Bối rối vì con gái không muốn tôi đi lấy chồng mới
Con gái tôi không muốn mẹ lấy chồng mới và nó ác cảm với tất cả những đàn ông nào muốn làm quen với tôi.
Tôi phải làm thế nào để vượt qua được bước khó khăn này? (Ảnh minh họa)
Thưa chuyên gia tâm lý! Tôi ly hôn đã 2 năm nay, gần đây tôi mới gặp người đàn ông phù hợp và chúng tôi muốn cùng nhau “đi bước nữa”. Nhưng tôi có con gái 7 tuổi, nó không muốn mẹ lấy chồng mới và nó ác cảm với tất cả những đàn ông nào muốn làm quen với tôi.
Tôi thấy khó nghĩ quá, hình như người bạn mới của tôi cũng không thích con tôi. Tôi phải làm thế nào để vượt qua được bước khó khăn này. Bởi vì nếu phải sống xa con hoặc phải chứng kiến cảnh mâu thuẫn thường xuyên của chồng với con riêng thì thà ở vậy nuôi con còn hạnh phúc hơn.
Chuyên gia đã gặp trường hợp nào thế này chưa và anh có lời khuyên nào bổ ích cho trường hợp của tôi thì tôi cám ơn rất nhiều. Tôi chờ đợi thư trả lời của anh. Chúc anh mạnh khỏe và thành công trong sự nghiệp.
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Chuyên gia tư vấn tâm lý Trịnh Trung Hòa
Chúng ta biết rằng quan hệ giữa các thành viên trong một gia đình bao giờ cũng dựa trên hai cơ sở là quan hệ huyết thống hoặc quan hệ lựa chọn. Tiếc rằng những đứa con riêng của họ rơi ra ngoài cả hai cơ sở đó. Chúng không cùng huyết thống với người chồng hay vợ mới đã đành. Chúng cũng không được lựa chọn mẹ kế hay cha dượng mà do người lớn lựa chọn nhau. Vì thế sự mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa người này với con của người kia là điều rất dễ xảy ra.
Đây là một vấn đề tế nhị và nhạy cảm với trẻ thơ vì tâm hồn chúng còn non nớt rất dễ bị tổn thương. Bước khởi đầu để người yêu mới và con mình thân thiện với nhau là rất quan trọng. Nếu làm hỏng thì sửa chữa lại rất khó. Cho nên khi bạn đã gặp người mà bạn thực sự yêu và bạn muốn anh ấy cùng chung sống với mẹ con bạn thì hai thành viên đó của gia đình phải vui vẻ chấp nhận nhau mới sống hạnh phúc được.
Tôi đã gặp một người đàn ông bị đứa con riêng của vợ mới 16 tuổi đấm sưng vều cả môi và anh đành phải ly hôn không thể chung sống được. Có cách nào để anh ấy hòa nhập với các con mình, đặc biệt là khi chúng đã trải qua một cuộc ly dị đau đớn giữa cha mẹ nó. Tất nhiên không có một giải pháp chung cho mọi trường hợp nhưng có một số quy tắc mà bạn cần tuân thủ nếu muốn có một sự khởi đầu tốt đẹp.
Khi một người đàn ông xa lạ bước vào cuộc sống của mẹ con bạn có thể là khó hiểu với chúng. Cho nên bạn đừng vội vã chủ quan. Hãy tận hưởng thời gian hò hẹn với nhau trước khi giới thiệu anh ấy với con mình. Đừng nghĩ rằng trẻ em dễ làm quen với anh ấy một cách nhanh chóng. Hãy để chúng coi anh ta như một người bạn của mẹ.
Video đang HOT
Chúng cần thời gian để làm quen với người bạn mới của mẹ. Nên bạn khéo tổ chức những cuộc gặp gỡ “tình cờ” tại công viên hoặc nơi nào trung lập trong vài lần đầu bạn đi chơi cùng con và “vô tình” gặp anh ấy. Hãy thiết kế những hoạt động vui chơi khác nhau khiến trẻ em thích thú.
Nếu chúng có vẻ lạnh nhạt với người yêu mới của bạn, bạn không thể buộc chúng phải thích anh ấy ngay. Cứ để mối quan hệ ấm dần lên một cách từ từ càng tốt, cần có thời gian để anh ấy chinh phục chúng qua cái cầu nối là bạn.
Bạn hãy nói với người yêu về con mình, những gì nó thích và không thích. Điều này sẽ giúp anh ấy có các cuộc trò chuyện hay vui chơi với con bạn. Hãy nhớ rằng, không phải người đàn ông nào cũng biết cách gây thiện cảm với trẻ em. Đừng để con bạn cảm thấy như chúng bị “ra rìa” hoặc ít nhất là chúng không được ở bên mẹ nhiều như trước.
Bạn có thể mê say người yêu nhưng đừng chiếm quá nhiều thời gian của bạn với con. Nó sẽ nhìn anh ta như một kẻ xâm chiếm hết tình cảm của mẹ nếu bạn dành cho anh ta hầu hết thời gian rảnh rỗi của mình.
Bạn sẽ phải hối tiếc nếu mối quan hệ giữa anh ấy với con bạn xấu đi. Bạn hãy làm thế nào tăng cường thời gian nhiều hơn với con, vì chúng dễ bị tổn thương vào lúc này. Nếu bạn thành công ở bước khởi đầu những bước sau rất dễ. Chúc bạn thành công và có hạnh phúc mới!
Tuy nhiên theo tôi không nhất thiết anh ấy cứ phải sống cùng mẹ con bạn. Nếu mỗi người ở một nhà như hiện nay và chỉ gặp nhau ở đâu đó khi nào mong muốn thì đó cũng là cuộc sống thú vị lắm đấy bạn ạ, không phải ai cũng có được đâu. Còn hơn là về sống cùng nhau nhưng chỉ làm tổn thương nhau và theo thống kê của chúng tôi tỷ lệ tan vỡ của những cuộc hôn nhân lần thứ hai trong thực tế lại cao hơn lần thứ nhất đấy bạn ạ.
Thấy cảnh này trong phòng ngủ, vợ tôi tức giận bỏ về nhà ngoại
Tôi chạy xe sang nhà ngoại nhưng vợ tôi nhất định không chịu về. Bố mẹ vợ thì lại đứng về phía con gái. Vợ tôi đang mang bầu tháng thứ 8. Hình như phụ nữ mang thai nóng hơn người thường.
Lúc nào cô ấy cũng kêu người bức bối, khó chịu. Thương vợ, tôi quyết định lắp một cái điều hòa trong phòng riêng của hai vợ chồng.
Ở điều kiện hoàn cảnh gia đình tôi, để lắp điều hòa cũng là việc cần cân nhắc. Hai vợ chồng tôi đều làm công nhân, nếu không tăng ca thì lương không được bao nhiêu. Mẹ tôi chưa già nhưng sức khỏe yếu, hầu như chỉ ở nhà làm những việc vặt và lo nội trợ.
Hàng tháng, lương hai vợ chồng chỉ đủ chi tiêu, còn dư bao nhiêu để dành cho kỳ sinh nở và nuôi con nhỏ sắp tới. Lúc đầu, khi tôi nói lắp điều hòa, vợ bảo không cần, sợ tốn tiền điện.
Nhưng tôi bảo vợ: "Chỉ cần mình dùng tiết kiệm, chắc cũng chẳng hết bao nhiêu". Vợ nghe tôi nói xuôi tai nên đồng ý.
Mang tiếng là có điều hòa, nhưng phải hôm nào thật nóng bức, vợ tôi mới dám bật. Những ngày trời nắng nóng, cô ấy bảo mẹ chồng vào phòng ngủ cùng nhưng mẹ tôi không vào.
Bà bảo, cả đời trải qua bao mùa nắng nóng có sao đâu. Vả lại, bà không quen nằm điều hòa, vào nghe mùi cứ như đi xe, cảm thấy mệt hơn.
Nhìn phòng ngủ của mình đã bị chiếm dụng, vợ tôi tức giận bỏ đi (Ảnh minh họa: Getty).
Nói là tiết kiệm, nhưng tháng vừa rồi, nhìn hóa đơn tiền điện gấp đôi tháng trước, vợ tôi cũng xót xa. Cô ấy đùa tôi: "Cái giá của sự sung sướng đúng là không hề rẻ".
Tôi động viên vợ: "Để anh chịu khó tăng ca, coi như kiếm tiền cho mẹ con cu Sóc nằm điều hòa nhé". Vợ nghe xong nước mắt rưng rưng.
Tôi có một chị gái đã lập gia đình. Chị làm công nhân, lấy chồng ngoại tỉnh, chưa có nhà nên đang ở trọ. Trước tôi chưa lấy vợ, anh chị ở cùng nhà. Từ khi tôi chuẩn bị cưới, gia đình chị mới chuyển ra ngoài thuê trọ.
Dạo này, hai đứa con chị nghỉ hè nên mỗi sáng đi làm, chị gái tôi đều chở con đến nhà tôi nhờ mẹ trông. Các cháu ăn uống cả ngày ở nhà tôi, chiều chị mới đón về. Thậm chí nhiều hôm, anh chị đi làm ca về muộn, để hai đứa ngủ luôn ở đó.
Hai đứa nhỏ tối nào cũng kêu nóng, đòi vào phòng cậu mợ ngủ điều hòa. Vợ tôi sợ ngủ chung cháu lăn ngang lăn dọc sẽ đạp vào bụng bầu nên phải trải chiếu xuống nền nhà, hai vợ chồng nằm ngủ, nhường giường cho hai cháu.
Chuyện ngủ là một chuyện, còn chuyện ăn uống cũng là vấn đề. Hôm qua, vợ tôi hỏi mẹ: "Chị gửi hai cháu ở đây, thế có gửi tiền ăn không mẹ?".
Mẹ tôi nghe con dâu hỏi thì lấy làm kinh ngạc. Tôi hiểu tâm trạng của mẹ lúc đó. Với mẹ hay với tôi, lo cho cháu ăn uống là điều tất nhiên, không tính toán. Nhưng vợ tôi lại nghĩ khác.
Cô ấy cho rằng, anh chị cũng đi làm, có tiền. Nuôi con là trách nhiệm của anh chị, không phải trách nhiệm của cô ấy.
Nhưng từ khi bọn trẻ nghỉ hè, chúng gần như ở luôn bên nhà chúng tôi, đương nhiên việc ăn uống hàng ngày vợ tôi phải lo cả. Cô ấy thấy anh chị như vậy là không biết điều.
Tôi đã vài lần nhắc nhở vợ, con chị cũng là cháu mình. Anh em trong nhà khi cần thì hỗ trợ, giúp đỡ nhau, có đi đâu mà thiệt.
Nhưng dù nói thế nào, vợ tôi cũng thấy ấm ức, không thoải mái. Thái độ của con dâu như vậy khiến mẹ tôi không hài lòng. Mẹ tôi bảo vợ tôi ghê gớm, ki bo, với con cháu trong nhà cũng tính toán từng bữa ăn, giấc ngủ.
Hôm chủ nhật vừa rồi, hai vợ chồng tôi đều đăng ký làm thêm. Vợ làm ca sáng, tôi làm ca chiều. Tôi vừa vào ca, mẹ gọi điện nói vợ tôi ôm đồ bỏ về nhà ông bà ngoại.
Tôi hỏi mẹ có chuyện gì mà lại như thế? Mẹ tôi kể: "Thì cũng có gì đâu! Hôm nay chủ nhật, anh chị con được nghỉ làm. Từ sáng sớm, cả nhà nó đã kéo nhau sang đây.
Ăn uống xong, cả vợ chồng, con cái kéo vào phòng con bật điều hòa nằm ngủ. Tầm hơn 2h vợ con về, trời nắng như đổ lửa, mẹ thấy nó có vẻ mệt.
Nó chào mẹ xong thì đi thẳng vào phòng. Mẹ cũng đi theo, định bảo nó là nay anh chị sang, đang ngủ trong phòng.
Mẹ chưa kịp nói, nó đã mở cửa. Nhìn cảnh trong phòng ngủ, anh chị và cháu nằm trên giường, chăn gối, đồ đạc vứt ngổn ngang dưới nền nhà, vợ con không nói gì, liền xếp quần áo bảo với mẹ sẽ về ngoại ở ít hôm.
Mẹ biết nó không hài lòng cảnh vừa nhìn thấy nhưng không khuyên nó được".
Tôi nghe xong, vừa thương vợ, vừa giận chị, liền xin nghỉ làm chạy ngay về nhà. Tôi và chị gái cãi nhau một trận.
Chị ấy cho rằng, tôi có vợ chỉ biết bênh vợ, không coi chị em ra gì. Rằng cậu mợ mà cháu đến chơi, ăn bữa cơm còn muốn phải đưa tiền này nọ. Hỏi xem có nhà ai đối xử với cháu như thế không?
Tôi chạy xe sang nhà bố mẹ vợ, vợ tôi nhất định không về. Cô ấy nói không chịu nổi thói vô lý của chị gái chồng, cũng không muốn lo lắng chuyện bao đồng nữa.
Cô ấy bảo sẽ ở cữ luôn nhà ngoại, nhường phòng bên nhà cho nhà chị gái về ở luôn cho thoải mái. Tôi nhờ bố mẹ vợ khuyên nhưng họ lại đứng về phía con gái. Họ cho rằng, con gái mình ở nhà chồng bị ăn hiếp, phải chịu ấm ức, đồng ý cho con gái về nhà.
Cuối cùng, chẳng chuyện gì ra chuyện gì, mà anh chị em trong nhà và thông gia hai bên không nhìn nổi mặt nhau.
Là do chị gái tôi quá đáng, vợ tôi khó tính hay chấp nhặt, hay do lỗi tại cái điều hòa?
Con gái lấy chồng xa, âm thầm nuôi heo đất gần nửa tỷ đồng tặng bố mẹ Dù lấy chồng xa nhưng con gái vẫn âm thầm nuôi heo đất, để dành được gần nửa tỷ đồng hỗ trợ bố mẹ xây nhà mới. Món quà bất ngờ Những ngày qua, chị Phùng Ngọc Thao (SN 1991, ngụ quận Hà Đông, Hà Nội) rất bất ngờ khi một video cũ trên trang cá nhân được nhiều người chia sẻ và...