính là nhu cầu của đại đa số chị em phụ nữ, dù trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn nhạy cảm này, cần thận trọng trong việc sử dụng các loại mỹ phẩm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Nguyên do là một số thành phần hóa chất có trong mỹ phẩm tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khôn lường. Thế nhưng, điều này hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu như bạn hiểu rõ về những thứ mình đang sử dụng. Hãy cùng tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Những thành phần có trong các loại mỹ phẩm mà mẹ bầu nên “dè chừng”
Việc thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai có thể làm cho bạn gặp tình trạng nổi mụn trứng cá hoặc tăng sắc tố da. Một số vấn đề này có thể được khắc phục bằng giải pháp dùng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, có một số thành phần trong mỹ phẩm mà các bà mẹ tương lai cần phải tránh:
1. Retinol
Retinol còn được biết với tên khác là retin-A hay retinyl palmitate, chất này là một dạng của vitamin A. Sự thật rằng một lượng vừa đủ chất này rất cần thiết cho sự phát triển của phôi thai. Hơn nữa, retinol là một “trợ thủ đắc lực” để bảo vệ làn da khỏi vấn đề lão hóa. Tuy vậy, mẹ bầu vẫn phải cần tránh xa thành phần này.
Một nghiên cứu được tiến hành đã cho thấy mối quan hệ giữa việc hấp thụ quá nhiều vitamin này với dị dạng phần đầu, tim, cột sống và não của thai nhi. Thay vì vậy, bạn nên dùng loại kem dưỡng có chứa vitamin C hay đậu nành để an toàn hơn.
Không thể phủ nhận loại kem này là một trong những vật dụng tiện ích của phụ nữ ngày nay. Nó đem lại những lợi ích thiết thực như bảo vệ làn da khỏi bỏng nắng, lão hóa sớm và thậm chí còn ngăn ngừa nguy cơ ung thư da nữa.
Đừng vội để những lợi ích trên che mắt, vì những thành phần trong loại sản phẩm này sẽ khiến bạn rùng mình đấy! Một số chất như avobenzone, oxybenzone, homosalate, methyl anthranilate… là tác nhân gây rối loại nội tiết tố. Từ đó dẫn đến các vấn đề thần kinh, chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), béo phì ở trẻ.
Lời khuyên là bạn nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, chú ý đến những thành phần hóa học kể trên. Điều này không chỉ áp dụng riêng cho kem chống nắng mà còn ở các loại mỹ phẩm khác nữa.
3. Benzoyl peroxide và axit salicylic
Khi mang thai, phụ nữ thường trải qua sự dao động hormone và tăng sản xuất androgen, dẫn đến sinh ra mụn trứng cá. Điều đáng nói hơn, thành phần trong các sản phẩm trị mụn là benzoyl peroxide có thể tác động xấu đến thai nhi. Vì thế, trong trường hợp các mẹ bầu bị nổi mụn do nội tiết tố thì nên đến gặp bác sĩ da liễu để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh thành phần trên thì axit salicylic là chất có trong sữa rửa mặt, kem tẩy tế bào chết và có tác dụng trị mụn tốt. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng tỷ lệ cũng sẽ gây ra hậu quả tiêu cực. Bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng những sản phẩm có tính axit dịu nhẹ hơn như: axit glycolic, axit lactic, axit mandelic. Chúng vừa có tác dụng làm sạch da nhưng đồng thời cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai.
4. Paraben
Video đang HOT
Chất này cũng được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm để hạn chế vi khuẩn phát triển, đồng thời giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Điều đáng nói là chất này rất dễ gây kích ứng da. Hơn nữa, mặc dù chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy paraben gây nên bệnh ung thư, nhưng nó lại được tìm thấy trong các tế bào ung thư khi xét nghiệm.
Một nghiên cứu đăng tải trên Journal of Chemistry năm 2016 đã chỉ ra rằng, khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với một loại paraben có tên là BPA sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi, cân nặng của trẻ sau sinh, thậm chí là sảy thai.
5. Hydroquinone
Hydroquione là hoạt chất được dùng nhiều trong các loại mỹ phẩm làm trắng da. Những sản phẩm này được khá nhiều mẹ bầu ưa chuộng. Nguyên nhân là nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng thâm nám gây mất thẩm mỹ.
Những đốm mụn nâu hoặc vùng da sạm màu sẽ mất đi sau khi sinh nhưng cái mong muốn làm đẹp thường thôi thúc chúng ta phải mua và dùng những sản phẩm này. Điều quan trọng bạn cần biết là hydroquione nằm trong danh mục những chất không được dùng cho bà bầu đã được các bác sĩ cảnh báo.
6. Aluminum chloride hexahydrate (muối nhôm)
Nhiều loại lăn khử mùi trên thị trường hiện nay có chứa thành phần này. FDA Hoa Kỳ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng bất kỳ loại mỹ phẩm nào có chứa muối nhôm.
Để khử mùi cơ thể hiệu quả, bạn cũng có thể tự làm cho mình một sản phẩm riêng từ bột ngô và banking soda giúp thấm hút mồ hôi mà không độc hại.
7. Tinh dầu
Mặc dù một số loại tinh dầu vẫn được khuyến cáo nên dùng cho phụ nữ mang thai nhưng mẹ bầu cần cẩn trọng với nhiều loại trong số đó. Bởi chúng có thể gây ra một số tác dụng bất lợi. Chẳng hạn như tinh dầu xô thơm và hoa nhài làm tử cung bị co thắt, cây xô thơm và dầu hương thảo gây chảy máu, tinh dầu hương thảo còn được biết là gây tăng huyết áp.
Hướng dẫn sử dụng mỹ phẩm an toàn khi mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn mà phôi thai mới hình thành và dễ chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, thời điểm này, mẹ bầu nên hạn chế dùng các loại mỹ phẩm khác nhau.
Khi chọn mua mỹ phẩm, bạn nên ưu tiên các loại sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đồng thời quan tâm nhiều đến thương hiệu, mức độ uy tín của nhà sản xuất.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên trang điểm quá đậm và phải tẩy trang cẩn thận sau khi trang điểm. Hãy kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có được làn da đẹp tự nhiên hơn.
Làm đẹp luôn là nhu cầu thiết yếu với mọi phụ nữ. Đối với những bà mẹ tương lai, sự cẩn trọng hơn trong việc chọn mua và sử dụng các loại mỹ phẩm là điều hết sức quan trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Theo Hellobacsi
Điều trị nghén nặng khi mang thai
Bị nghén khi mang thai là hiện tượng phổ biến.
Nguyên nhân được cho rằng khi có thai, trong cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các nội tiết tố mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng người, khả năng thích nghi với "vật thể lạ" này có thể nhanh, chậm, khó hay dễ khác nhau và chính điều đó khiến mỗi bà bầu có mức độ nghén không giống nhau.
Nghén ở phụ nữ mang thai
Bị nghén khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân được cho rằng khi có thai, trong cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các nội tiết tố mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng người, khả năng thích nghi với "vật thể lạ" này có thể nhanh, chậm, khó hay dễ khác nhau và chính điều đó khiến mỗi bà bầu có mức độ nghén không giống nhau. Người nghén nhẹ có khi chỉ cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Người nghén nặng thì có thể bị nôn, nôn nhiều, không ăn được, thậm chí sợ những thức ăn vốn quen thuộc với họ... Có người thì trong thời kỳ nghén luôn cảm thấy buồn ngủ. Đây là tình trạng nghén gây ức chế thần kinh và ngủ là phản xạ để cơ thể giải tỏa.
Đa phần thai phụ hay nghén ở trong ba tháng đầu của thai kỳ, sau đó, khi cơ thể mẹ đã "làm quen" dần với phôi thai thì mức độ nghén cũng giảm dần và hết. Tuy nhiên, cũng có một số ít người nghén đến tận khi sinh. Bình thường, đa số các trường hợp nghén không gây nguy hiểm cho mẹ và em bé.
Ảnh minh họa.
Triệu chứng nghén nặng khi mang thai
Những triệu chứng thường gặp khi thai phụ bị nghén nặng là:
- Ói mửa liên tục.
- Ăn ít, thậm chí không ăn được thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt, sút cân, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Giảm cân> 5% trọng lượng trước khi mang thai.
- Mất nước quá nhiều dẫn đến rối loạn điện giải, nhiễm toan cetone máu
- Một biến chứng nghiêm trọng của chứng nghén nặng là bệnh não Wernicke.
Điều trị nghén nặng khi mang thai
Thường những trường hợp ốm nghén nặng, phương pháp điều trị cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống, bù lại nước, điện giải vừa đủ và sử dụng một số loại thuốc giảm nôn nghén.
Thay đổi lối sống
- Tránh các tác nhân có khả năng làm trầm trọng thêm buồn nôn và nôn, bao gồm một số loại thức ăn hoặc mùi nhất định như nếu sợ mùi cơm thì có thể ăn bún, phở, mì,... hoặc nếu sợ mùi tanh thì nên tránh khi chế biến...
- Nên ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên thay vì ăn bữa lớn. Ngược lại tình trạng bụng đói cũng dễ gây tăng dịch vị dạ dầy, kích thích cảm giác buồn nôn
- Ưu tiên các loại thức ăn dễ hấp thu dễ tiêu hóa.
- Chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
- Môi trường sống, tâm trạng người mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ nghén, do đó nên tạo không gian sống thoáng mát, luôn lạc quan, tránh các suy nghĩ tiêu cực và nên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với bạn bè, người thân...
Nếu tình trạng nghén quá nặng, không thể ăn, uống gì được mà nôn liên tục, bạn cần nhập viện để được các bác sĩ điều trị tích cực.
Sử dụng thuốc chống nôn và các loại thuốc phòng ngừa biến chứng
Thuốc chống nôn là chìa khóa để điều trị thành công chứng nghén nặng. Những thuốc này cần có sự cân nhắc của bác sỹ chuyên khoa. Các loại thuốc sau đây có thể được sử dụng trong thai kỳ với liều chuẩn để điều trị buồn nôn và nôn mửa:
- Thuốc đối kháng thụ thể H1: cyclizine và promethazine.
- Thuốc thuộc nhóm Phenothiazin: prochlorperazine và chlorpromazine.
- Thuốc đối kháng Dopamine: metoclopramide và domperidone.
- Thuốc đối kháng thụ thể 5-Ht3: ondansetron.
Bệnh não Wernicke có thể được ngăn ngừa và điều trị bằng cách thay thế thiamine. Thiamin (vitamin B1) nên được chỉ định ở những phụ nữ bị nôn mửa liên tục. Ngoài ra bác sỹ có thể xem xét chỉ định cho sử dụng Corticosteroid, Pyridoxine (vitamin B6),...trong điều trị nghén nặng khi có thai.
Bổ sung dịch truyền
- Những dịch truyền có thể lựa chọn gồm natri clorid 0,9% và dung dịch tiêm Hartmann (sodium lactate).
- Tránh sử dụng dịch truyền chứa glucose vì glucose có thể làm nặng thêm bệnh não Wernicke ở những bệnh nhân bị thiếu thiamine.
- Hạ natri máu là kết quả của việc nôn liên tục, vì vậy cần bổ sung từ từ, nếu bổ sung nhanh có thể tăng nguy cơ rối loạn thần kinh.
- Hạ kali máu cũng cần được hiệu chỉnh, sử dụng 40mmol kali (K ) cho mỗi lít dịch truyền tương thích.
- Cân bằng chất lỏng và điện giải nên được đánh giá thường xuyên và hiệu chỉnh khi thích hợp.
Kết luận
Nghén nặng là một trong những tình trạng ít gặp, tuy nhiên nếu nó xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu, cũng như sức khỏe của em bé trong bụng. Nếu có những dấu hiệu nghén nặng kể trên, các mẹ bầu không nên chủ quan mà cần cố gắng khắc phục, có thể nên gặp bác sỹ để được hỗ trợ điều trị phù hợp. Một số trường hợp nghén nặng nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ bầu bác sỹ có thể đình chỉ thai nghén để đảm bảo an toàn cho mẹ.
Theo CSTY
Chuẩn bị tâm lý cho việc mang thai. Để cho thời kỳ mang thai của mình khởi đầu thuận lợi, có được dự tính trước là điều rất hay. Có một số bước để làm gia tăng cơ hội thụ thai, mà còn đảm bảo tối đa là mình sẽ sinh ra một đứa con bình thường, khỏe mạnh. Để cho thời kỳ mang thai của mình khởi đầu thuận lợi,...