Bộ kết luận vụ 3 nhà mạng ‘bắt tay’ tăng cước 3G
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã chính thức công bố kết quả xác minh các dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh của 3 doanh nghiệp viễn thông trong đợt điều chỉnh cước dịch vụ dữ liệu 3G từ ngày 16/10/2013. Cục kết luận: Chưa phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường của sự câu kết, bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, MobiFone và Vinaphone.
3G tăng giá, nhà mạng lừa dối, khách hàng tẩy chay DN viễn thông lãi chục nghìn tỷ vẫn tăng 3G,”luộc” tiền khách Phó Thủ tướng yêu cầu giám sát điều chỉnh cước 3G Giá cước 3G tăng 300%, nhà mạng thu trăm tỷ
Theo đó, kết quả xác minh quá trình điều chỉnh giá cước dịch vụ dữ liệu 3G của 3 doanh nghiệp gồm: Công ty Di động VNS (MobiFone), Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty dịch vụ viễn thông (Vinaphone) cho thấy:
Đợt điều chỉnh giá từ ngày 16/10/2013 của Viettel, MobiFone và Vinaphone là thực hiện theo chủ trương, định hướng điều chỉnh giá cước viễn thông theo Quyết định số 32/2012/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.
Trong quá trình thực hiện điều chỉnh giá, từng doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký giá cước riêng. Thời điểm nộp hồ sơ và thời điểm đề nghị áp dụng giá cước mới của từng doanh nghiệp trong hồ sơ đăng giá cước là có sự khác biệt.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, chưa phát hiện các dấu hiệu bất thường của sự bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, MobiFone và Vinaphone khi tăng giá cước 3G.
Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản chấp thuận phương án điều chỉnh giá cước dữ liệu 3G của 3 doanh nghiệp vào cùng ngày 4/10/2013, từng doanh nghiệp đã ban hành quyết định điều chỉnh giá cước ở các thời điểm khác nhau.
Video đang HOT
Phương án điều chỉnh giá các gói cước (tăng, giảm hoặc giữ nguyên), phương án cung cấp các gói cước (ngừng cung cấp một số gói cước hoặc đưa ra các gói cước mới) của 3 doanh nghiệp liệu quan cũng có nhiều điểm khác biệt.
Về việc 3 doanh nghiệp điều chỉnh một số gói cước với cùng mức tăng theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) các gói cước được điều chỉnh giống nhau đều là gói cước thông dụng và phương pháp điều chỉnh giá cước đã được cục Viễn thông phê duyệt.
Cục Quản lý cạnh tranh kết luận: Chưa phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường của sự câu kết, bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, Mobifone và Vinaphone trong đợt điều chỉnh giá cước từ ngày 16/10/2013.
Tự ý cài ứng dụng ‘luộc’ tiền khách hàng
Trong thời gian Cục Quản lý cạnh tranh của Bộ Công thương điều tra có hay không việc Viettel, MobiFone, Vinaphone “bắt tay” tăng cước 3G, người dùng tá hỏa khi gói cước 3G trả trước của cả 3 nhà mạng có mức tăng lên đến hơn 300%, và mất trăm tỷ cho những ứng dụng mà nhà mạng tự ý cài đặt.
Cụ thể, gói cước EZ0 của Vinaphone thay đổi từ mức 60 đồng/MB lên đến 200 đồng/MB, tăng 333,3% so với cước cũ; gói cước FC0 của MobiFone, Laptop Easy của Viettel cũng có mức tăng tương tự từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB.
Trước đây mỗi thuê bao chỉ phải tốn trung bình 60.000 đồng/tháng cho loại dịch vụ 3G này thì giờ đây họ phải tốn ít nhất 200.000 đồng/tháng.
Với đại đa số thuê bao trong khoảng 3,4 triệu thuê bao 3G phát sinh lưu lượng, sử dụng dịch vụ 3G trên máy tính bảng, USB 3G đều không đăng ký dịch vụ trọn gói, sau khi mức cước tăng nhảy vọt, nhà mạng đã kiếm thêm 500-600 tỷ đồng/tháng.
Đặc biệt, các nhà mạng tích hợp ứng dụng trên sim cho phép tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí được đưa ra.
Tại Vinaphone, chỉ tính trong một năm (từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) đã đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng từ ứng dụng IOD; tại MobiFone đạt hơn 150 tỷ đồng từ ứng dụng SuperSim và LiveInfo.
Ở Viettel, tình trạng này cũng tương tự khi nhà mạng cài sẵn phần mềm Viettel Plus do nhà mạng cài đặt sẵn trên sim điện thoại, bán cho người sử dụng có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí.
Ngoài ra, các nhà mạng đã thu tiền cước sử dụng các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ với tổng sổ tiền gần 693 triệu đồng tại Vinaphone.
MobiFone cũng móc túi của người dùng gần 817 triệu đồng nhưng đến nay còn hơn 227 triệu đồng không thể hoàn lại vì khách hàng đã rời mạng.
Viettel cũng trong tình trạng thu cước người sử dụng đối với các tin nhắn này, tiếp tục gửi quảng cáo cho người sử dụng mặc dù chủ thuê bao đã nhắn tin từ chối nhận tin nhắn quảng cáo.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2014 của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 13/12, Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiếp tục đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh thêm giá cước theo cơ chế thị trường, giá cước được thiết lập trên cơ sở giá thành, cung cầu thị trường và mặt bằng giá chung của khu vực.
Hiện nay, 3 doanh nghiệp viễn thông trên chiếm 95% thị phần viễn thông tại Việt Nam. Sau khi đồng loạt tăng cước, dư luận đều cho rằng, cả 3 doanh nghiệp đã bắt tay ép giá người tiêu dùng.
Theo BaoDaiViet
Sẽ xử lý vụ tăng cước 3G trong tháng 1-2014
Cục Quản lý cạnh tranh đang thu thập thông tin và yêu cầu ba doanh nghiệp chiếm 97% thị phần viễn thông cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến vụ tăng cước 3G và sẽ có phương án xử lý cụ thể vào đầu tháng 1 năm 2014.
Người dùng điện thoại di động đang chịu ảnh hưởng từ cước 3G tăng cao. ảnh: Vân Oanh.
Thông tin trên được ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT - Bộ Công Thương) cho biết bên lề hội thảo về hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong năm 2013 được tổ chức tại TPHCM vào cuối tuần. Theo ông Nam, những thông tin cơ bản về việc xử lý vụ tăng cước 3G sẽ được đại diện Bộ Công Thương trả lời vào cuộc họp giao ban thường kỳ với báo chí tháng 12.
Sau đó, Cục QLCT sẽ tổ chức họp báo để thông tin về việc xử lý các doanh nghiệp tăng cước 3G. "Chúng tôi không thể tiết lộ thông tin cụ thể sẽ xử lý như thế nào, tuy nhiên, định hướng của Bộ Công Thương sẽ giải quyết theo đúng pháp luật canh tranh đã quy định", ông Nam nói.
Ngày 16-10, ba doanh nghiệp trong ngành viễn thông là là Viettel, Vinaphone, Mobifone đồng loạt tăng cước 3G vào cùng một thời điểm đã gây bức xúc cho nhiều thuê bao sử dụng dịch vụ. Nhóm ba doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh trên thị trường cùng thực hiện điều chỉnh giá cước dịch vụ 3G, trong đó cá biệt có gói cước tăng lên đến 40%, giá cước tính theo dung lượng truy cập tăng tới 233%. Theo các doanh nghiệp, đợt tăng giá ngày 16-10 vừa qua, nhằm đưa giá cước tiếp cận với giá thành dịch vụ.
Theo Thesaigontimes
Dùng 3G, quan trọng là chọn gói cước Sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận, các nhà mạng viễn thông Vinaphone, MobiFone và Viettel đã chính thức điều chỉnh giá cước 3G từ ngày 16.10 vừa qua. "Đây là mức tăng hợp lý và cũng không nằm ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu của những người cần dùng 3G. Bởi trước khi tăng, giá...