Ca nhiễm cúm H5N6 ở người đầu tiên tại Bắc Kinh
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã xác nhận ca nhiễm cúm gia cầm H5N6 đầu tiên ở người.
Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ em tại một trường mầm non ở Hong Kong, Trung Quốc để ngăn ngừa sự lây lan của dịch cúm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 21/8, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Bắc Kinh cho biết bệnh nhân 59 tuổi đến thủ đô 3 tháng trước và có tiếp xúc với gia cầm đã làm thịt. Và người này đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh vào ngày 6/8 vừa qua. Đến ngày 17/8, các nhân viên y tế xác nhận bệnh nhân nhiễm virus H5N6.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo đúng chỉ dẫn về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
Video đang HOT
H5N6 là chủng cúm gia cầm nguy hiểm, chủ yếu lây nhiễm sang người trong quá trình tiếp xúc với gia cầm sống. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, làm chết hàng loạt gia cầm và có thể lây sang người, gây tử vong.
Cho đến nay, chưa có báo cáo về các trường hợp lây nhiễm loại virus này từ người sang người. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với gia cầm sống và có các biện pháp tự bảo vệ như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm rõ nguồn gốc và được nấu chín kỹ.
Thúc Anh
Theo TTXVN
Australia: Hàng trăm người chết vì dịch cúm lây lan nghiêm trọng
Australia đang trải qua một mùa cúm lây lan mạnh nhất trong lịch sử với số bệnh nhân chết do nhiễm cúm lên tới 231 người trên cả nước (tính từ tháng 1 đến tháng 7/2019).
Ảnh minh họa
Bang Nam Australia là địa phương có nhiều người tử vong nhất với 82 người, tiếp theo là bang New South Wales - 57 trường hợp và bang Victoria - 48 trường hợp.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, báo cáo của các phòng thí nghiệm công bố ngày 9/7 cho biết có 121.000 trường hợp nhiễm cúm được xác nhận trong nửa đầu của mùa dịch (thường kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9 hằng năm).
Hiện nguy cơ nhiễm bệnh vẫn còn lớn, khó đoán trước và có khả năng còn những đợt cao điểm khác trong những tháng tới.
Giáo sư Nigel Stocks, Đại học Adelaide và là giám đốc Mạng Nghiên cứu thực hành Sentinel của Australia, cho rằng các chủng virus cúm trong năm nay không có gì khác so với các năm trước, nhưng vẫn lây nhiễm lớn trong cộng đồng.
Trong khi đó, người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Giáo sư Kanta Subbarao khẳng định các xét nghiệm cho thấy chủng virus cúm H3N2 đã biến thể.
Theo ông, các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ liệu những thay đổi về phân tử của virus H3N2 có ảnh hưởng đến mức độ bảo vệ của vaccine hay không. Đây cũng là loại virus có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở trẻ nhỏ và người có tuổi.
Để ngăn chặn dịch cúm lây lan, Bộ Y tế Australia đã triển khai mạnh mẽ Chương trình Tiêm chủng quốc gia, phân phối gần 12 triệu liều vaccine phòng bệnh trên cả nước, đồng thời phối hợp với các địa phương phát động một chiến dịch tuyên truyền rộng khắp nhằm khuyến khích người dân chủ động đi tiêm vaccine phòng bệnh./.
Diệu Linh (P/v TTXVN tại Sydney)
Coi nhẹ tiêm phòng, dịch bệnh gia tăng Cả nước đang bước vào cao điểm của dịch sốt xuất huyết, tay - chân -miệng, viêm não Nhật Bản, đặc biệt bất thường hơn là những dịch bệnh thường xuất hiện vào mùa đông - xuân như sởi, quai bị, thủy đậu, cúm nhưng nay lại có quanh năm. Di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản, viêm não - màng não,...