Bố vợ đề nghị một việc khiến tôi xây xẩm mặt mày trước ngày cưới
Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là tới ngày trọng đại nhất trong đời tôi. Hôm qua, bố vợ gọi điện nói có chuyện muốn gặp. Tưởng bố muốn gửi gắm điều gì, ai ngờ…
Tôi gặp em trong một tình huống có thể coi là định mệnh. Em bị tai nạn trên đường đi học thêm ngoại ngữ về. Lúc đó tuy chưa khuya, con hẻm rất vắng người. Kẻ gây tai nạn bỏ chạy, mặc kệ em nằm bên vệ đường, người bê bết máu.
Không nghĩ ngợi, tôi gửi xe máy vào nhà dân ven đường, nhanh chóng gọi một chiếc taxi đưa em đến bệnh viện. Bác sĩ nói em bị mất máu nhiều, cần người tiếp máu. May mắn thay, nhóm máu của tôi đúng nhóm máu em cần.
Vài hôm sau, có người gọi điện, xưng là bố em, nói muốn gặp tôi. Khi biết tôi đang là sinh viên ở trọ, chú đưa tôi một số tiền nói thay lời cảm ơn. Tôi từ chối, bảo rằng giúp người là việc nên làm, không phải để được trả ơn.
Tôi và em sau đó trở thành bạn bè. Nói đúng hơn, em chủ động liên lạc và kết bạn với tôi. Em chủ động tán tỉnh tôi. Em nói rằng, trong người em đang chảy dòng máu của tôi. Chính tôi là người đã sinh ra em một lần nữa.
Tôi vốn dĩ vẫn xem mọi lời em nói như một câu chuyện vui. Chúng tôi là hai hoàn cảnh khác nhau. Em là con gái nhà giàu có, lớn lên trong nhung lụa. Tôi xuất thân từ ruộng đồng lam lũ. Làm bạn với nhau đã khó, nói gì đến yêu nhau.
Tôi không ngờ, bố vợ có thể đưa ra một đề nghị quá đáng như vậy (Ảnh minh họa: iStock).
Nhưng vấn đề quan trọng ở chỗ, tôi không yêu em. Em không xinh đẹp, cũng chẳng có nét nào quyến rũ tôi. Người ta nói ông trời công bằng, không cho ai tất cả cũng đúng. Em có mọi thứ nhưng lại không có nhan sắc, điều rất quan trọng với một cô gái.
Tôi không có chút rung động nào đối với em. Tôi chưa từng nhớ nhung, cũng chưa có khát khao được ở bên em.
Ấy là suy nghĩ của tôi khi còn là sinh viên. Sau này ra trường, đối mặt với muôn thứ áp lực, tôi nhận ra, em có thể không cho tôi cảm xúc, nhưng em có thể cho tôi danh vọng.
Video đang HOT
Với vị trí cao trong một tập đoàn, bố em hoàn toàn có thể nâng đỡ tôi nếu tôi là con rể tương lai của ông. Tôi bắt đầu mở lòng mình, đón nhận em. Tình yêu quan trọng nhưng với đàn ông, việc có sự nghiệp quan trọng hơn.
Thay vì dành cả thanh xuân chỉ để lo cơm áo gạo tiền, gặp người mình yêu rồi cũng chưa chắc có thể chăm lo tốt cho họ, chi bằng chọn một con đường dễ đi hơn. Còn chuyện tình cảm, biết đâu “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Tôi đã nghĩ như vậy và vững tin với lựa chọn của mình.
Bố mẹ em có vẻ không hài lòng với sự lựa chọn này của con gái. Bố em từng thắc mắc: Sao trước đây tôi từng cự tuyệt cô ấy, giờ lại thay đổi? Tôi không thể nói thật, chỉ có thể nói những lời không đúng lòng mình.
Đám cưới cuối cùng cũng được nói đến. Hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện đại sự. Em khoe với tôi, bố mẹ hứa sẽ cho hai đứa căn hộ chung cư cao cấp ở trung tâm thành phố, còn cho em một mảnh đất làm của hồi môn.
Tôi chỉ im lặng nghe, coi như không màng tới những chuyện đó. Thâm tâm tôi rõ nhất, em là con một trong nhà, không chỉ là một căn hộ hay một mảnh đất, tài sản của bố mẹ vợ sau này cũng đều là của em.
Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là tới ngày trọng đại nhất trong đời tôi. Hôm qua, bố vợ gọi điện nói muốn gặp riêng tôi. Tưởng bố còn chuyện gì riêng tư muốn gửi gắm, ai ngờ…
Vừa gặp, bố vợ đã đưa cho tôi một tờ giấy và đề nghị tôi ký vào. Đó là giấy khước từ tài sản vợ chồng. Tức là toàn bộ tài sản nhà, đất bố mẹ vợ cho chỉ thuộc về vợ tôi, tôi phải ký giấy công nhận đó là tài sản riêng của vợ.
Bố vợ nói với tôi: “Việc làm này có thể nhất thời khiến con khó chịu nhưng nếu nghĩ kỹ thì cũng chẳng có vấn đề gì. Mọi thứ trên danh nghĩa vẫn là bố mẹ cho các con. Nếu hai đứa yêu thương nhau, hôn nhân bền vững hạnh phúc thì nó vẫn là của cả hai. Bố luôn tin, con lấy con gái bố vì thực sự yêu thương nó. Chắc chắn con sẽ không phải chịu thiệt thòi gì đâu”.
Bố vợ đi rồi, tôi cảm thấy mắt mình như tối lại. Họ có nhất thiết phải làm tới mức như vậy không? Tôi lấy con gái họ, tôi trở thành con rể của họ. Con rể là người dưng hay sao?
Chuyện hôn nhân, ai biết được thế nào. Hôm nay có thể yêu nhau, sẵn sàng chết vì nhau, ngày mai hết yêu cũng là lẽ thường. Sao lại dùng tài sản để trói buộc một mối quan hệ kiểu ấy?
Tôi thú thật, ai nói tôi xấu cũng được nhưng tôi cưới cô ấy không hẳn vì tình cảm. Vậy nếu họ đã rạch ròi đến mức như thế, đám cưới này có nên diễn ra nữa hay không?
Mai mối cho người một lần 'đò', bà mối kể nhiều góc khuất
Theo bà mối Nguyễn Ngọc Anh (Hà Nội), mai mối cho những người đã qua một lần đò có nhiều khác biệt so với các đối tượng khác.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm nghề mai mối, chị Nguyễn Ngọc Anh từng kết nối cho rất nhiều các hoàn cảnh khác nhau, trong đó có những người đã ly hôn. Chị cho biết, những người đã ly hôn thường có nhiều yêu cầu và mối quan tâm khác biệt.
Với các trường hợp này, việc đầu tiên mà chị luôn làm là kiểm tra tình trạng độc thân hợp pháp của họ thông qua quyết định ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do chính quyền địa phương cấp trong vòng 6-12 tháng. Thậm chí, nếu ứng viên đang làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn thì giấy xác nhận là nhân sự của cơ quan ứng viên cũng có độ tin cậy rất cao.
Ngoài ra, khác với nhiều bà mối và các công ty mai mối online, chị còn sử dụng mạng xã hội để xem xét trang cá nhân, sự tương tác và cộng đồng của mỗi ứng viên. "Riêng khía cạnh này, các ứng viên ly hôn rất dễ bộc lộ trên trang cá nhân hoặc tương tác trên mạng xã hội".
Việc đầu tiên mà chị Ngọc Anh luôn làm trước khi mai mối cho các trường hợp đã qua một lần "đò" là kiểm tra tình trạng độc thân hợp pháp của họ. Ảnh minh hoạ
Người từng đổ vỡ thường yêu cầu cao
Có một thực tế mà chị Ngọc Anh nhận ra, đó là những người từng ly hôn thường có rất nhiều yêu cầu, tập trung vào nhiều vấn đề hơn so với người độc thân chưa từng kết hôn lần nào, ví dụ như các yếu tố: tiền bạc, gia cảnh bố mẹ, anh chị em, địa vị, tài sản, công việc hiện tại... Họ kén chọn và đòi hỏi ở đối phương nhiều vấn đề dù chỉ xác định hẹn hò và đa số không nói thẳng ra.
Đặc biệt, mong muốn đầu tiên và quan trọng nhất của đối tượng này thường là "tìm bạn hẹn hò", chứ không phải tìm người để kết hôn.
"Có một yếu tố rất thú vị tôi quan sát được, đó là nếu đối phương có con riêng, thì những người hẹn hò sẽ quan sát kĩ con riêng của đối phương về ngoại hình, sức khỏe, khả năng học tập, tâm lý...".
Lý do là con riêng có ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của mỗi người. Khi hai bên xếp lịch hẹn hò đều phải ưu tiên con riêng của đối phương, kể cả đối phương không nuôi con hay có sự hỗ trợ nuôi con của ông bà, giúp việc - bà mối cho hay.
Những người "không nuôi con" hậu ly hôn, đặc biệt là phụ nữ, hay bị soi xét nhất. Đặc biệt, khác với nhiều người nghĩ, những người không nuôi con lại không có nhiều thời gian rảnh rang để hẹn hò cuối tuần, lễ tết vì đó là lúc họ sẽ phải chăm sóc, dành thời gian cho con.
"Còn khi đã vượt qua giai đoạn tìm hiểu, quyết định cưới xin, chung sống hoặc đăng kí kết hôn, chắc chắn hai bên phải thống nhất về vấn đề nuôi con riêng. Đó phải là một kế hoạch lâu dài tới khi con riêng ngoài 20 tuổi, chứ không chỉ là những kế hoạch ngắn 1-2 năm".
"Nhiều cặp đôi 'rổ rá cạp lại' và có thêm con chung sẽ phức tạp hơn nữa, nhất là khoảng cách tuổi giữa các đứa trẻ 'khác dòng' lại lớn, chúng không sống và phát triển cùng nhau được... buộc hai bên lại phải đối mặt với nhiều rủi ro, biến động, nhất là khi đông con 'khác dòng'".
Rất chú ý đến tài chính của đối phương
Qua nhiều năm mai mối, chị Ngọc Anh chưa gặp trường hợp nào sau ly hôn và có gia đình mới mà cả 4 người "ngồi ăn chung một mâm". Chị thẳng thắn cho rằng, bản thân chị cũng tin "sự hoà thuận của mâm cơm 4 người" là giả tạo.
"Tôi luôn tư vấn cho các cặp đôi hẹn hò sau ly hôn rằng muốn tới với nhau, tốt nhất hãy im lặng về người cũ, mối quan hệ cũ. Tốt đẹp với nhau, tôn trọng nhau chính là không nên liên quan tới nhau nữa".
Các cặp đôi "rổ rá cạp lại" mà chị từng mai mối thành công thường đã giải quyết êm xuôi vấn đề "người cũ" khi cùng xây dựng cuộc sống mới. "Kể cả người cũ qua đời do tự tử hay đi tù, kể cả có con chung với nhau thì các cặp đôi 'rổ rá cạp lại' luôn phải có một kế hoạch thật tốt, chi tiết, chính xác, an toàn về vấn đề người cũ, con riêng".
Còn về chuyện tài chính, những người đã qua một đời vợ/chồng thường phải có điều kiện kinh tế tốt mới có nhiều khả năng thu hút đối phương. "Ngay từ khi hẹn hò, các đối tượng từng ly hôn đã 'soi' nhau rất kĩ về tài chính, kinh tế, tài sản riêng. Nói thẳng là có 'ngon', có dôi dư tiền bạc một bên hoặc cả hai bên thì mới tiến xa, kết hôn hay cưới xin chung sống, còn nếu 'bấp bênh, khó khăn quá' thì chỉ nên hẹn hò, cần thì gặp, góp tiền cùng đi du lịch... mà thôi" - chị Ngọc Anh chia sẻ.
Chuyện tài sản chung, tài sản riêng lại có vẻ dễ xử lý hơn người ta vẫn nghĩ. "Họ luôn rõ ràng về tài sản, thỏa thuận tài chính với nhau, ví dụ một bên 'bao nuôi' hoặc cả hai cùng góp thứ này thứ kia rõ ràng. Hơn nữa, tài sản (nếu có) đều đã đứng tên cá nhân mỗi người hoặc người thân hàng 1 của mỗi người. Vì thế, nếu tiến tới lâu dài với nhau, vấn đề tài chính khi tái hôn luôn rõ ràng hơn các mối quan hệ khác".
Theo chị Ngọc Anh, mỗi khách hàng đến với chị, nhất là những người từng ly hôn hoặc từng có những mối quan hệ sâu đậm đều là những người đặc biệt, hoàn cảnh nào cũng đáng suy nghĩ. Chị gặp cả những trường hợp tái hôn với chính người cũ, tái hôn với người mới lại là bạn thân của người cũ, hoặc tái hôn với người nước ngoài, Việt kiều để mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn...
"Tất cả đều thực sự đặc biệt. Là một người mai mối, tư vấn, tôi luôn nhắc nhở khách hàng rằng quyết định cuối cùng luôn là ở họ. Lời tư vấn, chia sẻ của bà mối chỉ là để tham khảo".
Vợ gọi điện mắng nhiếc bạn chồng thậm tệ khi anh sang nhà bạn xem bóng đá Không chỉ gọi điện để xác nhận việc chồng có đang xem bóng đá với người hàng xóm hay không, người vợ còn mắng nhiếc họ bằng những lời lẽ thô bạo, khủng khiếp. Mới đây, một bà nội trợ người Anh tên Joanne (59 tuổi) vừa nhận án phạt trước tòa với tội danh liên tục gọi điện cho chồng trong lúc...