Bóc gỡ đường dây làm giả nước Lavie
Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Hoàng Mai ( Hà Nội) ngày 20/5 đã bóc gỡ thành công đường dây sản xuất, kinh doanh nước uống đóng bình giả nhãn hiệu Lavie.
Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; ra quyết định tạm giữ 4 đối tượng về hành vi phạm tội trên. Trong số các đối tượng tham gia có hai trường hợp đang là nhân viên giao bán nước chính hãng của Công ty Lavie.
Các đối tượng gồm: Lê Đăng Giao (SN 1972); Lê Thị Tâm (cùng ở tại huyện Thanh Trì); Lê Văn Bắc (SN 1987, địa chỉ Cầu Giấy, Hà Nội) và Nguyễn Văn Hiền (SN 1987, địa chỉ tại Chương Mỹ, Hà Nội).
Trước đó, qua công tác quản lý địa bàn, quản lý nghiệp vụ, khoảng đầu năm 2022, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai phát hiện trên địa bàn xuất hiện một số loại nước đóng bình của một thương hiệu lớn, được bán trôi nổi trên thị trường có giá rẻ hơn nhiều so với mặt hàng cùng loại các tại các đại lý chính hãng.
Nhận định đây là hàng giả, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai đã báo cáo lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai xác lập án đấu tranh. Nhiều tháng dòng theo dõi, lần tìm từ nguồn hàng, đối mặt với không ít khó khăn do thủ đoạn của đối tượng gây án, đến tháng 3/2022, các trinh sát đã phát hiện được một cơ sở nghi vấn sản xuất hàng giả có địa chỉ tại huyện Thanh Trì, Hà Nội song việc phá án không dễ dàng.
Cán bộ Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Hoàng Mai làm việc với đối tượng Lê Đăng Giao.
Trao đổi với chúng tôi, Đội trưởng Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai cho biết: Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó. Cụ thể, đối tượng chỉ bán nước cho người quen; khi giao hàng thì nhân viên đi vòng vèo qua nhiều tuyến đường.
Quá trình sản xuất, căn nhà thường xuyên cửa đóng, then cài; vợ chồng đối tượng trực tiếp làm hàng, không thuê, mượn ai để đảm bảo thông tin. Nếu không kịp thời ngăn chặn, các loại nước không rõ nguồn gốc trên nếu được tuồn ra thị trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
Kiểm tra các nắp bình, màng co đối tượng dùng dể sản xuất nước đóng bình.
Video đang HOT
Quá trình theo dõi, các trinh sát Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai đã xác định hai đối tượng nghi vấn là vợ chồng Giao và Tâm. Đối tượng Giao từng có nhiều tiền án tiền sự: Năm 1999, Giao bị Toà án nhân dân huyện Đông Sơn, Thanh Hoá xử phạt 15 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích. Năm 2002, Giao bị Toà án nhân dân huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 6 tháng tù giam về tội huỷ hoại tài sản; đến năm 2007 bị tuyên phạt 40 tháng tù giam về tội đánh bạc. Vợ chồng đối tượng đã biến căn nhà thành một cơ sở sản xuất.
Quá trình theo dõi vào hồi 7h 30 phút ngày 18/5, tổ công tác Đội Cảnh sát Kinh tế – Công an quận Hoàng Mai, tại khu vực số 9, ngách 51/15 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai phát hiện Giao đang tập kết 10 bình nước nhãn hiệu Lavie (loại 19 lít) và 10 bình nước nhãn hiệu Viva loại 18,5 lít không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ để giao cho khách.
Tại Cơ quan Công an, Giao và Tâm khai nhận: Trước đó, Giao đưa nước uống Lavie cho một đại lý phân phối, có địa chỉ tại Hà Nội nên nắm bắt được nhu cầu mua và sử dụng nước khoáng Lavie trên địa bàn. Sau khi nghỉ việc ở công ty một thời gian, vì hám lời, Giao cùng vợ nảy sinh ý định làm giả nước Lavie đóng bình.
Tang vật Cơ quan Công an thu giữ.
Để thực hiện việc sản xuất hàng giả, Giao mua nắp bình, tem, nhãn mác nước Lavie, Viva tại một địa chỉ ở quận Cầu Giấy; đổi vỏ bình nước rồi mang về chỗ ở tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nước tinh khiết không có nhãn mác, Giao mua của Dương Thanh Tùng (SN 1973; địa chỉ Hoàng Mai, Hà Nội) rồi dùng máy khò dập vào bình nước Lavie, Viva, dán nhãn Lavie, Viva, đóng bọc nắp, màng co, hoàn thiện các bình nước uống Lavie, Viva giả (sản phẩm thật của Công ty TNHH Lavie; địa chỉ: Quốc lộ 1A, Khánh Hậu, Tân An, Long An) rồi đem đi bán cho các cửa hàng tạp hóa, khách có nhu cầu sử dụng.
Bước đầu vợ chồng Giao, Tâm khai nhận đã sản xuất nước Lavie, Viva giả từ khoảng tháng 11/2021 đến nay. Trong đó, giai đoạn đầu từ khoảng tháng 11/2021 đến tháng 2/2022, Giao vừa sản xuất, bán nước giả, vừa mua nước thật bán cho khách. Từ khoảng tháng 3/2022 đến nay chỉ sản xuất, bán nước giả cho khách, không có hàng thật. Tổng hàng giả đã sản xuất khoảng hơn 1.200 bình Lavie, Viva bán cho khách.
Mở rộng điều tra, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Hoàng Mai đã triệu tập hai đối tượng gồm Lê Văn Bắc và Nguyễn Văn Hiền là nhân viên giao bán nước chính hãng của Công ty Lavie. Tại Cơ quan Công an, Bắc và Hiền cho biết: Giao đã đặt mua các bộ nắp bình, tem tròn Lavie, Nestlé Waters và màng co nắp Lavie của Bắc và Hiền với giá 10.000 đồng/ 1 bộ.
Để có số nắp bình và tem tròn trên, trong quá trình đi giao bán nước, hai đối tượng đã bóc lại các nắp bình, tem tròn, màng co nhãn hiệu Lavie, Viva, khi lắp vào cây nước, mở vòi bình cho khách, để bán cho Giao. Bắc và Hiền biết Giao mua lại các nắp bình, tem nhãn, màng co để về sản xuất nước Lavie, Viva giả nhưng vì lợi nhuận nên vẫn cung cấp bán cho Giao.
Trong đó, Bắc bán cho Giao được khoảng 35 bộ, trị giá khoảng 350.000 đồng; Hiền bán cho Giao khoảng 810 bộ trị giá khoảng 8,1 triệu đồng. Hiện Cơ quan Công an đang tiến hành điều tra, xác minh mở rộng vụ án và xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định pháp luật.
Vụ Đại tá Phùng Anh Lê: Bắt thêm 2 nguyên Phó Đội trưởng công an quận
Liên quan đến vụ "tha trái pháp luật người bị bắt", Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao quyết định khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 nguyên Phó Đội trưởng Công an quận Tây Hồ, Hà Nội.
Tối 23/9, theo nguồn tin của phóng viên, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã khởi tố, bắt tạm giam Trung tá Vũ Công Ngọc - nguyên Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Trung tá Lê Đình Trung - nguyên Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội, để điều tra về tội " Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù " theo Điều 378 Bộ luật Hình sự.
Thời điểm bị khởi tố, ông Lê Đình Trung đang giữ chức Phó Trưởng Công an xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Trước đó, cùng tội danh trên, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã khởi tố, bắt tạm giam Đại tá Phùng Anh Lê, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội và Trung tá Nguyễn Đức Châu, cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Tây Hồ.
Trước thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam, Bộ Công an đã tước quân tịch đối với Đại tá Phùng Anh Lê.
Trụ sở Công an quận Tây Hồ. (Ảnh: VOV).
Trước đó, chiều 21/6, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, những hành vi vi phạm của Đại tá Phùng Anh Lê xảy ra vào năm 2016. Thời điểm đó, ông Lê là Trưởng Công an quận Tây Hồ, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận này.
"Ông Lê có dấu hiệu ban đầu phạm tội không khởi tố người có tội. Tuy nhiên, tội danh điều tra với ông Lê thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra - Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Động cơ, mục đích thế nào, có phải "chạy án" hay không thì phụ thuộc vào kết luận điều tra của Viện KSND Tối cao" - Tướng Trung cho hay.
Liên quan đến vụ việc này, Công an TP Hà Nội đã đình chỉ công tác Đại tá Phùng Anh Lê, Thượng tá Phạm Quý Hải - Phó trưởng Công an quận và Trung tá Nguyễn Đức Châu để làm rõ trách nhiệm liên quan quá trình tiến hành các biện pháp tố tụng đối với vụ án "Cướp tài sản" xảy ra từ năm 2016 và một vụ án khác.
Theo hồ sơ vụ án, vào năm 2016, Nguyễn Hữu Tài mở cửa hàng cho vay theo hình thức "bốc bát họ" trả góp theo ngày. Sau đó, anh T. (SN 1990, ở Hà Nội) có vay của Tài 10 triệu đồng, bị "cắt" 2 triệu, chỉ được nhận 8 triệu đồng.
Theo thỏa thuận, mỗi ngày anh T. sẽ trả Tài số 200 nghìn đồng (gồm cả gốc và lãi) trong thời hạn 50 ngày. Tuy nhiên, anh T. chỉ đóng 30 ngày ứng với 6 triệu đồng rồi dừng lại, còn nợ của Tài 4 triệu đồng.
Ngày 21/9/2016, Tài, Đức phát hiện anh T. đang uống nước ở An Dương (quận Tây Hồ) nhưng không dám đòi nợ. Sau đó, Tài gọi thêm 3 người tới yêu cầu anh T. trả tiền. Khi thấy anh T. bỏ chạy và hô "cướp, cướp", 5 bị cáo nêu trên đuổi theo đánh anh T., ép ngồi lên xe máy và giữ một điện thoại iPhone 5 của anh.
Khi các đối tượng đang chở anh T. đến nơi khác, xe máy của Đức hết xăng nên nạn nhân đã lợi dụng cơ hội này chạy vào trụ sở công an gần đó. Thấy vậy, một bị cáo vứt điện thoại của anh T. vào cổng trụ sở rồi bỏ về.
Sáng 22/9/2016, Tài được triệu tập tới Công an quận Tây Hồ làm việc và khai báo hành vi của mình. Tối cùng ngày, Tài bị ra lệnh tạm giữ hình sự nhưng sau đó lại được đưa ra ngoài cho người nhà đón về.
Những ngày sau, Công an quận Tây Hồ mời Tài và anh T. tới trụ sở hòa giải. Tài bồi thường cho anh T. 15 triệu đồng và thay lại màn hình chiếc iPhone 5 của anh.
Cáo trạng nhận định, trong quá trình điều tra vụ án, một số cán bộ Công an quận Tây Hồ không xử lý đối tượng Tài và đồng phạm về tội "cướp tài sản" vào năm 2016. Do có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nên Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã thụ lý, giải quyết bằng vụ án khác.
Ngày 29/4, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt đối với 5 bị cáo gây ra vụ cướp này, trong đó Nguyễn Hữu Tài bị tuyên 24 tháng tù giam về tội "cướp tài sản".
Triệt phá 5 đường dây làm giả hàng nghìn bộ hồ sơ kiểm toán độc lập Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã điều tra, làm rõ 5 đường dây làm giả hàng nghìn bộ hồ sơ kiểm toán độc lập. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 5 vụ án hình sự; bắt giữ 6 đối tượng về hành...