Bồi thường bảo hiểm cho ngư dân bị tàu “lạ” đâm tử vong
Sáng ngày 25/6, tại đảo Lý Sơn, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi phối hợp với Ban vận động Quỹ Bầu ơi, các doanh nghiệp tổ chức, trao nhiều phần hỗ trợ, tặng quà cho học sinh, bồi thường bảo hiểm cho trường hợp ngư dân tử vong và tàu cá bị chìm.
Thông qua chương trình “ Chung sức vì biển đảo quê hương”, đoàn từ thiện tiến hành hoạt động tặng 18 nhà nhân ái (40 triệu đồng/nhà), 20 thùng sữa tươi, 50 bảo hiểm thân tàu (trị giá bảo hiểm 500 triệu đồng). Nguồn hỗ trợ do Ban vận động Quỹ Bầu ơi và 2 doanh nghiệp tài trợ.
Bà Trương Viết Nhung – Chủ tịch Ban vận động Quỹ Bầu ơi – trao bảo hiểm thân tàu cho gia đình chủ tàu cá Lý Sơn.
Bà Trương Viết Nhung – Chủ tịch Ban vận động Quỹ Bầu ơi – chia sẻ: “Từ ngàn đời qua, ngư dân Lý Sơn luôn bền bỉ, kiên cường bám biển ở Hoàng Sa và Trường Sa. Trong quá trình hành nghề trên biển, ngư dân gặp nhiều khó khăn như thiên tai, tai nạn và bị tấn công. Với vai trò là người con đất Việt, tôi mong muốn góp công sức, vận động nhiều nguồn nhằm hỗ trợ giúp ngư dân yên tâm bám biển khơi xa”.
Cũng tại chương trình, đơn vị bảo hiểm PVI thực hiện trao trả tiền bảo hiểm trị giá 300 triệu đồng cho tàu cá QNg 96084-TS của ngư dân Nguyễn Chí Thạnh, bị tai nạn cháy nổ gây chìm tàu trên vùng biển Hoàng Sa. Bên cạnh đó, bồi thường bảo hiểm tai nạn thuyền viên (cá nhân) cho gia đình ngư dân Đặng Dùm bị tàu “lạ” đâm tử vong, trị giá 50 triệu đồng.
Ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (bên phải) nhận bồi thường bảo hiểm trị giá 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện KSND tối cao trao cặp sách và vở học tập cho học sinh Lý Sơn.
Bà Trương Viết Nhung tặng bức ảnh Trường Sa lớn cho đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi.
Ngoài ra, theo hoạt động chương trình “Chung sức vì biển đảo quê hương”, ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – đã trao tặng 800 cặp sách và 8.000 cuốn vở cho 50 học sinh Lý Sơn. Ban vận động Quỹ Bầu ơi tặng đột xuất cho trường Tiểu học xã An Hải 5 triệu đồng, tặng 2 bức ảnh Trường Sa lớn đến Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Huyện ủy Lý Sơn.
Hồng Long
Theo Dantri
Không nên đặt vấn đề mua tin chống tham nhũng
Chiều 4/6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nói rằng: "Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của mọi người dân, không nên đặt vấn đề mua tin".
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời báo chí
Được biết có địa phương vừa công bố các quy định mua tin từ các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, quan điểm của ông ra sao?
Theo tôi, đấu tranh phòng chống tham nhũng là trách nhiệm của mọi người dân, không nên đặt vấn đề và khuyến khích mua tin về tham nhũng của các cơ quan chức năng.
Người dân hiện nay rất bức xúc với vấn nạn tham nhũng, họ sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng, nếu họ có thông tin. Còn đặt vấn đề thành chuyện mua bán, tôi nghĩ dân không ủng hộ. Có vẻ như đặt ra vấn đề mua bán như vậy là xúc phạm danh dự của người cung cấp tin.
Vậy ông có nghĩ đây là biện pháp để khuyến khích người dân giúp công tác phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn?
Những người dân chân chính, lương thiện sẽ không coi đó là cách để có thu nhập. Cho nên tôi nghĩ không nên khuyến khích chuyện này.
Thực tế, để có những thông tin về tội phạm về tham nhũng, phải có những chính sách đặc thù, thậm chí phải chi những khoản rất lớn để có thông tin?
Đấy là câu chuyện khác. Tôi tin người dân sẵn sàng tham gia đấu tranh, chống tham nhũng. Không nên coi cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng như một kế sinh nhai.
Nhưng cũng có thể coi đó là khoản tiền thưởng để khuyến khích người dân cung cấp thông tin?
Khen thưởng lại là câu chuyện khác. Nếu dùng tiền để mua thông tin là câu chuyện có vẻ như thiếu tin tưởng và thiếu tôn trọng nhân dân.
Hiện nay những người đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng tích cực nhưng chưa được bảo vệ tốt. Có biện pháp nào để người dân tin tưởng cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng?
Bảo vệ nhân chứng, bảo vệ nguồn tin, đặc biệt là những nhân chứng trong đấu tranh chống tham nhũng là câu chuyện đặt ra không phải chỉ đối với Việt Nam. Thế giới cũng đặt ra việc phải bảo vệ nhân chứng, người tố giác tội phạm.
Trên thực tế, chúng ta cũng đã có nhiều biện pháp để bảo vệ họ. Cá biệt có những trường hợp này trường hợp khác, có những biểu hiện lệch lạc, cần phải điều chỉnh và xử lý. Tuy nhiên, cái đó không phải phổ biến.
Cảm ơn ông!
Theo Nguyễn Tuấn
Tiền Phong
Gần 20 cán bộ làm oan ông Chấn chưa chắc sẽ "hạ cánh an toàn" Thực tiễn pháp lý trong thời gian qua có một nghịch lý là lấy lý do năng lực chuyên môn yếu kém hoặc lỗi vô ý thì những người tiến hành tố tụng làm oan người vô tội đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khỏi phải hoàn trả tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị oan....