Ca bệnh thứ 3 và 4 mắc đậu mùa khỉ đang cách ly, điều trị ở đâu?
Hiện sức khỏe của 2 người mắc bệnh đậu mùa khỉ thứ 3 và 4 tại Việt Nam ổn định, đang được cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế.
Ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ( vi rút Mpox) thứ 3 tại Việt Nam (thường trú Đồng Nai, tạm trú TP.HCM) hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM). Ca mắc đậu mùa khỉ thứ 4 ở Việt Nam điều trị tại Trung tâm y tế H.Tân Uyên ( Bình Dương).
Ngành y tế TP.HCM đã phối hợp với ngành y tế Đồng Nai, Bình Dương để điều tra dịch tễ 2 ca bệnh này, nhằm khoanh vùng, cách ly, điều trị tránh lây lan bệnh đậu mùa khỉ ra cộng đồng.
Ca mắc bệnh đậu mùa khỉ năm 2022 được phát hiện tại TP.HCM. Ảnh BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
Qua điều tra dịch tễ cho thấy, nam bệnh nhân L.V.T (25 tuổi) là lao động tự do, thường trú tại xã Xuân Trường, H.Xuân Lộc (Đồng Nai). Trước ngày 30.8, bệnh nhân trọ một mình tại TP.Thủ Đức (TP.HCM), thường ở nhà, ít ra ngoài, không tụ tập ăn uống, chỉ đi ra ngoài ăn cơm.
Từ ngày 30.8 – 2.9, bệnh nhân đến thăm bạn gái ở Bình Dương (xã Tân Bình, H.Bắc Tân Uyên, Bình Dương), bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào, sức khỏe ổn định. Người bạn gái có triệu chứng sốt về chiều.
Từ ngày 2.9 – 5.9, bệnh nhân về thăm gia đình ở xã Xuân Trường, thời điểm này sức khỏe của bệnh nhân và các thành viên trong gia đình ổn định.
Từ ngày 6.9 – 13.9, bệnh nhân ở trọ cùng 4 bạn nam khác tại P.Thới An, Q.12. Trong thời gian này sức khỏe của bệnh nhân và các bạn cùng phòng đều ổn định, không có triệu chứng bất thường.
Từ ngày 13.9, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng nổi hạch ở 2 bên bẹn, không sốt.
Ngày 15.9, bệnh nhân có triệu chứng nổi hạch 2 bên bẹn, sốt, sưng đau ở cơ quan sinh dục và nổi 2 – 3 mụn nước nhỏ. Bạn gái cũng bắt đầu có triệu chứng nổi vài mụn nước ở cơ quan sinh dục.
Ngày 16.9, bệnh nhân đã hết nổi hạch 2 bên bẹn, các nốt mủ ở cơ quan sinh dục nổi rõ và ngứa, xuất hiện thêm 1 nốt mủ tại niêm mạc miệng.
Từ ngày 15 – 18.9, bệnh nhân có đi khám tại một số phòng khám tại tỉnh Bình Dương và TP.HCM, các triệu chứng không giảm.
Từ ngày 18 – 22.9, bệnh nhân nổi thêm các nốt mủ ở tay, chân, ngực, các nốt loét xuất hiện toàn thân (tay, chân, niêm mạc miệng, ngực, cơ quan sinh dục), ngứa, khó chịu, không sốt.
Ngày 22.9, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, tại đây được chẩn đoán thủy đậu bội nhiễm ngày thứ 5, phân biệt đậu mùa khỉ. Bệnh nhân được bệnh viện điều trị và lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP.HCM.
Ngày 23.9, Viện Pasteur TP.HCM thông báo kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với vi rút đậu mùa khỉ. Thời điểm đó bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại nhà trọ (P.Thới An, Q.12).
Ngày 24.9, bệnh nhân được nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để cách ly điều trị. Hiện sức khỏe của bệnh nhân ổn định, không sốt, mụn nước rải rác, không có sang thương mới.
Như vậy, đây là trường hợp thứ 3 mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được ngành y tế TP.HCM phát hiện, chẩn đoán, cách ly điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trong khi đó, ngày 25.9, bạn gái của bệnh nhân (22 tuổi, tạm trú xã Tân Bình, H.Bắc Tân Uyên, Bình Dương) cũng nhận được kết quả dương tính với vi rút đậu mùa khỉ từ Viện Pasteur TP.HCM. Nữ bệnh nhân này đang được cách ly điều trị tại Trung tâm y tế H.Tân Uyên.
Xem nhanh 12h ngày 26.9: Thời sự toàn cảnh
Có 4 người tiếp xúc ca bệnh ở TP.HCM
Sở Y tế TP.HCM đã có chỉ đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thực hiện tốt cách ly, điều trị và chăm sóc người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế. Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phối hợp với CDC Đồng Nai, Bình Dương tiếp tục điều tra dịch tễ, nhất là tiền sử đi lại và tiếp xúc của người bệnh để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt, theo dõi và hướng dẫn 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân (4 người tại TP.HCM, 1 người Bình Dương, 3 người Đồng Nai) tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn toàn bộ nhà trọ và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân.
Hạ cấp dịch, người nhiễm Covid-19 phải trả tiền thuốc điều trị, vắc xin
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã thống nhất chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Người bệnh phải thanh toán chi phí chăm sóc sức khỏe, tiêm vắc xin.
Tại cuộc họp báo định kỳ về tình hình kinh tế, xã hội ở TP.HCM chiều 8.6, ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã thống nhất chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc HCDC tại họp báo định kỳ về kinh tế, xã hội chiều 8.6
Theo đó, không còn bắt buộc người bệnh phải cách ly, điều trị mà được đi lại tự do. Nhưng việc điều trị bệnh, thuốc men hay chi trả chi phí y tế cho người dân sẽ không còn như cách ứng phó với bệnh truyền nhiễm nhóm A. Người bệnh phải thanh toán chi phí chăm sóc sức khỏe, y tế, tiêm vắc xin.
Ông Tâm cho biết việc hạ cấp Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B là đúng thời điểm. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá Covid-19 vẫn là dịch bệnh có tính đặc thù, còn nhiều vấn đề cần đợi Bộ Y tế chính thức hướng dẫn.
Ông Tâm nói thêm, việc đeo khẩu trang giờ đây không còn bị bắt buộc nhưng người dân nên thực hiện tốt 2K (khẩu trang và khử khuẩn) để bảo vệ sức khỏe. Nên đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người, có nguy cơ cao và duy trì thói quen rửa tay, khử khuẩn để tránh các bệnh truyền nhiễm.
Người bệnh phải trả chi phí điều trị, vắc xin. Ảnh C.T.V
"Khi thay đổi cấp độ dịch đối với Covid-19, người dân sẽ phải chịu trách nhiệm chính cho sức khỏe của mình. Biện pháp phù hợp nhất trong thời điểm này vẫn là tuân thủ 2K. Đây là giải pháp quan trọng để phòng bệnh bởi không chỉ Covid-19 mà nhiều bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc, hô hấp cũng có thể gây nguy hiểm", ông Nguyễn Hồng Tâm nhấn mạnh.
Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Sở Y tế nói về dự báo TP.HCM thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng
Từ đầu năm đến ngày 29.5, cả nước ghi nhận 85.493 ca mắc Covid-19, trung bình hằng tháng ghi nhận 17.000 ca mắc. Cả nước ghi nhận 20 ca tử vong do Covid-19, tỷ lệ tử vong giảm mạnh xuống còn 0,02%. Các ca tử vong ghi nhận trong thời gian này đều là những trường hợp có bệnh nền nặng đang điều trị từ trước, phần lớn có tiền sử chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng Covid-19.
Ngày 5.5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. WHO khuyến nghị các quốc gia chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn.
Sở Y tế TP.HCM: Covid-19 tăng nhẹ, tập trung ở người cao tuổi Trước tình hình số ca mắc Covid-19 tăng nhẹ, tập trung ở người cao tuổi, sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5, TP.HCM đặt ra vấn đề bảo vệ nhóm người nguy cơ. Ngày 18.4, Sở Y tế TP.HCM cho biết đang xem xét hoạt động trở lại "chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" trong giai đoạn Covid-19 hiện...