Bỏ quy định phạt riêng nhà báo, luật sư khi livestream tại phiên tòa
Ở Pháp lệnh đã thông qua, mọi người vi phạm về quy định ghi âm, ghi hình đều bị xử lý để đảm bảo công bằng, tính tôn nghiêm của phiên tòa.
Sáng 18/8, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng với tỷ lệ tán thành 100%.
Pháp lệnh vừa được thông qua có nhiều điểm thay đổi so với dự thảo được TAND Tối cao trình tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8.
Toàn cảnh phiên họp chuyên đề pháp luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 18/8
Theo đó, Pháp lệnh đã bỏ quy định tại dự thảo về mức phạt 7-15 triệu đồng áp dụng với nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh người tham gia tố tụng khi không được sự đồng ý của họ; bỏ quy định phạt 15-30 triệu đồng nếu những ghi âm, ghi hình này được phát trực tiếp trên không gian mạng.
Pháp lệnh cũng bỏ quy định phạt tiền 15-30 triệu đồng đối với nhà báo, luật sư, trợ giúp viên pháp lý đưa tin sai sự thật nhằm cản trở hoạt động tố tụng của tòa án; phạt tiền 30-40 triệu đồng đối với nhà báo, luật sư, trợ giúp viên pháp lý đưa tin sai sự thật làm trì hoãn, kéo dài thời gian tiến hành hoạt động tố tụng của tòa án như dự thảo trước đó.
Video đang HOT
Thay vào đó, điều 23 Pháp lệnh quy định mức phạt 7-15 triệu đồng khi ghi âm lời nói, hình ảnh của HĐXX mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Pháp lệnh cũng quy định: Nhà báo không thực hiện yêu cầu của tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí, cũng bị phạt từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.
Nội dung này đã có sự điều chỉnh so với dự thảo 5 trước đó. Cụ thể, dự thảo 5 quy định “Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Báo cáo thẩm tra trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng về nội quy phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều quy định “nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”.
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định chung: “Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa” .
Vì vậy, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để bảo đảm quy định thống nhất giữa Pháp lệnh với các luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, điều 23 của dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý như trên.
Nói thêm về việc này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, ở Pháp lệnh đã thông qua, đối tượng của quy định cũng thay đổi, thay vì là nhà báo, luật sư, trợ giúp viên pháp lý thì nay mọi người vi phạm về quy định ghi âm, ghi hình đều bị xử lý để đảm bảo công bằng, tính tôn nghiêm của phiên tòa.
Học viên tập lái xe gây tai nạn chết người, ai chịu trách nhiệm?
Sự việc hai học viên nữ chạy xe tập lái ở khu dân cư thuộc xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định gây tai nạn khiến bé gái 3 tuổi thiệt mạng đang được dư luận quan tâm.
Nhiều người thắc mắc, ai sẽ chịu trách nhiệm trong vụ việc này?
Cần xác định ai có lỗi gây tai nạn
Theo luật sư Trần Bá Học (Đoàn luật sư TP.HCM), trong trường hợp trên, cần xác định lỗi chính dẫn đến tai nạn chết người.
Nếu học viên có lỗi dẫn đến gây tai nạn thì cần xem xét học viên tự lái xe hay được giáo viên giao xe. Nếu học viên tự lái xe gây tai nạn chết người thì học viên có thể bị xử lý về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điều 260 Bộ luật hình sự.
Trong trường hợp giáo viên dạy lái xe cho phép học viên tự lái xe hoặc giáo viên ngồi trực tiếp hướng dẫn mà gây tai nạn chết người thì giáo viên có thể bị xử lý về hành vi vô ý làm chết người do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo điều 129 Bộ luật hình sự.
Vì vậy, trong trường hợp trên cần xác định rõ thời điểm thầy đang ngồi uống nước, học viên tự ý lấy xe để tập hay có sự cho phép của thầy. Điều này nhằm làm rõ hành vi vi phạm ai phải là người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm về loại tội danh nào tương ứng.
Ba bên cùng có trách nhiệm
Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), trong trường hợp này, cơ quan chức năng cần xác minh để làm rõ trách nhiệm của 3 bên, cụ thể là trung tâm dạy lái xe, thầy giáo dạy lái xe và học viên học lái.
Theo quy định tại khoản 1, điều 58, Luật giao thông đường bộ năm 2008, người tập lái ôtô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
Trong vụ việc trên, nếu giáo viên không bảo trợ tay lái mà giao xe cho học viên là đã giao xe cho người không đủ điều kiện lái xe, cả thầy giáo và học viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ.
Về dân sự, bên có lỗi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định tại điều 591 Bộ luật dân sự 2015. Do người gây ra tai nạn là học viên của trung tâm sát hạch lái xe, nên căn cứ theo quy định tại điều 600 Bộ luật dân sự 2015, trung tâm sát hạch lái xe phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình cháu bé.
Theo nội dung vụ việc, vào khoảng 17h ngày 11-8, tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định xảy ra vụ tai nạn giao thông từ ôtô con do học viên tập lái cầm lái khiến bé gái 3 tuổi thiệt mạng.
Xe gây tai nạn là xe dành cho học viên tập lái của Trường trung cấp Đại Lâm (địa chỉ tại phường Lộc Hạ, TP Nam Định). Thời điểm xảy ra tai nạn, thầy giáo dạy lái không ở trong xe mà ra ngoài ngồi uống nước, trong xe chỉ có 2 học viên nữ.
Hiện cơ quan công an đang củng cố hồ sơ, xem xét trách nhiệm của các bên để xử lý theo quy định.
Luật sư bị chém nguy kịch ở TP.HCM: Đã bắt được nghi phạm, do tư thù cá nhân? Nạn nhân từng là cán bộ Công an Tiền Giang, sau khi xuất ngũ hành nghề luật sư. Đại diện Đoàn Luật sư TP HCM cho biết nạn nhân thuộc đơn vị này, song chưa gặp được gia đình để có thêm thông tin. Tối qua (31/7), Chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM Nguyễn Văn Trung cho biết, đã nhận được thông tin...